Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 37: Tóm tắt văn bản tự sự

a) Xác định mục đích tóm tắt:

Thông qua tính cách và số phận nhân vật, có thể tìm hiểu và đánh giá văn bản tự sự cụ thể hơn, thấu đáo hơn.

b) Cách xác định quy trình tóm tắt:

- Đọc văn bản gốc.

- Xác định nhân vật chính.

- Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhân vật chính với các nhân vật khác cũng như với các sự việc, sự kiện trong văn bản.

- Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.

- Kiểm tra và sửa chữa văn bản tóm tắt.

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 37: Tóm tắt văn bản tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:2/11/2012
Tiết : 37
Bài dạy: Làm văn	 TĨM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I .MỤC TIÊU
	Sau bài học này, học sinh cần: 
- Kiến thức: Biết tĩm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
- Kĩ năng: Tĩm tắt được các văn bản tự sự lớp 10 đã học.
- Thái độ: Ý thức được việc tóm tắt, để có thể nhớ được kiến thức của văn bản gốc.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ (4 phút): Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt đông 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK, sau đó học sinh trả lời các câu hỏi:
- Để tóm tắt một văn bản tự sự, cần chú ý những yêu cầu nào?
- Một văn bản tự sự có rất nhiều nhân vật. Làm sao xác định được nhân vật chính?
GV:Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là gì?
HS: Đọc SGK, thảo luận và nêu những yêu cầu cơ bản.
HS: Thảo luận trả lời: Để xác định nhân vật chính, cần chú ý sự xuất hiện và vai trò của nhân vật trong toàn bộ văn bản.
HS: Thảo luận, trả lời.
I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính. 
1) Yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự.
- Dùng lời văn của mình để giới thiệu một cách ngắn gọn các sự việc xảy ra với nhân vật chính.
- Tóm tắt để người đọc, người nghe nắm được nội dung chính của văn bản, do đó văn bản tóm tắt cần phải phản ánh trung thành với nội dung văn bản gốc.
- Đọc kỹ văn bản gốc trước khi tóm tắt để tóm tắt đúng, đủ, đảm bảo trình tự các sự việc xảy ra với nhân vật.
2)Tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
Là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính trong mối quan hệ với các nhân vật khác và với toàn bộ diễn biến cốt truyện.
20
Hoạt động 2:Huớng dẫn học sinh tìm hiểu cách tóm tắt.
GV: Gọi học sinh đọc văn bản Truyện An Dương Vương – Mỵ Châu Trọng Thuỷ. Sau đó trả lời câu hỏi:
- Truyện có những nhân vật chính nào? Tại sao? 
- Quy trình tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương Vương.
- Thực hành tóm tắt văn bản dựa theo nhân vật An Dương Vương.
GV:Gọi học sinh đọc bản tóm tắt của mình.
GV:Nhận xét, rút kinh nghiệm
GV: Em hãy cho biết cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính?
HS: Đọc lại văn bản truyện, thảo luận và phát biểu.
HS:  Thảo luận trả lời.
HS: Thực hành tóm tắt theo nhân vật An Dương Vương.
HS: Dựa vào ghi nhớ SGK thảo luận, trả lời.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính. 
1)Ví dụ: Truyện An Dương Vương – Mỵ Châu Trọng Thuỷ.
- Nhân vật chính là An Dương Vương vì :
+ Nhân vật này xuất hiện từ đầu đến cuối văn bản.
+ Có quan hệ hầu hết với các nhân vật còn lại.
+ Có quan hệ với các sự việc, sự kiện của văn bản.
- Quy trình tóm tắt:
+ Xác định họ tên, cương vị nhân vật.
+ Xác định lời nói, hành động của nhân vật chính có liên quan với các nhân vật khác, cũng như liên quan đến các biến cố của văn bản.
+ Tóm tắt văn bản dựa theo nhân vật An Dương Vương bằng lời văn của mình.
2) Cách tóm tắt:
a) Xác định mục đích tóm tắt:
Thông qua tính cách và số phận nhân vật, có thể tìm hiểu và đánh giá văn bản tự sự cụ thể hơn, thấu đáo hơn.
b) Cách xác định quy trình tóm tắt:
- Đọc văn bản gốc.
- Xác định nhân vật chính.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhân vật chính với các nhân vật khác cũng như với các sự việc, sự kiện trong văn bản.
- Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
- Kiểm tra và sửa chữa văn bản tóm tắt.
10
Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh luyện tập.
GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 phần luyện tập: 
- Xác định mục đích tóm tắt của mỗi văn bản.
- Phân biệt sự khác nhau giữa hai cách tóm tắt đó.
HS:  Đọc bài tập phần luyện tập, làm theo gợi ý của giáo viên.
III. Luyện tập.
Bài tập 1. 
a) - Văn bản (1 ) tóm tắt toàn bộ văn bản gốc, tức là một hình thức rút gọn văn bản gốc.
- Văn bản (2) chỉ tóm tắt một đoạn văn bản gốc.
 b)- Văn bản (1) trung thành với cốt truyện, hành động số phận của nhân vật.
- Văn bản (2) tập trung vào một chi tiết nhầm lẫn giữa “bố giả” và “bố thật” để bàn về sự huyền ảo có hậu trong các sáng tác dân gian.
- Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được mục đích, yêu cầu và cách tóm tắt văn bản tự sự.
- Bài tập về nhà: Tóm tắt Truyện Tấm Cám dựa theo nhân vật Tấm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 37.doc