Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 47-48

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nắm được tư tưởng-chủ đề và nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu trong từng bài thơ và qua ba bài thơ nổi tiếng, hiểu thêm sự độc đáo của thơ Đường.

2. Kỹ năng: Trau dồi thêm kĩ năng tự đọc - hiểu giá trị tác phẩm thơ trữ tình Đường luật.

3.Thái độ: Bồi dưỡng những giá trị nhân văn cao cả và năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc tài liệu, soạn giảng, bảng phụ.

- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Kết hợp đọc diễn cảm, đàm thoại, thảo luận nhóm.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. (1)

2. Kiểm tra bài cũ (5)

-Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và nêu tư tưởng chủ đề bài thơ CẢM XÚC MÙA THU của Đỗ Phủ?

-Yêu cầu trả lời: Đọc thuộc lòng chính xác bài thơ và trả lời được tư tưởng chủ đề: nỗi niềm yêu nước thầm kín của Đỗ phủ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3302 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 47-48, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Tiết: 47
Bài: CẢM XÚC MÙA THU
(Đọc văn) (Thu hứng) Đỗ Phủ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung súc tích của Đường thi qua tác phẩm của Đỗ Phủ
- Bức tranh mùa thu hiu hắt cũng là bức tranh tâm trạng buồn lo chứa chan cảm xúc của nhà thơ Đỗ Phủ trong cảnh loạn li; từ các mối quan hệ trong bài có thể thấy thu cảnh cũng chính là thu tâm.
2. Kỹ năng:
-Tích hợp với các bài thơ đã học của Đỗ Phủ ở THCS (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá), với ba bài tự học ở lớp 10 THPT (Hoàng Hạc lâu, Khuê oán , Điểu minh giản ).
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu và phân tích thơ Đường của Đỗ Phủ.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên phong cảnh quê hương đất nước, hứng thú tham quan du lịch, lòng yêu thích thơ Đường nói riêng, yêu văn học nói chung.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có).
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm…
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp:- Ổn định trật tự, điểm danh học sinh và chuẩn bị kiểm tra bài cũ. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Câu hỏi kiểm tra: Đọc thuộc lòng và trình bày vắn tắt cảm nhận của em về nét độc đáo của bài thơ HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG của Lí Bạch?
- Dự kiến, gợi ý trả lời: Hs đọc thuộc bài thơ, trình bày được đặc sắc tả cảnh ngụ tình của bài thơ...
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài ( 1’): Nếu nhà thơ Lí Bạch (đời Đường) thiên về những vần thơ lãng mạn bay bổng với những cảnh sắc lung linh mờ ảo… thì Đỗ Phủ lại mang duyên nợ với những dòng thơ hiện thực gắn liền với cuộc sống đời thường của những con người thuộc tầng lớp dưới của XH. Tiếng thơ của ông mang âm hưởng của nỗi buồn ai oán, triền miên về những cảnh đời đau khổ, bất hạnh, những bất công ngang trái trong XH mà chính ông cũng đã nếm trải trong cuộc đời của mình. Bài thơ “Thu hứng” – Cảm xúc mùa thu – đã thể hiện một cách sâu lắng nỗi nhớ quê hương cùng cuộc sống cô đơn của con người xa xứ.	 
-Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG
5’
 HĐ 1: hướng dẫn HS tìm hiểuchung. 
-Cuộc đời và sự nghiệp văn chương Đỗ Phủ có gì đáng lưu ý?
-Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa gì cho sự tiếp nhận văn bản?
*GV giảng: Tâm trạng li quê vào những năm cuối đời đói khổ, bệnh tật đã khơi dòng cho chùm thơ mùa thu của tác giả mà đây là bài thơ đầu tiên.
Tìm hiểuchung
 HS đọc tiểu dẫn trong SGK và trình bày.
-Đỗ Phủ (712-770) tự là Tử Mĩ.
-Sự nghiệp thơ ca đồ sộ:
 +Có khoảng 1500 bài thơ.
 +Nội dung tư tưởng sâu sắc.
 +Giọng thơ trầm uất nghẹn ngào, đặc sắc nhất là ở thể luật thi.
- Hs trả lời dựa vào SGK.
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả:
- Đỗ Phủ (712-770) tự là Tử Mĩ - nhà thơ hiện thực vĩ đại.
-Cả cuộc đời nghèo khổ, lưu lạc, chí lớn phò vua giúp nước nhưng không thành.
-Sự nghiệp thơ ca đồ sộ:
 +Có khoảng 1500 bài thơ.
 +Nội dung: bức tranh hiện thực lịch sử sinh động và chân xác; là niềm đồng cảm vô hạn với nhân dân trong khổ nạn; là tấm lòng yêu nước và tâm hồn nhân đạo chứa chan …
 +Giọng thơ trầm uất nghẹn ngào, đặc sắc nhất là ở thể luật thi.
à Thi sử à Thi Thánh.
2.Tác phẩm:
-Hoàn cảnh ra đời: Thời kì lưu lạc đến Quỳ Châu (đất Ba Thục)-nơi có núi non hùng vĩ, xa quê mấy nghìn dặm.
-Thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú.
-Kết cấu: có thể chia hai phần :
 +Bốn câu đầu: Cảnh thu ở Quỳ Châu.
 +Bốn câu cuối: Nỗi niềm nhà thơ.
30’
HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.
 - Cảnh mùa thu ở Quỳ Châu hiện ra trước mắt người đọc thế nào?
-Cảnh vật ấy biểu hiện tình cảm con người thế nào?
- Trước cảnh vật diễn ra trước mắt, tâm trạng nhà thơ thế nào? Chi tiết nào tập trung biểu hiện cảm động nhất nỗi niềm tác giả?
-Bức tranh cuộc sống rộn ràng nơi thành Bạch Đế xa xăm chuẩn bị đông đến gợi trong lòng nhà thơ nỗi niềm gì? Theo em hai câu cuối có phù hợp mạch cảm xúc của bài thơ không? Tại sao?
Đọc hiểu văn bản.
-HS thảo luận, xây dựng bài. Hs lưu ý bốn hình ảnh trong bốn câu thơ. Đó là cảnh vật nơi non xa, rừng thẳm chốn biên viễn. Chú ý các từ ngữ : điêu thương, tiêu sâm …
 -HS chú ý cách tả cảnh ngụ tình. Tuy nhiên ở bốn câu đầu, tình thấp thoáng trong cảnh.
- HS theo dõi, thảo luận xây dựng bài.
 +Nhóm 1 trình bày.
 + Nhóm 2 trình bày.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1.Cảnh thu ở Quỳ Châu:
-Cảnh thiên nhiên dữ dội, bí hiểm, thâm u
 +Sương rơi lác đác trên rừng phong.
 +Núi cao, mịt mờ trong sương khói.
 +Sóng Trường giang vọt tới lưng trời.
 +Những đám mây đùn nơi cửa ải xa.
 Cảnh vật hùng vĩ nhưng cũng dữ dội khác thường.
-Nguyên tác càng giàu sức gợi :
 +Từ ngữ: điêu thương, tiêu sâm … vừa có sức gợi hình, vừa có sức gợi cảm, làm thấp thoáng nỗi niềm âu lo của con người.
 +Giọng thơ mạnh mẽ, gân guốc góp phần tăng thêm vẻ dữ dội, uy hiếp.
 2. Nỗi niềm nhà thơ:
-Nỗi xót đau khi đối cảnh:
 +Phép đối ngẫu đầy ngụ ý: Khắc sâu nỗi niềm day dứt.
 +Hoa cúc, con thuyền có ý nghĩa liên tưởng hoán dụ, ẩn dụ tượng trưng sâu sắc, hàm chỉ cuộc đời trôi nổi và đầy thương nhớ của người li hương.
 +Từ ngữ đa nghĩa: cúc tuôn lệ, con thuyền đơn độc, lẻ loi càng gợi niềm nhớ nơi vườn cũ.
 +Lời thơ ngậm ngùi, chua xót, trầm uất.
-Niềm luyến nhớ quê nhà khi nhìn cuộc sống con người nơi đất khách :
 +Cuộc sống rộn ràng.
 +Không gian u uẩn.
 Tất cả càng gợi niềm tha thiết quê hương. Mạch thơ tưởng rời rạc nhưng vẫn thông nhất trong tư tưởng và cảm xúc.
1’
 HĐ3: Hướng dẫn hs tổng kết bài học.--Thu hứng có vị trí, ý nghĩa thế nào trong thơ ca Đỗ Phủ và thơ Đường?
Tổng kết bài. 
-HS tự kết luận trên cơ sở gợi ý
III. TỔNG KẾT:
Thu hứng là bài thơ thấm thía của Đỗ Phủ và của thơ Đường, thể hiện nét riêng của phong cách thơ Đỗ Phủ: chân thực, trầm uất, sâu xa; cảnh hòa với tình, tình thấm trong cảnh. Mang ýÙ nghĩa nhân văn sâu sắc.
1’
H Đ 4: Hướng dẫn HS củng cố: Nắm vững đặc điểm cuộc đời nhà thơ, đối chiếu để cảm nhận bức tranh mùa thu và tâm trạng tác giả qua bài thơ.
Củng cố bài.
4. Dặn dò ( 1’): -Học thuộc lòng và nắm vững nhhững giá trị cơ bản của bài thơ Thu hứng.
 -Chuẩn bị cho tiết đọc thêm ba bài thơ Đường trong SGK.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:	
Tiết: 48
Bài:
(Đọc thêm) 	LẦU HOÀNG HẠC (Thôi Hiệu)
NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ (Vương Xương Linh)
KHE CHIM KÊU (Vương Duy)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nắm được tư tưởng-chủ đề và nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu trong từng bài thơ và qua ba bài thơ nổi tiếng, hiểu thêm sự độc đáo của thơ Đường.
2. Kỹ năng: Trau dồi thêm kĩ năng tự đọc - hiểu giá trị tác phẩm thơ trữ tình Đường luật.
3.Thái độ: Bồi dưỡng những giá trị nhân văn cao cả và năng lực cảm thụ thẩm mĩ cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc tài liệu, soạn giảng, bảng phụ.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Kết hợp đọc diễn cảm, đàm thoại, thảo luận nhóm.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	(1’)	
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
-Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và nêu tư tưởng chủ đề bài thơ CẢM XÚC MÙA THU của Đỗ Phủ?
-Yêu cầu trả lời: Đọc thuộc lòng chính xác bài thơ và trả lời được tư tưởng chủ đề: nỗi niềm yêu nước thầm kín của Đỗ phủ.
3. Giảng bài mới: 	
-Giới thiệu bài(1’): Với trên 1.000 nhà thơ với khoảng 49.000 bài thơ, thơ Đường trở thành một hiện tượng đặc biệt độc đáo trong thơ ca nhân loại. Điều đáng nói là với bút pháp nghệ thuật độc đáo: ngôn ngữ điêu luyện, hàm súc, khả năng gợi phong phú …, thơ Đường có khả năng miêu tả tinh tế và sâu sắc nhiều biểu hiện khác nhau của cuộc sống. Ba bài thơ là ba đóa hoa tuyệt đẹp trong vườn hoa thơ Đường.
- Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
 15’
HĐ1: GV định hướng đọc thêm bài LẦU HOÀNG HẠC
-Vắn tắt nét chính về nhà thơ Thôi Hiệu?
GV đọc diễn cảm bài thơ, thuyết giảng gọn về lầu Hoàng Hạc và hướng dẫn tìm hiểu nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
-Ý tưởng bao trùm bài thơ?
-Nét độc đáo về nghệ thuật?
*GV liên hệ bài thơ Tràng giang của Huy Cận.
Đọc thêm bài LẦU HOÀNG HẠC
-HS đọc Tiểu dẫn, phát biểu xây dựïng bài.
HS đọc diễn cảm lại bài thơ, cả lớp theo dõi.
HS thảo luận nhóm, phát hiện ý nghĩa từ “sầu” ở cuối bài thơ.
 - Nội dung: Viết về lầu Hoàng Hạc, Thôi Hiệu đã dựng nên một “Hoàng Hạc lâu” trong tâm tưởng, để thể hiện nỗi lòng nhớ quê, thương đời sâu lắng.
A. LẦU HOÀNG HẠC (Hoàng hạc lâu):
I.TÌM HIỂU CHUNG:
-Tác giả: Thôi Hiệu (704-754)- nhà thơ Đường nổi tiếng, cùng thời Lí Bạch.
-Dịch giả: đông đảo, nhưng hai bản dịch của Tản Đà và Khương Hữu Dụng được xem là hai bản dịch hay nhất.
II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
- Lầu Hoàng Hạc: 
+ Một di tích lịch sử
+ Một danh lam thắng cảnh
+ Một nguồn cảm hứng thơ
- Nội dung: Viết về lầu Hoàng Hạc, Thôi Hiệu đã dựng nên một “Hoàng Hạc lâu” trong tâm tưởng, để thể hiện nỗi lòng nhớ quê, thương đời sâu lắng.
- Nghệ thuật:
+ Có sự độc đáo về âm điệu.
+ Từ ngữ độc đáo: từ “sầu” cuối bài thơ là sự kết đọng tình cảm của lữ khách: nỗi hoài cổ, thương kim và tư hương da diết.
 10’
HĐ 2: Gv định hướng đọc thêm bài NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ.
- Vắn tắt nét chính về nhà thơ Vương Xương Linh?
- Nội dung tư tưởng bài thơ?
- Đặc sắc nghệ thuật?
GV liên hệ với Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn.
.
Đọc thêm bài NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ.
-HS đọc Tiểu dẫn, chốt ý.
-HS trả lời:
+ Nội dung: Bài thơ thể hiện cảm động nỗi sầu li biệt hận của người phụ nữ khuê các có chồng đang chinh chiến nơi biên ải xa xôi. Qua đó, bày tỏ thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa của con người thời Đường.
+ Chú ý hình ảnh người thiếu phụ điểm trang xinh đẹp lên lầu thưởng xuân.
B.NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ (Khuê oán):
I TÌM HIỂU CHUNG:
 Vương Xương Linh (698?- 757)- nhà thơ nổi tiếng thời thịnh Đường, có phong cách thơ trong trẻo, tinh tế, thanh tân rất được người đời hâm mộ.
II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
- Đề tài biên tái- chiến tranh biên giới.
- Nội dung: Bài thơ thể hiện cảm động nỗi sầu li biệt hận của người phụ nữ khuê các có chồng đang chinh chiến nơi biên ải xa xôi. Qua đó, bày tỏ thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa của con người thời Đường.
- Nghệ thuật: 
+ Cấu tứ hấp dẫn, thể hiện sâu sắc quá trình chuyển biến tâm trạng nhân vật từ vô tư sang hối tiếc và hối hận.
+ Hình ảnh tượng trưng, giàu giá trị thẩm mĩ.
 10’
HĐ 3: GV định hướng đọc thêm bài KHE CHIM KÊU.
-Đôi nét về tác giả?
-GV đọc diễn cảm bài thơ, định hướng tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật.
*GV liên hệ bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch và bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
Đọc thêm bài KHE CHIM KÊU.
-HS đọc phần Tiểu dẫn, phát biểu xây dựng bài.
HS thảo luận theo nhóm. Chú ý hình ảnh: tiếng chim kêu trong khe núi, hoa quế rụng, triết lí đạo phật.
- Nghệ thuật lấy động nói tĩnh, trong thơ có hoạ.
C. KHE CHIM KÊU (Điểu minh giản).
I.TÌM HIỂU CHUNG:
- Vương Duy (701- 761), tuy suốt đời làm quan nhưng sống như một ẩn sĩ.
- Là đại diện xuất sắc cho phái thơ sơn thủy điền viên trong lịch sử thơ Đường. 
- Thơ Vương Duy trang nhã, bình đạm, trong thơ có họa.
II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
- Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Nội dung: Tả cảnh đêm trăng xuân trong khe núi, thể hiện vẻ đẹp bình yên của tâm hồn trong khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng.
- Nghệ thuật: Tả động để gợi tĩnh, bức tranh phong cảnh được thể hiện bằng âm thanh độc đáo.
 1’
HĐ 4: GV hướng dẫn tổng kết bài.
- Khái quát giá trị ba tác phẩm?
Tổng kết bài.
-HS kết luận, nhận xét chung.
D.TỔNG KẾT :
- Ba bài thơ thể hiện tập trung những đề tài phong phú của thơ Đường.
- Hình thức thơ hàm súc, ngôn ngữ cô đọng mà thanh nhã.
 1’
HĐ 5: Củng cố bài. Chú ý những giá trị tư tưởng, nghệ thuật cơ bản của ba bài thơ
Củng cố bài.
4. Dặn dò: -Đọc thuộc lòng các bài thơ, nắm vững những giá trịcủa các tác phẩm.
 -Chuẩn bị bài KIỂM TRA HỌC KÌ I ( 1’)
 IV. RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTIET47-48.doc
Giáo án liên quan