Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 56: Lập dàn ý bài văn thuyết minh

GV: Hướng dẫn học sinh tham khảo gợi ý SGK.

VD: Em hãy lập dàn ý bài thuyết minh của mình về một công việc mà em yêu thích.

- Nêu sở thích của cá nhân.

- Vì sao lại thích?

- Để thực hiện được sở thích đó em đã làm những gì?.

GV: Trình bày một dàn ý bài thuyết minh cần phải như thế nào?

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5294 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 56: Lập dàn ý bài văn thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/12/2012
Tiết : 56
Bài dạy: Làm văn LẬP DÀN í BÀI VĂN THUYẾT MINH
I. MỤC TIấU
	Sau bài học này, học sinh cần:
- Kiến thức: Lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh cú đề tài gần gũi, quen thuộc.
- Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đó học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý để lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh cú đề tài gần gũi, quen thuộc.
- Thỏi độ: Cú ý thức thuyết minh về một nhõn vật, một đồ vật quen thuộc trong cuộc sống và học tập.
II. CHUẨN BỊ
- Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
 - Trũ: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức (1 phỳt): Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ (4 phỳt): Thế nào là kết cấu của văn bản thuyết minh? Nờu cỏc hỡnh thức kết cấu của văn bản thuyết minh? Cho vớ dụ minh họa?
TIEÁN TRèNH TIEÁT DAẽY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về dàn ý bài văn thuyết minh.
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK và trả lời các câu hỏi để tìm ra dàn ý bài văn thuyết minh.
HS: Đọc SGK, thảo luận trả lời.
I. Dàn ý bài văn thuyết minh
 Dàn ý bài văn thuyết minh là cỏch trỡnh bày theo trật tự nhất định: Theo thời gian, địa điểm; nhận thức riêng của cá nhân, của đối tượng người nghe được nói tới.
20
Hoạt động 2: Tìm hiểu các lập dàn ý bài văn thuyết minh.
GV: Hướng dẫn học sinh tham khảo gợi ý SGK.
VD: Em hãy lập dàn ý bài thuyết minh của mình về một công việc mà em yêu thích.
- Nêu sở thích của cá nhân.
- Vì sao lại thích?
- Để thực hiện được sở thích đó em đã làm những gì?..
GV: Trình bày một dàn ý bài thuyết minh cần phải như thế nào?
GV: Lập dàn ý thường có mấy bước? Mở bài ta thực hiện công việc nào?
GV:Thân bài nhiệm vụ cần phải thực hiện là gì?
GV: Tìm ý, chọn ý phải như thế nào?
GV:Thế nào là “Sắp xếp ý”?
GV: Kết bài của một bài thuyết minh thường phải thực hiện các bước như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm để xây dựng dàn ý của một bài văn thuyết minh.
HS: Thảo luận, trả lời.
HS: Thảo luận, phát biểu: Thường có ba bước.
HS: Thảo luận, trả lời.
HS: Thảo luận, trả lời.
HS: Thảo luận, trả lời.
II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh
1.Xác định đề tài
- Đề tài viết về vấn đề gì?
- Đề tài đó như thế nào?
- Tác dụng ra sao đối với mỗi cá nhân...
2. Lập dàn ý
Thường gồm 3 phần:
a) Mở bài:
- Nêu được đề tài bài viết (giới thiệu về danh nhân nào, tác giả, hoặc nhà khoa học nào…)
- Cho người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm (thuyết minh chứ không phải miêu tả, tự sự, biểu cảm hay nghị luận).
- Thu hút sự chú ý của người đọc đối với đề tài (thấy được đó là một danh nhân, một tác giả, một nhà khoa học,.. rất cần được tìm hiểu, rất cần biết rõ).
b) Thân bài:
- Tìm ý, chọn ý: Cần cung cấp cho người đọc những tri thức nào? Những tri thức ấy có chuẩn xác, khoa học và đủ để giới thiệu rõ danh nhân hay tác giả, nhà khoa học,.. được giới thiệu không?
- Sắp xếp ý: Cần bố trí các ý đã tìm được theo hệ thống nào để có thể giới thiệu được rành mạch và trôi chảy.
c) Kết bài:
- Trở lại được đề tài của bài thuyết minh.
- Lưu lại những suy nghú và cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả.
10
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
GV: Cho bài tập để học sinh luyện tập trên lớp.
Bài tập: Em hãy lập dàn ý bài thuyết minh của mình về một công việc mà em yêu thích.
HS: Làm bài tập theo gợi ý của giáo viên.
III. Luyện tập
- Mở bài:
+ Cách thưa gửi đối với người đọc người nghe.
+ Công việc mà em yêu thích đó là việc nấu ăn.
- Thân bài:
+ Công việc đem đến cho em thú vui là làm cho mọi người được thưởng thức hương vị đậm đà của các món ăn ngon.
+ Em thích thú với việc nấu nướng, vì mỗi bữa ăn là một tiếng cười vui, tràn đầy sức sống, được gần gũi gia đình đầm ấm.
+ Được đem đến cho cho mọi người tiếng cười chính là niềm vui trong cuộc sống của em...
- Kết bài:
+ Khẳng định niềm vui ý thích của riêng cá nhân.
+ Sự thuyết phục em bằng niềm vui đó chính là tình cảm với gia đình, người thân, bè bạn,...
+ Cảm ơn sự lắng nghe của khán giả, bạn đọc...
- Củng cố, dặn dũ (1 phỳt): Nắm được cỏch lập dàn ý một bài văn thuyết minh theo đề tài cho trước.
- Bài tập về nhà: Làm cỏc bài tập trong phần luyện tập. Đọc và soạn bài Phỳ sụng Bạch Đằng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTIẾT 56.doc