Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 39: Độc Tiểu Thanh Kí (Nguyễn Du)
+ Hiện tại: Hoang phế, tàn lụi, buồn vắng, thê lương.
=> Câu thơ nói lên nỗi buồn thương nhân tình thế thái, sự biến đổi của cảnh vật trong vòng chảy thời gian gợi nên nỗi buồn thương, ngậm ngùi, luyến tiếc mà bất lực, cam chịu.
- Câu thơ thứ hai gợi ra tư thế và cảm xúc của nhà thơ khi đọc lại nhất chỉ thư bên cửa sổ, đọc một mình, vừa đọc vừa khóc. Người nay khóc người xưa qua trang sách cổ. Người chết thì cô đơn mà người đi viếng cũng cô đơn.
Ngày soạn:8/11/2012 Tiết : 39 Bài dạy: Đọc văn ĐỌC TIỂU THANH KÍ (Đọc Tiểu Thanh kí) Nguyễn Du I .MỤC TIÊU Sau bài học này, học sinh cần: - Kiến thức: Cảm nhận được niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh, cho tất cả những kiếp người tài hoa trong xã hội và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế của nhà thơ; thấy được nghệ thuật đặc sắc của thơ trữ tình Nguyễn Du. - Kĩ năng: Đọc- hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể loại. - Thái độ: Trân trọng những giá trị văn hoá tinh thần và những người sáng tạo ra chúng. II. CHUẨN BỊ Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh. Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút): Đọc thuộc bài thơ Nhàn. Phân tích quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 10 Hoạt độâng 1: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu khái quát. GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại những hiểu biết về Nguyễn Du đã học ở lớp 9. GV: Gọi học sinh đọc tiểu dẫn SGK, sau đó yêu cầu học sinh cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ. HS: Nhớ lại kiến thức về Nguyễn Du, nhắc lại vài nét về tiểu sử, con người. HS: Đọc tiểu dẫn SGK, thảo luận trả lời. I. Đọc - hiểu khái quát . 1) Tác giả . - Nguyễn Du (1765 –1820) tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê làng Tiên Điền – Nghi Xuân – Hà Tĩnh. - Ông để lại cả thơ văn chữ Hán và Chữ Nôm, với nội dung chan chứa tình yêu thương bao la đối với con người, nhất là người phụ nư,õ đồng thời lên án tố cáo những bất công ngang trái chà đạp con người. 2) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ. - Tiểu Thanh là một người con gái có tài có sắc, làm lẽ một nhà quyền quý bị vợ cả ghen ghét, hành hạ, nàng buồn rầu sinh bệnh mà chết ở tuổi 18. - Nỗi uất ức đau khổ được gởi gắm vào thơ nhưng cũng bị vợ cả ghen đem đốt chỉ còn lại một số bài. - Nguyễn Du đọc Tiểu Thanh truyện (hoặc tập thơ của Tiểu Thanh) xúc động làm bài thơ này. 25 Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu chi tiết. GV: Gọi học sinh đọc phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. GV: Định hướng thể loại và giúp học sinh tìm hiểu, phân tích bài thơ. GV: Hai câu đề đã đề cập đến một sự đối lập như thế nào? GV:Cảnh ở đây có phải đơn thuần chỉ là cảnh vật ở Tây Hồ không? Ý nghĩa triết lý sâu xa là gì? GV:Câu thứ hai gợi cho ta thấy được tư thế và xúc cảm gì của Nguyễn Du? GV: Sự đối lập giữa câu 3 và câu 4 được thể hiện như thế nào? Có ý nghĩa gì? GV:Hai câu luận có ý nối tiếp và khác với hai câu thực ra sao? GV: Vì sao Nguyễn Du lại có sự đồng cảm sâu sắc với Tiểu Thanh như thế? GV: Con số ba trăm năm lẻ ở đây có ý nghĩa gì? GV: Tại sao nhà thơ lại dùng bút hiệu Tố Như mà không xưng danh kiểu khác? HS: Đọc diễn cảm văn bản, chú ý thể hiện đúng giọng điệu. HS: Đọc lại hai câu đề, thảo luận phát biểu: đối lập giữa quá khứ và hiện tại. HS: Thảo luận trả lời: Sự thay đổi của cảnh vật cũng chính là sự đổi thay của cuộc đời, con người. HS: Thảo luận trả lời: Tư thế trơ trội, cảm xúc đau xót, buồn thương. HS: Thảo luận trả lời. HS: Thảo luận phát biểu: Từ nỗi đau riêng mở rộng ra thành nỗi đau chung của nhân loại, của những người tài hoa, bạc mệnh. HS: Thảo luận trả lời: Bởi vì nhà thơ cũng tự xem mình là người tài hoa và chịu nỗi oan trái chung. HS: Suy nghĩ, phát biểu: Có ý nghĩa lâu dài ở tương lai. HS: Thảo luận trả lời. II. Đọc – hiểu chi tiết: 1) Hai câu đề (câu 1-2). - Câu thơ đầu miêu tả cảnh vật ở Tây Hồ trong sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại. + Quá khứ: Xinh đẹp, phát triển tươi tốt (vườn hoa). + Hiện tại: Hoang phế, tàn lụi, buồn vắng, thê lương. => Câu thơ nói lên nỗi buồn thương nhân tình thế thái, sự biến đổi của cảnh vật trong vòng chảy thời gian gợi nên nỗi buồn thương, ngậm ngùi, luyến tiếc mà bất lực, cam chịu. - Câu thơ thứ hai gợi ra tư thế và cảm xúc của nhà thơ khi đọc lại nhất chỉ thư bên cửa sổ, đọc một mình, vừa đọc vừa khóc. Người nay khóc người xưa qua trang sách cổ. Người chết thì cô đơn mà người đi viếng cũng cô đơn. 2) Hai câu thực. (câu 3 –4) - Câu ba nói về nhan sắc. Son phấn là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho sắc đẹp phụ nữ. - Tiểu Thanh đến chết và cả sau khi chết vẫn hận chồng, hận người vợ cả tàn bạo, ghen tuông phũ phàng khiến nàng phải chết trong buồn khổ, bệnh tật. - Nàng hận trời cao không thấu tỏ nỗi oan của nàng. - Câu bốn vừa tả cái phần dư còn sót lại (tập thơ bị đốt dở) vừa nói lên sự oan khốc, bạc bẽo, đoản mệnh của kẻ tài hoa. Sự đối lập giữa tài và sắc gây xúc động lớn trong tâm hồn người nghệ sĩ Nguyễn Du. 3) Hai câu luận. (câu 5-6) - Từ suy ngẫm về số phận nàng Tiểu Thanh, tác giả mở rộng liên tưởng đến số phận chung, nỗi oan chung từ cổ chí kim. Ông xem đó là câu hỏi lớn chưa có câu trả lời. Đó không chỉ là nỗi băn khoăn và bất lực lớn của riêng Nguyễn Du mà của chung thời đại ông. - Câu sáu là lời tự giải đáp của nhà thơ về nỗi oan của Tiểu Thanh và cả với chính ông: Đó là cái án oan phong lưu mà chính người mang nó lại là người tự gây ra. - Sự cảm thông cao độ đến mức nhà thơ coi chuyện oan khuất của Tiểu Thanh cũng chính là chuyện của chính bản thân mình, và là chuyện mình đã trót mang lấy nghiệp vào thân, trót có tài tình, tài sắc thì đành phải chịu để trời đất ganh ghen đùa cợt làm cho khốn khổ. 4) Hai câu kết (câu 7-8) - Mạch cảm xúc từ chuyện Tiểu Thanh mở rộng ra đến chuyện chung của mọi người, tài sắc, tài hoa và liên hệ đến bản thân mình rất tự nhiên, hợp lý. - Con số ba trăm năm lẻ là một con số ngẫu nhiên chỉ thời gian lâu dài của tương lai. - Nhà thơ khóc Tiểu Thanh không dùng cách xưng hô nào khác mà chọn cách xưng bút hiệu Tố Như phù hợp với dụng ý tài thương tài, tình thương tình, nghệ sĩ thương tài tử, là những kẻ cùng hội cùng thuyền. - Tố Như khóc Tiểu Thanh, khóc Thuý Kiều và chạnh lòng nghĩ sau này có ai đồng cảm với chính mình? Đó là nỗi băn khoăn, dằn vặt, lo âu của những người nghệ sĩ chân chính. 5 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết. GV: Yêu cầu học sinh dựa vào phần ghi nhớ tổng kết. HS: Dựa vào ghi nhớ tổng kết. III. Tổng kết. Bài thơ Đọc Tiểu Thanh Ký thể hiện cảm xúc suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Điều đó cũng nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: Xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp. - Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được sự đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du với những người nghệ sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh. Nghệ thuật thể hiện đặc sắc của tác giả. - Bài tập về nhà: Đọc thuộc lòng văn bản phần dịch thơ. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo). IV. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- TIET 39.doc