Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 37-38

1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên,yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi v những đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, sáng tạo.

2. Kỹ năng: Trau dồi kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích một bài thơ cổ thể thất ngôn bát cú có xen lẫn những câu lục ngôn sáng tạo.

3.Thái độ: Trân trọng trước một tâm hồn thơ vĩ đại,bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, cho Hs.

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 37-38, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:	
 Tiết: 37
 Bài: TỎ LÒNG (Thuật hoài) 
 ( Đọc văn) Phạm Ngũ Lão
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao; với đẹp của thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng; thấy được nghệ thuật bài thơ: ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao.
2. Kỹ năng: Trau dồi kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích một bài thơ cổ có ngôn ngữ hàm súc, hình ảnh độc đáo.
3.Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức xây dựng nhân cách sống cao đẹp cho học sinh :sống có lí tưởng, có ý chí, quyết tâm.
 II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: Đọc tài liệu, soạn giảng.
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, giáo viên gợi dẫn, học sinh thảo luận tổ nhóm, xây dựng bài.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài thơ.
- Trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài ở SGK.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
-Câu hỏi: Trình bày vắn tắt đặc điểm nội dung và nghệ thuật của VHVN từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, cho ví dụ minh họa?
-Yêu cầu trả lời: Văn học cĩ sự phát triển vượt bậc —› giai đoạn văn học cổ điển.
+ Nội dung: Sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa: địi quyền sống, địi hạnh phúc và đấu tranh giải phĩng con người, trong đĩ cĩ con người cá nhân, nhất là người phụ nữ
+ Nghệ thuật: Văn học phát triển mạnh cả ở văn xuơi và văn vần, cả chữ Hán và chữ Nơm. Văn học chữ Nơm khẳng định và đạt tới đỉnh cao. Văn xuơi tự sự chữ Hán cũng cĩ nhiều thành tựu.
3. Giảng bài mới:
-Giới thiệu bài: Thế kỉ XIII đã lùi vào quá vãng, nhưng âm vang hào hùng của thời đại nhà Trần thì hãy còn đọng lại trên những trang văn, dòng thơ thấm đẫm tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc của các bậc vua quan, tướng lĩnh đương thời. Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là bài thơ tiêu biểu.( 1’)
- Tiến trình bài dạy:
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
NỘI DUNG
7’
HĐ1:GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
-Trình bày vài nét về tác giả?
-Trình bày cảm nhận của em về kết cấu bài thơ? 
*GV nhấn mạnh: Tỏ lòng được xem là bài thơ nổi tiếng, thể hiện rõ nét hào khí Đông A.
HĐ1: HS tìm hiểu chung 
 -HS đọc phần tiểu dẫn, phát biểu xây dựng bài:
 Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320), quê Hưng Yên, là con rể của Trần Hưng Đạo. Ông là một nhân vật lịch sử, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, từng giữ nhiều chức vị cao dưới triều đại nhà Trần
-Hs trả lời: Kết cấu: 2 phần.
+ 2 câu đầu (tiền giải): Vẻ đẹp của con người thời Trần.
+ 2 câu sau (hậu giải): Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, lí tưởng của tác giả.
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320), quê Hưng Yên.
- Ông là một người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
- Là người văn võ toàn tài. 
- Văn thơ ông hiện chỉ còn 2 bài:
 + Tỏ lòng (Thuật hoài)
 + Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương. 
2. Tác phẩm
-Hoàn cảnh sáng tác: không khí cả dân tộc sôi sục tinh thần quyết chiến quyết thắng giặc M- N xâm lược ở thời Trần.
 -Kết cấu: 2 phần
27’
HĐ2: GV hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản.
GV đọc diễn cảm bài thơ và hướng dẫn HS đọc diễn cảm,tìm hiểu từ ngữ khó. 
- Vẻ đẹp con người thời đại nhà Trần được biểu hiện qua những hình ảnh nào trong bài thơ? Hãy trình bày cảm nhận của em về điều đó?
-Cảm nhận của em về bút pháp nghệ thuật trong hai câu thơ? 
GV gợi dẫn chuyển ý, định hướng cho HS.
-Nỗi niềm của người tráng sĩ? Suy nghĩ của em về quan niệm công danh của nhà thơ? 
- Công danh nam tử: sự nghiệp của người đàn ông.
- Công danh trái: món nợ công danh.
* Mở rộng quan niệm về chí nam nhi trong một số tác phẩm văn học đã học để làm sáng tỏ vấn đề.
HĐ2:Đọc-hiểu văn bản.
-HS chú ý những từ khó:
 Nuốt trôi trâu, nam tử, công danh nam tử, công danh trái, Vũ Hầu, …
-HS thảo luận, phát biểu:
‘Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”
+ Vẻ đẹp con người với tầm vóc vũ trụ, hành động lớn lao, kì vĩ.
+ Con người với tư thế hiên ngang, hòa hùng như át cả không gian bát ngát. Không gian mở ra cả hai chiều: rộng- non sông đất nước; cao: lên đến tận sao trời. Thời gian đâu phải là chốc lát mà đãø mấy thu, đã mấy năm rồi.
Thủ pháp nghệ thuật độc đáo:
+ Ba quân - tì hổ: hoán dụ + so sánh vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất của ba quân vừa khái quát hóa sức mạnh tinh thần của của đội quân mang “hào khí Đông A”
+ Khí thôn ngưu: thậm xưng diễn tả khí thế mạnh mẽ, át cả sao trời.
-HS thảo luận, trình bày.
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”: Quan niệm công danh của người làm trai. Công danh sự nghiệp là quan niệm lí tưởng của của người trai thời phong kiến, được coi là món nợ đời phải trả của người đàn ông: nghĩa là phải lập công giương danh để lại tiếng thơm cho muôn đời. Chí làm trai có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, cá nhân, sẵn sàng hi sinh, chiến đấu cho sự nghiệp cứu nước trung quân để cùng trời đất muôn đời bất hủ. Trong hoàn cảnh bấy giờ, đây là hoài bão cao đẹp, thắp sáng tâm hồn và nhân cách con người.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Hai câu thơ đầu: Vẻ đẹp của con người thời Trần.
- Hoành sóc: Hình ảnh dũng tướng oai phong, lẫm liệt, cầm ngang ngọn giáo bảo vệ đất nước. 
- Giang san: Độ dài ngọn giáo đo bằng kiùch thước núi sông. 
- Nghệ thuật độc đáo:
+ Ba quân - tì hổ: hoán dụ + so sánh vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất của ba quân vừa khái quát hóa sức mạnh tinh thần của của đội quân mang “hào khí Đông A”
+ Khí thôn ngưu: thậm xưng diễn tả khí thế mạnh mẽ, át cả sao trời.
* Nhận xét: Hai câu thơ thể hiện chân thực vẻ đẹp người trai thời loạn và hào khí dũng cảm của dân tộc thời Trần. Hình ảnh người tráng sĩ đan lồng trong hình ảnh đất nước nên có sức gợi lớn. Sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và cảm hứng lãng mạn đã tạo nên những hình ảnh đậm chất sử thi, thể hiện sâu đậm hào khí Đông A.
2. Hai câu thơ cuối: Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách, lí tưởng của tác giả:
- “món nợ công danh”: Đó là quan niệm tích cực.
- “thẹn”: khiêm tốn và cao cả à khát vọng về phẩm chất, tài năng, ý thức cống hiến lớn lao của người trai. 
=> Lời thơ ngắn gọn, thiết tha, chứa đựng tư tưởng, tình cảm lớn lao, sâu sắc. Quan niệm nhân sinh tích cực ấy có tác dụng khích lệ động viên tinh thần yêu nước chống ngoại xâm.
1’
HĐ3: HDHS tổng kết bài 
-Tại sao nói TP là bài thơ cổ đặc sắc, có ý nghĩa giáo dục sâu xa?
HĐ3: HS tổng kết bài 
Trả lời
III. TỔNG KẾT
Tỏ lòng là bài thơ Đường luật ngắn gọn, súc tích khắc họa thành công vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần trong công cuộc giữ nước.
2’
HĐ4:GV HSHS củng cố
Vẻ đẹp con người và thời đại nhà Trần qua bài thơ.
HĐ4: HS Củng cố bài.
ý nghÜa v¨n b¶n 
ThĨ hiƯn lÝ t­ëng cao c¶ cđa vÞ danh t­íng Ph¹m Ngị L·o, kh¾c ghi dÊu Ên ®¸ng tù hµo vỊ mét thêi k× oanh liƯt, hµo hïng cđa lÞch sư d©n téc.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’): Học thuộc lòng bài thơ (cả bản dịch và nguyên tác); chuẩn bị bài: CẢNH NGÀY HÈ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
Ngày soạn:	
Tiết: 38
( Đọc văn)	
Bài dạy: CẢNH NGÀY HÈ
	 (Bảo kính cảnh giới - bài 43) ( Nguyễn Trãi)	
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và tâm hồn yêu thiên nhiên,yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi và những đặc sắc nghệ thuật của thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, sáng tạo.
2. Kỹ năng: Trau dồi kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích một bài thơ cổ thể thất ngôn bát cú có xen lẫn những câu lục ngôn sáng tạo.
3.Thái độ: Trân trọng trước một tâm hồn thơ vĩ đại,bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, cho Hs.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kỳ trước: đọc tài liệu, soạn giảng.
- Phương pháp: đọc diễn cảm, thảo luận tổ nhóm, xây dựng bài.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài thơ.
- Trả lời các câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài ở SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp: Điểm danh và kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
-Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và trình bày nội dung hai câu đầu của bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão?
-Yêu cầu trả lời:Hs đọc thuộc bài thơ và phân tích được nội dung sau: Vẻ đẹp của con người thời Trần.
+ Hoành sóc: Hình ảnh dũng tướng oai phong, lẫm liệt, cầm ngang ngọn giáo bảo vệ đất nước. 
+ Giang san: Độ dài ngọn giáo đo bằng kiùch thước núi sông. 
+Nghệ thuật độc đáo:
o Ba quân - tì hổ: hoán dụ + so sánh vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất của ba quân vừa khái quát hóa sức mạnh tinh thần của của đội quân mang “hào khí Đông A”
o Khí thôn ngưu: thậm xưng diễn tả khí thế mạnh mẽ, át cả sao trời.
—›Hai câu thơ thể hiện chân thực vẻ đẹp người trai thời loạn và hào khí dũng cảm của dân tộc thời Trần. Hình ảnh người tráng sĩ đan lồng trong hình ảnh đất nước nên có sức gợi lớn. Sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và cảm hứng lãng mạn đã tạo nên những hình ảnh đậm chất sử thi, thể hiện sâu đậm hào khí Đông A.
3. Giảng bài mới	
 -Giới thiệu bài: Nguyễn Trãi-người anh hùng, nhân vật toàn tài số 1 trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến. Ông không chỉ là tác giả của những áng văn thơ chữ Hán bất hủ mà còn là một trong những cây bút thi ca đầu tiên đã có công xây dựng một nền văn chương chữ Nôm của dân tộc. Cảnh ngày hè-bài Bảo kính cảnh giới số 43/61 là một bông hoa tiêu biểu trong vườn hoa thơ Nôm của dân tộc.(1’)
-Tiến trình bài dạy:
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
NỘI DUNG
8’
 HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
-Trình bày vắn tắt những hiểu biết của em về tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi? 
-Xuất xứ, bố cục bài thơ?
* GV nĩi thêm :
-Cách 2: 2 phần
 +Sáu câu đầu: Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè.
 +Hai câu cuối: Khát vọng của nhà thơ.
- Cách 3: xây dựng theo hướng bổ dọc.
HĐ1: HS tìm hiểu chung - HS trả lời:Tập thơ Quốc âm thi tập :
 + Gồm 254 bài thơ
 + Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp toàn diện của con người Nguyễn Trãi.
 + Nghệ thuật: có nhiều sáng tạo trong thể thơ thất ngôn Đường luật. 
+ Gồm 4 phần:Vô đề, Môn thì lệnh (Thời tiết), Môn hoa mộc (Cây cỏ), Môn cầm thú (Thú vật).
- 2 phần:
 +Bốn câu đầu: cảnh thiên nhiên ngày hè.
 +Bốn câu sau: Cảnh sinh hoạt của nhân dân và niềm mong ước của nhà thơ.
 HS thảo luận nhóm:
- Tâm hồn rộng mở với thiên nhiên, cảnh vật, con người. Câu thơ mở đầu như là thanh thản, hòa mình vào thiên nhiên, cuộc sống.
- Tấm lòng ưu dân, ái quốc.
I. ĐỌC - HIỂU KHÁI QUÁT
1.Tập thơ Quốc âm thi tập:
 + Gồm 254 bài thơ
 + Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp toàn diện của con người Nguyễn Trãi.
+ Nghệ thuật: có nhiều sáng tạo trong thể thơ thất ngôn Đường luật. 
 2. Tác phẩm:
- Cảnh ngày hè là bài thơ số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới, gồm 61 bài thơ thuộc phần Vô đề
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
- Nét sáng tạo: Việt hóa, xen 2 câu lục ngôn đầu và cuối bài thơ.
26’
HĐ2: GV hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản. 
 GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ, định hướng cảm nhận chung.
-Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè hiện lên trong bài thơ thế nào? Hãy chọn lựa một vài chi tiết tiêu biểu, phân tích để làm nổi bật?
-Cảm nhận của em về bút pháp nghệ thuật miêu tả của tác giả? 
 GV nhận xét, bổ sung, gợi dẫn, chuyển ý và định hướng HS cảm thụ, phân tích phần tiếp theo.
-Trước bức tranh ngày hè, tâm tư nhà thơ thế nào? Phát hiện và phân tích chi tiết để làm nổi bật điều đó? 
HĐ2: HS đọc-hiểu văn bản. 
Hs phân tích vẻ đẹp tràn đày sức sống của cảnh vật ngày hè:
+Hịe lục :đùn đùn tán rợp giương. 
+Thạch lựu hiên: phun thức đỏ. 
+Hồng liên trì : tiễn mùi hương 
+Thời gian: Lầu tịch dương: chiều tà.
+Hình ảnh con người: Lao xao chợ cá , thanh bình yên vui.
+ Âm thanh mùa hè: tiếng ve kêu rộn rã như hịa cùng bản nhạc cuộc sống ngày hè.
- Từ ngữ gợi cảm được nhấn mạnh+ hình thức đảo ngữ, dùng động từ , tính từ chỉ mức độ mạnh với hệ thống từ láy, từ ghép, tượng thanh …đã biểu hiện sinh động một khung cảnh thiên nhiên mùa hè căng tràn sức sống dù đang vào lúc chiều tà.
- Hs trả lời: Nguyễn Trãi mong muốn, ước mơ: “ Dẽ cĩ Ngu cầm…địi phương”è Hồi bão lớn lao , sâu sắc và chân thành nhất, xuyên suốt cuộc đời của ơng. Câu thơ cuối bài chí cĩ 6 chữ nhưng dồn nén cảm xúc của cả bài, thể hiện vẻ đẹp con người tác giả: “ Thân nhàn nhưng tâm khơng nhàn”.
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN
1. Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè:
 - Thiên nhiên đa dạng, chân thực: có hòe, có lựu, có sen …
 -Màu sắc lung linh, sống động
 - Từ ngữ giàu sức gợi càng làm cho bức tranh phong cảnh có hồn: đùn đùn, phun, tiễn.
 - Aâm thanh: tiếng ve.
 —› Cảnh vật tươi tắn, yên ả, đầy sức sống. Khả năng quan sát, miêu tả tinh tế, nhạy cảm.
- Cuộc sống rộn rã, tươi vui:
 + Cuộc sống thái bình: có hình ảnh mộc mạc, chân quê làng ngư phủ; có hình ảnh đài các, qui phái lầu tịch dương.
 + Thanh âm: lao xao, rộn rã ,nhộn nhịp, thanh bình. 
 =›Một bức tranh ngày hè tuyệt mĩ với những nét chân thực và hết sức sống động. Đằng sau những lời thơ độc đáo là cả tình yêu thiên nhiên, cuộc sống thắm thiết.
2. Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ
 - Tiếng Ngu cầm: ẩn dụ: đường lối chính trị đúng đắn.
 - Câu thơ cuối cùng 6 chữ có nhịp điệu cân đối 3/3 bề thế, vững vàng.
- Toàn bộ bài thơ vẫn hàm chứa những nỗi niềm trắc ẩn.
 àCảm nhận cuộc sống yên vui, no đủ của muôn dân, Nguyễn Trãi mơ ước một nền thái bình lâu dài, vĩnh cửu. Ngắm cảnh nhưng không chỉ để thưởng cảnh mà là để gửi gắm nỗi niềm, ước vong lớn lao, thánh thiện: “ Thân nhàn nhưng tâm khơng nhàn”.
1’
HĐ 3: GV hướng dẫn HS tổng kết bài .
-Đánh giá tổng quát ý nghĩa, vị trí bài thơ?
HĐ 3: HS tổng kết bài .
III.TỔNG KẾT:Bài thơ đã bộc bạch tâm tư, ước vọng lo nước, thương đời của một tâm hồn cao đẹp.
2’
HĐ 4:GV củng cố
Bài thơ đựng một tâm hồn lớn cùng những sáng tạo nghệ thuật độc đáo.
HĐ 4:HS củng cố
ý nghÜa v¨n b¶n: 
T­ t­ëng lín xuyªn suèt sù nghiƯp tr­íc t¸c cđa NguyƠn Tr·i – t­ t­ëng nh©n nghÜa yªu n­íc th­¬ng d©n – ®­ỵc thĨ hiƯn qua nh÷ng rung ®éng tr÷ t×nh d¹t dµo tr­íc c¶nh thiªn nhiªn ngµy hÌ.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’): Học thuộc lòng bài thơ; chuẩn bị bài: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docTIET37-38.doc