Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 42: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

- Hình ảnh cánh buồm khuất dần, nhỏ dần và cuối cùng mất hẳn trong bầu không gian xanh biếc là một hình ảnh thực nhưng cũng là một hình ảnh biểu tượng thể hiện cái nhìn lưu luyến của nhà thơ đang đứng trên lầu Hoàng Hạc trông theo thuyền bạn xa dần, xa dần rồi mất hút.

- Hình ảnh bóng buồm trong đôi mắt thể hiện tình bạn trong tấm lòng.

- Với nghệ thuật đối lập giữa cánh buồm lẻ loi với không gian rộng lớn, vô tận đã làm tăng sự cô đơn, nhỏ bé của người ra đi cũng như người ở lại. Qua đó tác giả gửi gắm tâm sự của chính mình. Đó chính là cách gợi mà không cần tả của thơ Đường.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 13331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 42: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/11/2012
Tiết : 42	
Bài dạy: Đọc văn TẠI LẦU HỒNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG
 ( Hồng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
	 	Lí Bạch
I .MỤC TIÊU
	Sau bài học này, học sinh cần: 
- Kiến thức: Cảm nhận được tình bạn chân thành, trong sáng của Lí Bạch; hiểu được phong cách thơ tứ tuyệt của tác giả.
- Kỹ năng: Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Thái độ: Có ý thức xây dựng và giữ gìn một tình bạn đẹp.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ (4 phút): Đọc thuộc lòng văn bản ba bài thơ: Vận nước; Cáo bệnh, bảo mọi người; Hứng trở về, phần dịch thơ. Tóm tắt nội dung chính của ba bài thơ? 
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu khái quát.
GV: Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK, sau đó rút ra vài nét về tác giả Lý Bạch?
GV:Gọi học sinh đọc diễn cảm bài thơ, xác định đề tài, thể loại?
HS: Đọc tiểu dẫn SGK, rút ra vài nét về tác giả.
HS: Đọc văn bản, xác định đề tài, thể loại.
I. Đọc – hiểu khái quát:
1) Tác giả:
- Lý Bạch (701 –762) tự Thái Bạch – nhà thơ lãng mạn vĩ đại đời Đường(Trung Quốc), đuợc mệnh danh: Thi tiên. 
- Nội dung thơ Lí Bạch : Khát vọng giải phóng cá tính, ước mơ vươn tới lý tưởng cao cả, viết về tình bạn, thiên nhiên, tình yêu.
- Phong cách thơ lãng mạn, bay bổng, hồn nhiên, giản dị.
2) Bài thơ: 
- Đề tài: Tống biệt – rất phổ biến trong thơ Đường.
- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
25
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu chi tiết.
GV: Định hướng học sinh cảm nhận chung bài thơ: Bài thơ rất ngắn nhưng có nhiều mối quan hệ từ: Cố nhân…..thiên tế lưu là mạch cảm xúc toàn bài thơ.
GV: Bản dịch thơ đã thể hiện hết ý nghĩa của câu thơ đầâu và câu thơ cuối hay chưa? 
GV: Gọi học sinh đọc lại hai câu đầu. Hai câu thơ đầu cho ta biết điều gì về người bạn của Lý Bạch?
GV: Từ Cố nhân mở đầu bài thơ tiễn bạn gợi cho em điều gì?
GV: Theo em việc lựa chọn địa điểm tiễn đưa nhằm diễn tả tâm trạng gì của tác giả?
GV: Cảm nhận về ý nghĩa của hình ảnh cánh buồm khuất dần trong bầu trời xanh biếc? 
GV: Hai câu cuối sử dụng nghệ thuật gì? Nhằm diễn tả tâm trạng gì?
GV Liên hệ chuyến đi của Mạnh Hạo Nhiên để thấy được khát vọng, ước mơ của tác giả ra sao?
HS: Đối chiếu phần phiên âm, dịch nghĩa với dịch thơ để nhận xét.
HS: Đọc lai hai câu đầu, thảo luận trả lời.
HS: Thảo luận phát biểu: Cố nhân: Tình bạn vong niên, gắn bó từ lâu giữa hai người.
HS: Thảo luận phát biểu.
HS: Thảo luận trả lời: Thể hiện sự lưu luyến, cô đơn của tác giả tiễn bạn.
HS: Thảo luận trả lời: Nghệ thuật đối lập. 
II. Đọc – hiểu chi tiết:
1) Hai câu đầu.
- Hai câu đầu mở ra trước mắt người đọc không gian và thời gian của một chuyến đi của Mạnh Hạo Nhiên – nhà thơ, bạn vong niên của Lý Bạch. 
+ Không gian:
 Điểm xuất phát: Lầu Hoàng Hạc (Phía tây).
 Điểm đến: Dương Châu, nơi đô hội, phồn hoa bậc nhất của Trung Quốc, một khoảng không gian rộng lớn.
+ Thời gian : Tháng ba – cuối mùa xuân – mùa hoa khói.
- Từ Cố nhân: Tự nó đã gợi mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu giữa nhà thơ với bạn. Cảnh mùa xuân đẹp, lầu cao cổ kính, dòng sông dài mênh mang như đưa bạn vào cõi tiên. 
=> Hai hình ảnh, hai địa danh nhằm gợi lên nỗi lòng của tác giả: Tình bạn thâm sâu và tâm sự thâm trầm kín đáo.
2) Hai câu sau:
- Hình ảnh cánh buồm khuất dần, nhỏ dần và cuối cùng mất hẳn trong bầu không gian xanh biếc là một hình ảnh thực nhưng cũng là một hình ảnh biểu tượng thể hiện cái nhìn lưu luyến của nhà thơ đang đứng trên lầu Hoàng Hạc trông theo thuyền bạn xa dần, xa dần rồi mất hút. 
- Hình ảnh bóng buồm trong đôi mắt thể hiện tình bạn trong tấm lòng.
- Với nghệ thuật đối lập giữa cánh buồm lẻ loi với không gian rộng lớn, vô tận đã làm tăng sự cô đơn, nhỏ bé của người ra đi cũng như người ở lại. Qua đó tác giả gửi gắm tâm sự của chính mình. Đó chính là cách gợi mà không cần tả của thơ Đường.
=> Như vậy chẳng một lời nào nói về tình. Cả bài thơ là cảnh mà cũng là tình – tình bằng hữu của Đường thi, tình bạn của con người. Đó chính là cái ý tại ngôn ngoại của thơ Đường.
5
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
GV:Em hãy nhận xét gì về nội dung nghệ thuật của bài thơ?
HS: Dựa vào ghi nhớ SGK, tổng kết.
III. Tổng kết:
 Với bút pháp tả cảnh ngụ tình hàm súc, bài thơ thể hiện tình cảm chân thành sâu nặng của tác giả đối với bạn được bộc lộ rất cảm động. Qua đó ẩn giấu một tâm sự kín đáo, khát khao, hoài vọng của nhà thơ. 
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được tình bạn trong sáng chân thành và cách thể hiện độc đáo của tác giả.
- Bài tập về nhà: Đọc thuộc bài thơ, soạn bài tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 42.doc
Giáo án liên quan