Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 4: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

1. Thần thoại: Thần trụ trời.

2. Sử thi: Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước.

3. Truyền thuyết: Thánh Gióng, Thần Kim Quy.

4. Truyện cổ tích: Tấm Cám, Sọ Dừa.

5. Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cây giữa đường.

6. Truyện cười: Lợn cưới áo mới, Tam đại con gà.

7. Tục ngữ: Tục ngữ lao động sản xuất.

8. Câu đố: Đố về mưa, đố cây chuối.

9. Ca dao: Ca dao than thân, ca dao tình nghĩa.

10. Vè: Vè cá mè, Vè chàng Lía.

11. Truyện thơ: Tiễn dặm người yêu.

12. Chèo (tuồng, múa rối): Quan âm thị kính.

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 21296 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 4: Khái quát văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/8/08
Tiết: 4
Bài dạy: Đọc văn- KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 
I.MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp HS nắm được khái niệm văn học dân gian, đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, thể loại của VHDG. Vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của VHDG trong mối quan hệ với văn học viết và đời sống dân tộc.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng hệ thống hoá bộ phận văn học dân gian. 
- Thái độ: Thấy được vai trò của văn học dân gian, trân trọng những giá trị thẩm mỹ mà văn học dân gian đem lại.
II. CHUẨN BỊ. 
 - Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGV, SGK.
 - Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 - Ổn định tổ chức ( 1 phút).Kiểm tra sĩ số học sinh.
 - Kiểm tra bài cũ ( 4 phút):
- Văn học Việt Nam bao gồm những bộ phận nào? Văn học dân gian còn có tên gọi nào khác? Vì sao?
- Văn học Viết Việt Nam được viết bằng những loại chữ nào? Từ thế kỷ XX trở đi, văn học Việt Nam còn được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm nữa không? Vì sao?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1:Tìm hiểu các đặc trưng cơ bản của VHDG.
GV: Dựa vào SGK em hãy nêu định nghĩa về VHDG?
GV: VHDG có những đặc trưng gì?
GV :định hướng, lý giải để HS nắm được tính truyền miệng là gì và sáng tác tập thể như thế nào?
HS: theo dõi SGK trả lời.
HS: trả lời: 2 đặc trưng.
Tính truyền miệng.
Tính tập thể.
I. Đặc trưng cơ bản của VHDG.
* VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
1. VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)
- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
- VHDG tồn tại và phát triển nhờ quá trình truyền miệng. Quá trình này được thực hiện thông qua diễn xướng dân gian (nói, kể, hát, diễn,…)
GV: Em hiểu như thế nào là sáng tác tập thể?
GV định hướng, chốt vấn đề.
HS: lý giải theo hiểu biết của mình.
2. VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể. (tính tập thể)
- Tác phẩm VHDG là sản phẩm sáng tạo của nhiều người, không thể biết được là ai là tác giả.
- Sinh hoạt cộng đồng là môi trường sinh thành, lưu truyền biến đổi của VHDG. Nên VHDG gắn bó trực tiếp và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
10
Hoạt động 2:Tìm hiểu hệ thống thể loại của VHDG.
GV: VHDG có những thể loại nào? Nêu định nghĩa? Ví dụ?
HS: dựa vào SGK nêu định nghĩa của từng thể loại. Tìm dẫn chứng.
II. Hệ thống thể loại của VHDG.
1. Thần thoại: Thần trụ trời.
2. Sử thi: Đăm Săn, Đẻ đất đẻ nước.
3. Truyền thuyết: Thánh Gióng, Thần Kim Quy.
4. Truyện cổ tích: Tấm Cám, Sọ Dừa.
5. Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cây giữa đường. 
6. Truyện cười: Lợn cưới áo mới, Tam đại con gà.
7. Tục ngữ: Tục ngữ lao động sản xuất.
8. Câu đố: Đố về mưa, đố cây chuối.
9. Ca dao: Ca dao than thân, ca dao tình nghĩa.
10. Vè: Vè cá mè, Vè chàng Lía.
11. Truyện thơ: Tiễn dặm người yêu.
12. Chèo (tuồng, múa rối): Quan âm thị kính.
20
Hoạt động 3:Tìm hiểu những giá trị cơ bản của VHDG.
GV: VHDG thể hiện nhận thức và quan điểm của ai?
GV: định hướng, lấy ví dụ để HS trả lời.
GV: Truyện Tấm Cám, Thạch Sanh để lại cho em bài học gì? 
GV: lý giải định hướng vấn đề.
GV: VHDG tác động và ảnh hưởng đến văn học viết như thế nào?
GV: định hướng, minh hoạ: Mời trầu (HXH)
HS: theo dõi SGK trả lời.
HS: tự do phát biểu ý kiến của mình.
HS: suy nghĩ trả lời.
III. Giá trị cơ bản của VHDG.
1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
- VHDG đề ập đến mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội, con người.
- VHDG thể hiện trình độ nhận thức, quan điểm tư tưởng của nhân dân lao động…
Ví dụ: 
Chớ thấy áo rách mà cười
Những giống gà nòi, lông nó lơ thơ.
Aùo dài chớ tưởng là sang
Bởi không áo ngắn, phải mang áo dài.
- Tri thức dân gian phần lớn là kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống, thường được trình bày ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu, có sức sống lâu bền với thời gian.
Ví dụ: 
Rượu lạt uống lắm cũng say
Người khôn nói lắm, dẫu hay cung nhàm.
2. VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người.
- VHDG giáo dục con người tinh thần nhân đạo: yêu thương, bảo vệ con người khỏi bất công, cường quyền và bạo lực.
Ví dụ: Tấm Cám, Thạch Sanh…
- Hình thành phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, yêu quê hương, đấu tranh chống ngoại xâm, chống cái ác, cái xấu…
3. VHDG có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.
- Nhiều tác phẩm VHDG trở thành mẫu mực nghệ thuật độc đáo để người đời sau học tập.
- VHDG đóng vai trò chủ đạo khi chưa có văn học viết và là cơ sở nuôi dưỡng cho văn học viết thêm phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ví dụ: Thơ văn Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương…
- Củng cố, dặn dò(1 phút): Nắm được khái niệm VHDG, đặc trưng cơ bản, hệ thống thể loại và những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam.
 - Bài tập về nhà: - Đọc những tác phẩm, trích đoạn VHDG có trong SGK.
 - Soạn trước bài Hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ (tiếp theo).
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
......................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 4tam.doc
Giáo án liên quan