Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 38: Cảnh ngày hè

GV hướng dẫn HS nhận xét theo định hướng.

Hỏi: Hãy xác định những hình ảnh ẩn dụ trong các trường hợp (1), (2), (3)?

Hỏi: Trong các hình ảnh giống hoặc gần giống nhau ở trên, nét nghĩa trong từng trường hợp có giống nhau không? Xác định nghĩa của từng trường hợp?

Hỏi: Cảm nhận của em về giá trị tu từ ẩn dụ trong các trường hợp đó?

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2556 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 38: Cảnh ngày hè, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu thơ cuối.
Hỏi: Hai câu thơ cuối miêu tả điều gì?
Hỏi: Cảm nhận của em về bức tranh trong mắt người ở lại?
 Hoạt động 3: GV gợi dẫn định hướng HS tổng kết.
Hỏi: Đánh giá chung về ý nghĩa, vị trí bài thơ?
* GV củng cố: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng là bài thơ xuất sắc của Lí Bạch và của thơ Đường.
- Bài thơ có ý nghĩa sâu sắc trong việc xây dựng một tình bạn đẹp.
 HS đọc tiểu dẫn, phát biểu xây dựng bài.
 Chú ý về Lí Bạch, hoàn cảnh sáng tác và nhan đề bài thơ.
- Được mệnh danh là một bậc thi tiên.
- Mạnh Hạo Nhiên (689-740) thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh được Lí Bạch hâm mộ và kết bạn vong niên.
HS đọc diễn cảm và phát biểu.
-Không gian: chia tay tại lầu Hoàng Hạc.-một không gian khoáng đạt, một di chỉ thần tiên.
-Điểm đến: Dương Châu, nơi phồn hoa đô hội.
-Thời gian: Tháng ba (mùa xuân)-hoa khói.
 Thời gian, không gian đến ẩn chứa bao điều.
-Hai chữ “cố nhân” (nguyên tác) hàm chứa nhiều ý nghĩa:
 +Tình bạn thâm sâu: chiều dài thời gian; bề dày kỉ niệm; độ sâu tình bạn.
 +Vị trí đầu câu, đầu bài thơ càng gây ấn tượng đậm đà về nỗi niềm tiếc nuối, nhớ thương.
- Bóng buồm mất hút trong khoảng không vô tận.
 +Trời xanh trộn lẫn nước xanh nhòa đi trong mắt.
=>Thương bạn cô đơn trên đường xa.
 HS kết luận theo định hướng.
I. ĐỌC - HIỂU KHÁI QUÁT:
1.Tác giả:
- Lí Bạch (701-762) 
- Là một trong hai nhà thơ lớn nhất đời Đường.
-Sáng tác nhiều thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước, khát vọng sống mãnh liệt với nhiều sáng tạo mới mẻ, táo bạo =>thi tiên.
2.Tác phẩm:
2.1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Chia tay Mạnh Hạo Nhiên với bao lưu luyến bịn rịn tại lầu Hoàng Hạc, Lí Bạch đã viết nên bài thơ.
2.2. Nhan đề bài thơ:
-Cảm giác dư thừa vì quá dài.
à cụ thể tất cả buổi tiễn đưa.
II.ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN:
1. Hai câu đầu: Hoàn cảnh tiễn đưa.
-Không gian: chia tay tại lầu Hoàng Hạc
-Điểm đến của Mạnh Hạo Nhiên: Dương Châu, nơi phồn hoa đô hội.
-Thời gian: Tháng ba (mùa xuân)
 -hoa khói: đẹp, buồn
 -Hai chữ “cố nhân”: Tình bạn thâm sâu, thắm thiết, bền chặt.
- Điểm nhìn: Từ à Chọn điểm cao chia tay, tầm nhìn được mở rộng. Khoảng không rợn ngợp khiến mối sầu chia ly lan tỏa đến mênh mông
* Nhận xét: Hai câu đầu tưởng thuần túy tự sự mà ẩn chứa bao nỗi niềm thầm kín của một tâm trạng lưu luyến, nhớ thương trong giờ tiễn biệt.
2.Hai câu sau:
 + “Cô phàm”: bóng buồm lẻ loi, đơn độc: Bóng buồm mất hút trong khoảng không vô tận.
 à Tâm trạng trống vắng, hụt hẫng và nỗi niềm đau đáu nhớ thương trước khoảng không vô tận của tác giả.
 +Bút pháp lãng mạn độc đáo:
 “Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”
 (Chỉ thấy dòng sông chảy xiết ngang trời)
 à Aùnh mắt nhìn đầy lưu luyến. Cảnh của tâm trạng, chứa đựng nỗi niềm lai láng, đồng thời hiện ra hình ảnh đơn côi chiếc bóng của người ở lại.
III. TỔNG KẾT:
 - Bài thơ hòa quyện giữa cảnh và tình, tự sự và trữ tình, lời thơ cô đọng, hàm súc, hình ảnh thơ kì vĩ mang đậm phong cách thơ Lí Bạch.
 - Bài thơ thể hiện tình bạn thắm thiết cùng tâm trạng lưu luyến không nguôi của Lí Bạch trong cuộc chia tay.
4. Dặn dò: (1p)Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuâït tác phẩm; chuẩn bị bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 23/11/2010	
Tiết: 45
Bài: THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố và nâng cao sự hiểu biết về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Tích hợp với vốn sống, vốn văn chương đã học nhằm bồi dưỡng thêm kiến thức về hai biện pháp tu từ nói trên.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện, phân tích giá trị các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ, đồng thời nâng cao năng lực vận dụng sáng tạo cho học sinh trong quá trình giao tiếp.
3. Giáo dục tư tưởng: Bồi dưỡng tình yêu và ý thức giữ gìn, phát triển sự trong sáng của tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc tài liệu, soạn giảng, bảng phụ, phiếu học tập.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Kết hợp trao đổi tổ nhóm, thực hành, thuyết giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
- Bảng trung để ghi chép kết quả thảo luận, xây dựng bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: (1p)Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Kiểm tra trong quá trình thực hành.
3. Giảng bài mới: 	
Giới thiệu bài: Khả năng miêu tả, biểu đạt của ngôn ngữ tiếng Việt khá đa dạng. Bên cạnh vốn từ ngữ có tính chất cố định, trong qua trình giao tiếp, nhiều khi con người còn sử dụng những hình thức liên tưởng, chuyển nghĩa nhằm tăng thêm sắc thái gợi hình, gợi cảm, trong đó, ẩn dụ và hoán dụ tu từ là những phương thức thường gặp. Trên cơ sở những kiến thức có tính lí thuyết đã được tìm hiểu ở bậc THCS, tiết học giúp ta nâng cao khả năng nhận diện, phân tích và vận dụng những phương thức tu từ trên trong quá trình giao tiếp.
Tiến trình bài dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
9ph
13ph
12ph
9ph
 Hoạt động 1: 
GV chọn một số ví dụ ghi sẵn trên bảng phụ, hướng dẫn HS phân biệt các trường hợp ẩn dụ và hoán dụ. 
(1)Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(2)Trăm năm đành lỗi hẹn hò,
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa.
(3)Thác bao nhiêu thác cũng qua,
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời
 (Nước non ngàn dặm -Tố Hữu)
(4)Đầu xanh đã tội tình gì,
Má hồng đền quá nửa thì chưa thôi.
 (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
(5)Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
 (Việt Bắc -Tố Hữu)
(6)Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng Người. (Việt Bắc-Tố Hữu)
Hoạt động 2: 
Thực hành phép tu từ ẩn dụ.
 GV hướng dẫn HS nhận xét theo định hướng.
Hỏi: Hãy xác định những hình ảnh ẩn dụ trong các trường hợp (1), (2), (3)?
Hỏi: Trong các hình ảnh giống hoặc gần giống nhau ở trên, nét nghĩa trong từng trường hợp có giống nhau không? Xác định nghĩa của từng trường hợp?
Hỏi: Cảm nhận của em về giá trị tu từ ẩn dụ trong các trường hợp đó? 
 Hoạt động 3: Thực hành phép tu từ hoán dụ.
 GV hướng dẫn HS nhận diện và phân tích giá trị trong 3 trường hợp còn lại.
Hỏi: Xác định những hình ảnh hoán dụ trong 3 trường hợp còn lại?
Hỏi: Những hình ảnh hoán dụ trong từng trường hợp biểu hiện ý nghĩa gì?
Hỏi: Căn cứ vào mối quan hệ liên tưởng nào để có thể xác định được điều đó?
Hỏi: Cảm nhận chung của em về giá trị tu từ của phương thức hoán dụ?
 Hoạt động 3: 
Luyện tập nâng cao.
Đề: Trên cơ sở liên tưởng tương đồng và gần gũi giữa các đối tượng, hãy viết một đoạn nghị luận hình ảnh ẩn dụ và hoán dụ về một đoạn thơ hay.
 GV hướng dẫn, nhận xét và hoàn thiện bài tập.
* Củng cố: Nắm vững khái niệm ẩn dụ và hoán dụ tu từ, rèn luyện khả năng vận dụng.
 HS thảo luận theo nhóm, ghi kết quả trên bảng con, trình bày.
1) Thuyền - bến
àAån dụ.
2)bến cũ - con đò khác
àAån dụ.
 (3) Thác - thuyền ta
àAån dụ.
(4)Đầu xanh
 Má hồng
 à hoán dụ 
(5) Áo chàm à hoán dụ
(6) Rừng núi: à hoán dụ
* Nhận xét :
- Căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể, vào từng tình huống và mối quan hệ ý nghĩa trong từng ngữ liệu, ta xác định ý nghĩa từng trường hợp khác nhau.
-Hoán dụ thường được hình thành dựa trên các mối quan hệ:
 + Dùng bộ phận để chỉ toàn thể.
 + Dùng trang phục để chỉ con người.
 + Dùng vật chứa để chỉ đối tượng được chứa…
 HS thảo luận, ghi kết quả vào phiếu học tập. Sau đó, nhận xét kết quả thực hành và hoàn thiện bài tập.
HS thực hành
I. ẨN DỤ:
(1) Thuyền - bến
 di động - cố định
 nam - nữ
(2)Cây đa bến cũ - con đò khác
gặp gỡ, gắn bó - cuộc tình mới
(3) Thác - thuyền ta
 khó khăn - cách mạng
* Nhận xét :
-Aån dụ tu từ là những ẩn dụ không cố định. Sự liên tưởng càng mới mẻ bất ngờ ấy đã tạo nên giá trị độc đáo, giàu giá trị thẩm mĩ.
II. HOÁN DỤ:
Đầu xanh: tuổi trẻ.
 Má hồng: nhan sắc phụ nữ.
 Hai hoán dụ trên hàm chỉ Thúy Kiều.
(5) Áo chàm: màu sẫm, dân dã, bình dị, trang phục quen thuộc của người dân Việt Bắc.
 Mượn hình ảnh trên, tác giả hàm chỉ con người, những con người mang vẻ đẹp chân phác, giàu nghĩa tình.
(6) Rừng núi: nét đặc trưng của quê hương Việt Bắc, trong đó có con người.
 Cách dùng hình ảnh hoán dụ này vừa bóng bẩy, vừa gợi cảm và có sức bao quát.
* Nhận xét:
-Hoán dụ là những hình ảnh liên tưởng có sắc thái gợi hình, gợi cảm dựa trên những liên tưởng gần gũi, gắn bó có tính lô gic khách quan giữa các đối tượng.
III. BÀI TẬP NÂNG CAO:
4. Dặn dò: (1ph) Thực hành các bài tập còn lại trong SGK; chuẩn bị bài CẢM XÚC MÙA THU của Đỗ Phủ.
IV.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 25/11/2010	
Tiết: 46
Bài: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Củng cố lại một số kiến thức cơ bản về văn tự sự và cách thức viết một văn bản tự sự dưới hình thức một truyện ngắn ở một đề tài được giới hạn.
2. Kỹ năng: Trau dồi thêm kĩ năng thực hành viết một truyện ngắn tự sự.
3. Giáo dục tư tưởng: Xây dựng những tình cảm trong sáng, lành mạnh trong cuộc sống cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bài tập ra kỳ trước: Chuẩn bị kết quả bài viết, giáo án trả bài.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: Thuyết giảng kết hợp thảo luận tổ nhóm thảo luận, xây dựng bài.
2. Chuẩn bị của học sinh: Vở lí thuyết làm văn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: (1P)Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	
2. Kiểm tra bài cũ: Không.	
3. Giảng bài mới: 	
Giới thiệu bài: Giúp HS nhận thức đúng thực chất năng lực viết văn, khả năng nắm bắt những tri thức cuộc sống, vận dụng vào quá trình học tập, sáng tạo cũng như nhận ra những hạn chế cần khắc phục trong những bài tập tiếp theo. Tiết trả bài giải quyết những yêu cầu bức thiết đó.
Tiến trình bài dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
10ph
7ph
18ph
6ph
Hoạt động 1: Lập dàn bài vắn tắt:“viết một truyện ngắn chủ đề về lòng nhân ái”, hướng dẫn. 
Hoạt động 2: 
nhận xét kết quả bài viết
HS xác định đáp án xây dựng dàn ý cho bài văn.
GV thuyết trình.
Hoạt động 3: 
GV chọn một đoạn văn của HS có nhiều lỗi tiêu biểu, ghi lên bảng, hướng dẫn HS chữa lỗi.
-Nguyên nhân dẫn đến những lỗi trên?
Hoạt động 4: Trả bài
* Củng cố: Xem lại lý thuyết viết một văn bản tự sự.
 HS thảo luận, xây dựng bài.
 HS theo dõi, rút kinh nghiệm.
 HS thảo luận, xây dựng bài.
HS phát biểu xây dựng bài.
HS có thể chữa đoạn văn trên hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng ý của văn bản gốc.
I. LẬP DÀN BÀI VẮN TẮT:
	Bài viết phải dựa trên ý tưởng đã được định hướng, truyện bước đầu phải có cốt truyện, tình tiết, thể hiện khả năng hư cấu nghệ thuật qua giọng điệu, ngôn ngữ kể chuyện chân thành, cuốn hút. (Bài đạt điểm giỏi phải đạt những yêu cầu trên, phải biết tạo những tình huống bất ngờ, thú vị; không sai nhiều lỗi câu, chính tả …)
II. NHẬN XÉT KẾT QUẢ BÀI VIẾT:
1.Ưu điểm:
 Nhìn chung, nhiều bài viết nắm được những kiến thức cơ bản. Một số bài viết bước đầu đã biết cách hình thành ý tưởng, xây dựng cốt truyện, biết kết hợp yếu tố cảm xúc và miêu tả trong quá trình xây dựng văn bản tự sự; có bài đã biết xây dựng tình huống, những đoạn, câu văn hội thoại.
- Một vài bài có những đoạn hay, mang tính nghệ thuật.
2.Những hạn chế cần khắc phục:
- Nhiều bài viết nhầm lẫn văn tự sự với văn tường thuật, văn kể chuyện. Truyện mà dường như không có cốt truyện. Nhân vật không rõ ràng ngôi thứ và gần như kể lại một câu chuyện đời mình theo kiểu kể chuyện dân gian; nhiều bài viết không biết chọn lựa sắp xếp tình tiết. Chi tiết rời rạc, nhàm chán. Truyện không có nhan đề.
-Nhiều bài quá sơ lược. Chữ viết xấu, cẩu thả, thiếu nét, khó đọc; lỗi chính tả quá nhiều.
3.Kết quả cụ thể:
Lớp
SS
Giỏi
Khá
TB
Yếu, kém
10A5
42
10A6
42
III.CHỮA LỖI:
1.Xác định lỗi:
-Diễn đạt: dùng từ thiếu chính xác, ngôn ngữ ngèo nàn, đoạn văn có chỗ ý lộn xộn; chi tiết không theo trình tự chặt chẽ.
-Lỗi câu: sử dụng dấu chấm tùy tiện nên hầu như câu không chuẩn; không biết tách câu, làm cho câu dài dòng, rối rắm.
-Lỗi chính tả nhiều: Viết số, viết tắt, có g không g, dấu hỏi, dấu ngã….
2.Nguyên nhân gây lỗi:
- Chưa biết chon từ thích hợp trong hoàn cảnh.
- Trình bày thiếu mạch lạc.
-Không nắm vững quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, do thói quen dùng dấu chấm câu tùy tiện.
-Chưa nắm vững và chú ý qui tắc chính tả.
3.Chữa lỗi: (Học sinh tự sửa chữa theo gợi ý của thầy)
IV. TRẢ BÀI:
1. Đọc bài tham khảo:
2. Trả bài:
3. Gọi tên, ghi điểm:
4. Dặn dò: (1P)Về nhà đọc lại bài viết, chữa nhhững lỗi đã được xác định; chuẩn bị bài CẢM XÚC MÙA THU của Đỗ Phủ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:…………………………………………………………………………………………………..
Ngày soạn: 26/11/2010	
Tiết: 47
Bài: CẢM XÚC MÙA THU
	 (Thu hứng) -Đỗ Phủ-
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Cảm nhận được bức tranh mùa thu hiu hắt cũng là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh li loạn: nỗi lo âu cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình. Hiểu thêm đặc điểm của thơ Đường luật: đối cảnh sinh tình …
2. Kỹ năng: Rèn luyện thêm kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích một bài thơ Đường luật.
3. Giáo dục tư tưởng: Giáo dục lòng cảm thông và trân trọng trước một thi nhân chân tài và nhân đạo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc tài liệu, soạn giảng, bảng phụ.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: đọc diễn cảm, thảo luận nhóm kết hợp thuyết giảng.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học ở SGK và trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: (1)Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.	
2. Kiểm tra bài cũ:(4phút)
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và trình bày vắn tắt cảm nhận của em về nét độc đáo của bài thơ HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG của Lí Bạch?
Yêu cầu trả lời: Theo nội dung bài học tiết 44.
3. Giảng bài mới: 	
Giới thiệu bài: Nếu Lí Bạch được mệnh danh là bậc Thi tiên thì Đỗ Phủ được xưng tụng là bậc Thi sử-Thi Thánh trong nền thơ ca đời Đường. Thơ ông gần gũi, gắn bó cuộc đời, chứa đựng nỗi niềm chua xót của một tấm lòng nhân đạo lớn mà luôn gặp bất hạnh. Thu hứng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Đỗ Phủ.
 Tiến trình bài dạy:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
5ph
30ph
4ph
 Hoạt động 1: 
Tìm hiểu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
 GV gợi dẫn, định hướng.
Hỏi: Cuộc đời và sự nghiệp văn chương Đỗ Phủ có gì đáng lưu ý?
Hỏi: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa gì cho sự tiếp nhận văn bản?
GV giảng: Tâm trạng li quê vào những năm cuối đời đói khổ, bệnh tật đã khơi dòng cho chùm thơ mùa thu của tác giả mà đây là bài thơ đầu tiên.
 Hoạt động 2: 
Đọc hiểu văn bản.
 GV hướng dẫn. Lưu ý HS đọc giọng điệu chậm buồn, tha thiết.
Hỏi: Bài thơ được viết theo hình thức thơ thế nào? Theo em, bài thơ có thể chia mấy phần?
 GV nhận xét và định hướng kết cấu theo hai phần.
 GV hướng dẫn HS đọc và cảm nhận chi tiết bài thơ.
Hỏi: Cảnh mùa thu ở Quỳ Châu hiện ra trước mắt người đọc thế nào?
Hỏi: Cảnh vật ấy biểu hiện tình cảm con người thế nào?
 GV đọc diễn cảm, hướng dẫn HS phân tích bốn câu sau.
Hỏi: Trước cảnh vật diễn ra trước mắt, tâm trạng nhà thơ thế nào? Chi tiết nào tập trung biểu hiện cảm động nhất nỗi niềm tác giả?
Hỏi: Bức tranh cuộc sống rộn ràng nơi thành Bạch Đế xa xăm chuẩn bị đông đến gợi trong lòng nhà thơ nỗi niềm gì? Theo em hai câu cuối có phù hợp mạch cảm xúc của bài thơ không? Tại sao?
 Hoạt động 3: 
GV gợi ý định hướng hs tổng kết bài học
Hỏi: Thu hứng có vị trí, ý nghĩa thế nào trong thơ ca Đỗ Phủ và thơ Đường?
* GV củng cố: Nắm vững đặc điểm cuộc đời nhà thơ, đối chiếu để cảm nhận bức tranh mùa thu và tâm trạng tác giả qua bài thơ.
 HS đọc tiểu dẫn trong SGK và trình bày.
-Đỗ Phủ (712-770) tự là Tử Mĩ.
-Sự nghiệp thơ ca đồ sộ:
 +Có khoảng 1500 bài thơ.
 +Nội dung tư tưởng sâu sắc.
 +Giọng thơ trầm uất nghẹn ngào, đặc sắc nhất là ở thể luật thi.
 HS thảo luận, xây dựng bài. Lưu ý bốn hình ảnh trong bốn câu thơ. Đó là cảnh vật nơi non xa, rừng thẳm chốn biên viễn.
 HS thảo luận. Chú ý các từ ngữ : điêu thương, tiêu sâm …
 HS chú ý cách tả cảnh ngụ tình. Tuy nhiên ở bốn câu đầu, tình thấp thoáng trong cảnh.
 HS theo dõi, thảo luận xây dựng bài.
 Nhóm 1 trình bày.
 Nhóm 2 trình bày.
 HS tự kết luận trên cơ sở gợi ý.
I. ĐỌC HIỂU KHÁI QUÁT:
1.Tác giả:
- Đỗ Phủ (712-770) tự là Tử Mĩ - nhà thơ hiện thực vĩ đại.
-Cả cuộc đời nghèo khổ, lưu lạc, chí lớn phò vua giúp nước nhưng không thành.
-Sự nghiệp thơ ca đồ sộ:
 +Có khoảng 1500 bài thơ.
 +Nội dung: bức tranh hiện thực lịch sử sinh động và chân xác; là niềm đồng cảm vô hạn với nhân dân trong khổ nạn; là tấm lòng yêu nước và tâm hồn nhân đạo chứa chan …
 +Giọng thơ trầm uất nghẹn ngào, đặc sắc nhất là ở thể luật thi.
à Thi sử à Thi Thánh.
2.Tác phẩm:
-Hoàn cảnh ra đời: Thời kì lưu lạc đến Quỳ Châu (đất Ba Thục)-nơi có núi non hùng vĩ, xa quê mấy nghìn dặm.
-Thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú.
-Kết cấu: có thể chia hai phần :
 +Bốn câu đầu: Cảnh thu ở Quỳ Châu.
 +Bốn câu cuối: Nỗi niềm nhà thơ.
II. ĐỌC - HIE

File đính kèm:

  • doctieát 38 .doc