Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 38: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Đó là cuộc sống lao động của một người nông dân ở nông thôn, với những công cụ lao động: Mai, cuốc, cần câu Điệp từ Một hàm ý phong thái ung dung, thanh thản, tất cả đã sẵn sàng, chu đáo.
- Vốn là một vị quan lớn triều Mạc (phong tước Trình Quốc Công ) bây giờ về ở nơi núi rừng, cày ruộng trồng lúa mà ăn, đào giếng mà uống, câu cá để nhắm rượu, lấy dạy học làm vui,
+ Đó là cuộc sống tự cung tự cấp, đạm bạc, ăn những thức ăn quê mùa, dân dã: Măng trúc, giá đỗ, toàn là cây nhà là vườn, kết quả công sức lao động gieo trồng của chính mình.
+ Sinh hoạt bình thường dân dã như mọi người: Xuân tắm hồ, hạ tắm ao.
=> Cuộc sống đạm bạc, dân dã nhưng không khắc khổ mà thanh cao, hoà nhập với tự nhiên với thiên nhiên.
Ngày soạn:4/11/2012 Tiết : 38 Bài dạy: Đọc văn NHÀN Nguyễn Bỉnh Khiêm I .MỤC TIÊU Sau bài học này, học sinh cần: - Kiến thức: Bước đầu hiểu được quan niệm “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm; thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ. - Kĩ năng: Đọc – hiểu một bài thơ Nơm Đường luật. - Thái độ: Hiểu đúng quan niệm sống “nhàn” của tác giả, cĩ thái độ yêu mến, kính trọng nhà thơ. II. CHUẨN BỊ Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh. Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh. - Kiểm tra bài cũ (4 phút): Đọc thuộc lòng bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè được thể hiện qua bài thơ như thế nào? Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi? TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 10 Hoạt đông 1: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu khái quát. GV: Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn SGK, sau đó yêu cầu học sinh cho biết vài nét đáng chú ý về tác giả. GV: Em hãy nêu những tác phẩm chính của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nội dung của nó? GV: Em hãy nêu xuất xứ, thể loại bài thơ? HS: Đọc tiểu dẫn SGK, thảo luận và trả lời. HS: Dựa vào SGK, nêu những tác phẩm chính. HS: Thảo luận phát biểu. I. Đọc – hiểu khái quát. 1) Tác giả. - Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) lấy hiệu Bạch Vân Cư Sĩ, quê Hải Phòng. Đỗ Trạng Nguyên (1535) làm quan dưới triều Mạc. Bất mãn vì bọn nịnh thần lộng hành, ông cáo quan về quê dạy học và có nhiều học trò nổi tiếng. - Là người có học vấn uyên thâm, có uy tín và ảnh hưởng lớn đến các vua, chúa nhà Mạc, Trịnh, Nguyễn. * Tác phẩm: - Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc. - Ông để lại cả thơ chữ Hán và chữ Nôm. + Chữ Hán: Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài) + Chữ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng 170 bài). - Nội dung: + Mang đậm tính triết lý, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn. + Phê phán những điều xấu xa trong xã hội. 2) Bài thơ. - Nhàn là bài thơ Nôm trong Bạch Vân quốc ngữ thi. - Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật. 25 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu chi tiết. GV: Gọi học sinh đọc bài thơ. Yêu cầu đọc chậm rãi, ung dung, thanh thản, vẻ hài lòng. GV:Gọi HS đọc các câu 1,2,5,6. Nhận xét cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi cáo quan về ở ẩn? GV: Có ý kiến cho rằng: Cuộc sống ấy thật khắc khổ, nghèo túng , ý kiến của em? GV: Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đúng với quan niệm sống nhàn của ông hay chưa? Vì sao? GV:HS đọc diễn cảm các câu 3,4,7,8. Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm như thế nào về lẽ sống? Em hiểu các từ dại, khôn theo nghĩa nào? Có nên hiểu đúng theo nghĩa đen không? Vì sao? GV:Nơi vắng vẻ, chốn lao xao là nơi nào? GV: Cách sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn chứng tỏ điều gì? HS: Đọc diễn cảm bài thơ, chú ý giọng điệu và cách ngắt nhịp. HS: Đọc lại các câu thơ, nhận xét: Đó là cuộc sống tự cung tự cấp của một người nông dân với phong thái ung dung, thanh thản, dân dã nhưng không khắc khổ mà thanh cao, hoà nhập với tự nhiên với thiên nhiên. HS: Thảo luận trả lời. HS: Đọc lại các câu thơ, thảo luận phát biểu: Sống đúng với con người mình, giữ vững nhân cách. HS: Thảo luận, phát biểu. HS: Cách nói đó chứng tỏ: Ông là một người có nhân cách lớn, trí tuệ uyên bác. II. Đọc – hiểu chi tiết. 1) Vẻ đẹp cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm (câu 1,2,5,6). - Đó là cuộc sống lao động của một người nông dân ở nông thôn, với những công cụ lao động: Mai, cuốc, cần câu… Điệp từ Một hàm ý phong thái ung dung, thanh thản, tất cả đã sẵn sàng, chu đáo. - Vốn là một vị quan lớn triều Mạc (phong tước Trình Quốc Công ) bây giờ về ở nơi núi rừng, cày ruộng trồng lúa mà ăn, đào giếng mà uống, câu cá để nhắm rượu, lấy dạy học làm vui,… + Đó là cuộc sống tự cung tự cấp, đạm bạc, ăn những thức ăn quê mùa, dân dã: Măng trúc, giá đỗ, toàn là cây nhà là vườn, kết quả công sức lao động gieo trồng của chính mình. + Sinh hoạt bình thường dân dã như mọi người: Xuân tắm hồ, hạ tắm ao. => Cuộc sống đạm bạc, dân dã nhưng không khắc khổ mà thanh cao, hoà nhập với tự nhiên với thiên nhiên. 2)Vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ của nhà thơ (Câu 3,4,7,8). - Về với núi rừng với thiên nhiên là thoát ra ngoài vòng ganh đua của tiền tài, địa vị…để giữ tròn nhân cách của mình. - Tác giả tâm sự với mình mà như nhắn nhủ với đời: + Nơi vắng vẻ: Là nơi ít người, chẳng ai cầu cạnh ganh đua, nơi tĩnh lặng của thiên nhiên trong sạch thảnh thơi, ngơi nghỉ của tâm hồn. + Chốn lao xao: Là nơi đô hội, ồn ào, sang trọng, … Chốn công quyền, quan trường, quyền thế đầy thủ đoạn, bon chen… - Tác giả vừa thông tuệ vừa tỉnh táo. Điều đó thể hiện trong cách lựa chọn lẽ sống. Ông tự nguyện làm người dại, mặc kệ những ai khôn. Câu thơ thể hiện sự hóm hỉnh, vui đùa trong cách nói ngược: Dại nhưng thực chất lại là khôn và ngược lại. - Khôn - dại nơi ông đều xuất phát từ trí tuệ, từ triết lý dân gian (ở hiền gặp lành…). Hơn thế nữa từ ý thức chủ động, biết trước tình thế xã hội để chọn cách ứng xử đúng đắn, sáng suốt với đời. => Như vậy cuộc sống thanh cao là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ nhận ra công danh, của cải, quyền quý chỉ là giấc chiêm bao thoáng qua, chẳng có ý nghĩa gì. Cái tồn tại, cái vĩnh hằng mãi mãi chính là thiên nhiên và nhân cách con người. 5 Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết. GV: Em hãy nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật bài thơ. HS: Dựa vào ghi nhớ SGK tổng kết. III. Tổng kết: - Bài thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc trong quan niệm sống nhàn: Hịa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao vượt lên trên danh lợi, gần gũi với lối sống ái quốc, ưu dân, thân nhàn mà tâm không nhàn của Nguyễn Trãi thời trước. - Sự kết hợp giữa tính trữ tình và triết lí mà vẫn tự nhiên hóm hỉnh, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong cách nói ngược của tác giả. - Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của nhà thơ. Nghệ thuật thể hiện độc đáo của tác phẩm. - Bài tập về nhà: Đọc thuộc bài thơ. Cảm nhận của em về nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ. Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí. IV. RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- tiết 38.doc