Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 36: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)

- Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ Nôm, chia làm 4 phần. Phần Vô đề được xếp thành một số mục : Bảo kính cảnh giới có 61 bài, Cảnh ngày hè là bài số 43.

- Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi.

+ Người anh hùng với lý tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.

+ Nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, cuộc sống.

- Nghệ thuật: Việt hoá thể thơ dân tộc có khi chen vào chỗ thích hợp một số câu lục ngôn.

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 14204 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 36: Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:29/10/2012
Tiết : 36
Bài dạy: Đọc văn	 CẢNH NGÀY HÈ 
	 ( Bảo kính cảnh giới – số 43)	
	Nguyễn Trãi
I .MỤC TIÊU
	Sau bài học này, học sinh cần:
- Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Nhận thức được đặc điểm của thơ Nôm Nguyễn Trãi.
- Kĩ năng: Đọc- hiểu một bài thơ Nơm Đường luật theo đặc trưng thể loại.
- Thái độ: Biết tôn trọng, yêu thương, bồi dưỡng cho mình một nhân cách sống.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
- Kiểm tra bài cũ (4 phút): Đọc thuộc bài thơ Tỏ lịng của Phạm Ngũ Lão, phân tích hào khí Đơng A được thể hiện trong bài thơ?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu khái quát.
GV: Yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn SGK, sau đó yêu cầu học sinh nêu tóm tắt về nội dung thơ văn Nguyễn Trãi.
HS: Đọc tiểu dẫn SGK, sau đó tóm tắt vài nét về nội dung thơ văn Nguyễn Trãi.
I.Đọc – hiểu khái quát:
- Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ Nôm, chia làm 4 phần. Phần Vô đề được xếp thành một số mục : Bảo kính cảnh giới có 61 bài, Cảnh ngày hè là bài số 43. 
- Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi.
+ Người anh hùng với lý tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
+ Nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, cuộc sống.
- Nghệ thuật: Việt hoá thể thơ dân tộc có khi chen vào chỗ thích hợp một số câu lục ngôn.
25
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu chi tiết.
GV: Gọi học sinh đọc bài thơ, yêu cầu đọc đúng nhịp.
GV: Cảnh trong bài thơ là cảnh cụ thể nào? Ở đâu? Vì sao ta biết điều đó?
GV: Nhận xét về bức tranh thiên nhiên và cuộc sống qua cảm nhận của nhà thơ.
GV:Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong bài thơ này?
GV: Liên hệ thơ văn Nguyễn Trãi để thấy được tấm lòng luôn canh cánh nỗi ái quốc ưu dân.
 Bui một tấm lòng ưu ái cũ/ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.
HS: Đọc diễn cảm văn bản bài thơ, chú ý ở giọng điệu, cách ngắt nhịp.
HS: Thảo luận, trả lời: Cảnh ngày hè ở một làng chài.
HS: Tìm những chi tiết cụ thể để chứng minh.
HS: Thảo luận, trả lời: Bức tranh thiên nhiên buổi chiều vừa sinh động vừa tràn đầy sức sống, vừa có hình, vừa có hồn, vừa gợi tả, vừa sâu lắng.
HS: Thảo luận phát biểu:
- Một tâm hồn luôn rộng mở trước thiên nhiên.
- Một nhà thơ yêu nước, thương dân sâu sắc.
II. Đọc – hiểu chi tiết:
1) Phong cảnh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè.
* Cảnh ngày hè ở làng chài vào lúc cuối ngày.
- Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên:
+ Mọi hình ảnh đều sống động: Hịe lục đùn đùn, rợp mát che cả một khoảng sân; thạch lựu phun trào sắc đỏ; sen hồng đang độ nức ngát mùi hương.
+ Mọi màu sắc đều đậm đà: Hịe lục, lựu đỏ, sen hồng.
- Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh cuộc sống con người: Nơi chợ cá, dân dã thì “lao xao” tấp nập; chốn lầu gác thì ve kêu “dắng dỏi” như một bản đàn.
- Cảnh vật được cảm nhận bằng nhiều giác quan: Thị giác, khứu giác, thính giác,…
=> Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Nhà thơ đã hoà quyện giữa màu sắc với âm thanh làm cho bức tranh thiên nhiên vừa có hình, vừa có hồn, vừa gợi tả, vừa sâu lắng. Điều đĩ cho thấy một tâm hồn khao khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế, giàu chất nghệ sĩ của tác giả. 
2) Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi:
- Một nhà thơ với tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống dù trong hoàn cảnh nào cũng mở rộng tấm lòng để đón nhận thiên nhiên nên có được một bức tranh cảnh vật chiều hè sinh động như thế.
- Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước muốn cĩ cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc “Nam phong” cầu mưa thuận giĩ hịa để dân giàu nước mạnh.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương. 
- Lấy Nghiêu, Thuấn làm “gương báu răn mình”, Nguyễn Trãi đã bộc lộ chí hướng cao cả: Luơn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước, thương dân.
5
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
GV:Một trong những sáng tạo của Nguyễn Trãi khi sử dụng thơ Thất ngôn Đường luật là gì? Tác dụng?
HS: Dựa vào phần ghi nhớ trả lời.
III. Tổng kết:
 Bài thơ miêu tả cảnh ngày hè tràn đầy sức sống, qua đó cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi: Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, canh cánh nỗi niềm ưu ái với nước với dân. Cách chen vào một số câu lục ngôn làm cho ý thơ chắc khoẻ, cân đối và góp phần Việt hoá thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật của Trung Quốc.
- Củng cố, dặn dị ( 1 phút): Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Bài tập về nhà: Đọc thuộc bài thơ, soạn bài tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • doctiet 36.doc
Giáo án liên quan