Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 43: Vận nước

- HS trình bày vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp của Thiền sư Đỗ Pháp Thuận, hoàn cảnh ra đời của bài thơ Vận nước (Quốc tộ).

 

+ Ý nghĩa của hình ảnh so sánh: sự thịnh vượng, vận may, niềm tin của nhà thơ vào vận nước.

+ Giải thích theo nghĩa từ nguyên và theo các cách hiểu khác rộng hơn: không làm gì, sống thuận theo tự nhiên, bậc thánh nhân mà có đức thịnh thì tự khắc sẽ cảm hóa được dân, không cần phải làm gì (Nho giáo) truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4373 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 43: Vận nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:
Tiết: 43
Bài dạy: VẬN NƯỚC (Đỗ Pháp Thuận)
 CÁO BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI (Mãn Giác Thiền sư)
 HỨNG TRỞ VỀ (Nguyễn Trung Ngạn)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Hiểu được ý thức trách nhiệm, niềm lạc quan vào tương lai đất nước, khát vọng và lòng yêu chuộng hòa bình của con người thời đại và của dân tộc Việt Nam. Hình tượng nghệ thuật giàu tính triết lí qua bài Vận nước.
- Hiểu được quan niệm nhân sinh lạc quan tích cực trong sự ngộ đạo theo tư tưởng Phật giáo: nuối tiếc thời gian trôi qua, con người với lòng yêu đời, có cái nhìn lạc quan trước cuộc sống qua bài Cáo bệnh, bảo mọi người.
- Hiểu được lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của tác giả thể hiện qua nỗi nhớ quê hương, tình cảm gắn bó thiết tha với cuộc sống bình dị nơi quê nhà qua bài Hứng trở về.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng tự đọc hiểu và thảo luận để phân tích tác phẩm văn học.
- Biết vận dụng tri thức bài học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong đời sống cá nhân và xã hội.
- Biết vận dụng đặc trưng các thể loại văn học Việt Nam trung đại để phân tích tác phẩm cụ thể và phân biệt sơ bộ thể loại khi được tiếp cận trong học tập và trong cuộc sống.
3. Thái độ
 - GD HS có thái độ trân trọng, yêu quý, lòng tự hào đối với những thành tựu, những tinh hoa văn học Việt Nam trung đại, những di sản văn hóa tinh thần phát huy bản sắc dân tộc đậm đà và thể hiện sự tiếp thu có sáng tạo tích cực từ những ảnh hưởng trong quá trình giao lưu văn học với các nước trong khu vực. 
- Hướng HS biết tự bồi dưỡng tình cảm cộng đồng, tình yêu nước thương nòi, tình người nhân bản tốt đẹp, thái độ trân trọng đối với những bậc hiền tài, những nhà văn, nhà thơ có nhiều đóng góp lớn đối với sự phát triển của văn học nước nhà.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có).
- Phươngpháp: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm…
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp (1’): Điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ. 
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
-Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và nêu tư tưởng chủ đề bài thơ ĐỘC TIỂU THANH KÍ của Nguyễn Du?
 -Yêu cầu trả lời: +Đọc thuộc lòng chính xác bài thơ .ø 
 +Tư tưởng chủ đề: lòng thương xót của Nguyễn Du đối với Tiểu Thanh nói riêng, người phụ nữ nói chung.
3. Giảng bài mới	
-Giới thiệu bài ( 1’): Với bút pháp nghệ thuật độc đáo: ngôn ngữ điêu luyện, hàm súc, khả năng gợi phong phú …, thơ văn trung đại có khả năng miêu tả tinh tế và sâu sắc nhiều biểu hiện khác nhau của cuộc sống. Ba bài thơ sau một phần thể hiện điều đó.
-Tiến trình bài dạy:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG 
10’
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ Vận nước của Đỗ Pháp Thuận.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
+ Hãy trình bày vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp của Thiền sư Đỗ Pháp Thuận, hoàn cảnh ra đời của bài thơ Vận nước (Quốc tộ).
+ Nghệ thuật so sánh trong câu “Quốc tộ như đằng lạc” (Vận nước như mây quấn) nhằm diễn tả điều gì?
+ Nên hiểu khái niệm “vô vi” như thế nào? Câu thơ cuối bàn về vấn đề gì? Thể hiện truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt Nam?
+ Tâm trạng nhà thơ được thể hiện như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa của bài thơ.
(à Vì thế, có thể xem bài thơ là một bản tuyên ngôn về hòa bình hàm súc đầu tiên của dân tộc)
Tìm hiểu bài thơ Vận nước của Đỗ Pháp Thuận.
- HS trình bày vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp của Thiền sư Đỗ Pháp Thuận, hoàn cảnh ra đời của bài thơ Vận nước (Quốc tộ).
+ Ý nghĩa của hình ảnh so sánh: sự thịnh vượng, vận may, niềm tin của nhà thơ vào vận nước.
+ Giải thích theo nghĩa từ nguyên và theo các cách hiểu khác rộng hơn: không làm gì, sống thuận theo tự nhiên, bậc thánh nhân mà có đức thịnh thì tự khắc sẽ cảm hóa được dân, không cần phải làm gì (Nho giáo) à truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc.
+ Tâm trạng nhà thơ: mừng vui, vững tin vào tương lai tươi đẹp của đất nước.
1. Tác phẩm “Vận nước” (Đỗ Pháp Thuận):
- Sau nhiều năm loạn lạc bởi nội chiến do 12 sứ quân gây ra, đất nước thống nhất dưới triều vua Đinh Tiên Hoàng, sau đó truyền ngôi lại cho Lê Hoàn, trong hoàn cảnh mới, muốn xây dựng một vương triều vững mạnh, một quốc gia hùng cường, Lê Hoàn (Lê Đại Hành) đã hỏi ý kiến Pháp Thuận về vận nước.
- Bằng lời khuyên chân tình và sáng suốt về phép trị nước, Đỗ Pháp Thuận đã bày tỏ niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước và khát vọng một cuộc sống bền vững, thái bình cho muôn dân.
15’
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người của Mãn Giác Thiền sư.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
+ Hãy nêu những hiểu biết cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Mãn Giác Thiền sư, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, thể kệ?
+ Bài thơ đã nói lên điều gì về quy luật của tự nhiên và cuộc đời con người? Cách diễn đạt đặc sắc như thế nào?
+ Hãy nêu cảm nhận về tâm trạng của nhà thơ?
+ Hãy rút ra ý nghĩa của bài thơ.
HĐ2: Tìm hiểu bài thơ Cáo bệnh bảo mọi người của Mãn Giác Thiền sư.
- Nêu những hiểu biết cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của Mãn Giác Thiền sư, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, thể kệ.
- Hình ảnh cành mai là hình ảnh ta mượn của thiên nhiên để nói lên quy luật luân hồi: khi nắm được đạo (quy luật sinh – tử của tạo hóa) thì con người bừng ngộ, được giác ngộ, trở nên lớn lao, có sức mạnh phi thường, vượt lên cả lẽ sinh hóa thông thường, không sinh, không diệt, bất tư,û vĩnh hằng như cành mai trước sân bất chấp cả xuân tàn.
- HS nêu ý nghĩa của bài thơ, quan niệm nhân sinh, tư tưởng lạc quan trước cuộc đời của một bậc cao nhân.
2. Tác phẩm “Cáo bệnh bảo mọi người” ( Mãn Giác Thiền sư):
- Mãn Giác Thiền sư tên là Lí Trường, được Lí nhân Tông ban hiệu là Hoài Tín, là một thiền sư rất được nhà vua sủng ái, triều đình nhà Lí nể trọng.
- Kệ: một thể văn của nhà Phật dùng để truyền bá đạo lí, thường dùng cách nói kín đáo, có sức gợi cảm và tính triết lí cao. 
- Tác giả nhận thức được quy luật sinh – hóa của tự nhiên, cái hữu hạn của đời người trước sự trôi chảy của thời gian nên có tâm trạng bình thản chủ động đón nhận mọi sự biến đổi. 
- Bài thơ toát lên một quan niệm nhân sinh cao đẹp: Thời gian trôi, tuổi già sẽ đến, cần phải ý thức rõ điều đó để có ý thức sống tích cực, hữu ích ngay từ thời còn trẻ.
10’
HĐ3: Tìm hiểu bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
+ Hãy trình bày vắn tắt vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trung Ngạn, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
+ Nỗi nhớ quê hương ở hai câu đầu có gì đặc sắc?
+ Tình cảm của nhà thơ với Tổ quốc được thể hiện ra sao?
+ Nêu giá trị của bài thơ.
(à Điều đó tạo ra một bước đột biến trong thơ ca trung đại - vốn thường hướng về cái cao nhã, vĩ đại, trang trọng trong cả lối nói và cả hình tượng thơ)
HĐ3: Tìm hiểu bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn.
- HS trình bày vắn tắt vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trung Ngạn, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Nỗi nhơ quê được diễn đạt qua những hình ảnh dân dã, hương vị quen thuộc của làng quê: dâu, tằm, lúa, cua… và hệ thống tính từ: già, vừa chín, đang lúc béo… à NHững hình ảnh điển hình cho một miền quê trù phú, thanh bình của quê nhà (ở mọi đời vẫn thế), nó ăn sâu trong tâm trí nhà thơ ngay cả khi ông đang ở trên một xứ sở giàu có của Trung Quốc.
- Hai câu cuối cấu trúc theo lối tương phản là lời khẳng định tình cảm quê hương gắn bó máu thịt luôn níu kéo nhà thơ, nỗi nhớ nhà càng thêm day dứt: nghèo vẫn tốt, vui chẳng bằng về.
1. Đọc – Tìm hiểu cụ thể bài “đỗ Hoàng Giáp năm 16 Hứng trở về ” – Nguyễn Trung Ngạn:
- Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370), quê quán: Hưng Yên, tuổi, từng đi sứ nhà Nguyên, làm quan đến chức Thượng thư.
- Bài Hứng trở về được sáng tác khi tác giả đi sứ ở Giang Nam (Trung Quốc), trích trong tập thơ “Giới Hiên thi tập”.
- Bài thơ cho thấy lòng yêu nước thiết tha được thể hiện ngay ở những gì thật gần gũi, bình dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống đời thường của mỗi con người.
2’
HĐ4: Hướng dẫn học sinh tổng kết bài.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi để tổng kết bài học và luyện tập.
HĐ4: Tổng kết bài.
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi tổng kết bài.
4. Tổng kết:
- Cần hiểu được ý thức trách nhiệm, niềm lạc quan vào tương lai đất nước, khát vọng và lòng yêu chuộng hòa bình của con người thời đại và của dân tộc Việt Nam. 
- Hình tượng nghệ thuật giàu tính triết lí qua bài thơ.
- Hiểu được quan niệm nhân sinh lạc quan tích cực trong sự ngộ đạo theo tư tưởng Phật giáo: nuối tiếc thời gian trôi qua, con người với lòng yêu đời, có cái nhìn lạc quan trước cuộc sống.
- Hiểu được lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của tác giả thể hiện qua nỗi nhớ quê hương, tình cảm gắn bó thiết tha với cuộc sống bình dị nơi quê nhà.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’)
- Hs học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc văn “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” 
(Lí Bạch).( 1’)
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docTIET43.doc