Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 3,4: Ôn tập những lỗi thường gặp trong sử dụng Tiếng Việt - Thực hành sửa lỗi
) Đối với ngữ âm và chữ viết
- Những biện pháp sử dụng âm, thanh, vần nhịp điệu ,.có thể tạo nên những âm hưởng thích hợp, nâng cao hiêu quả biểu đạt nội dung tư tưởng tình cảm, cảm xúc.
VD: " Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín." ( Thép mới) có thể thấy nhịp diệu cân xứng và trải rộng dần ở phần vị ngữ (2-2- 4- 4) với những nhịp ngắn đi trước,nhịp dài ở sau và sự kết thúc mỗi nhịp bằng sự luân phiên của các tiếng thanh bằng với các tiêng thanh trắc ( làng- nước-tranh-chín) đã tạo cho cau văn âm hưởng hài hoà và lan toả của cảm xúc(từ nhỏ đến lớn,từ gần đến xa,từ từ điểm hẹp đến diện rộng,.)
b)Đối với từ ngữ:
Rất nhiều biện pháp nghệ thuật đã được sữ dụng để tăng cường hiệu quả biểu đạt: so sánh,nhân hoá,ẩn dụ,hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, tượng trưng,chơi chữ,tập kiều,.Mỗi biện pháp như thế cũng co những chuẩn mực sữ dụng và đòi hỏi việc sữ dụng phải phù hợp với nội dung tư tưởng tình cảm được biểu hiện và phong cách ngôn ngữ chung của văn bản.
Ngày soạn: 18/ 09/ 2009 Lớp dạy 10A4, Tiết ( theoTKB): 2 Ngày dạy: 19/ 09/ 2009 Sĩ số Tiết( theo TKB) 5 Ngày dạy: 25/ 09/ 2009 sĩ số Lớp dạy 10A5, Tiết( theo TKB) 4 Ngày dạy: 19/ 09/ 2009 Sĩ số Tiết( theo TKB) 4 Ngày dạy: 26/ 09/ 2009 Sĩ số Bám sát:Tiết 3-4 ôn tập Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt - thực hành sửa lỗi A. Mục tiêu bài học: - Giúp học sinh : + Nắm vững những yêu cầu sử dụng tiếng Việt về ohương diện ngữ âm, chữ viết, dùng Từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ. + Nhận diện những lỗi trong thực hiện sử dụng tiếng Việt ở những phương diện: phân tích được lỗi, chỉ ra nguyên nhân măc lỗi chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi và có kĩ năng sửa chữa lỗi. + Nâng cao tình cảm yêu quý tiếng việt , thái độ cẩn trọng khi nói và viết bằng tiếng Việt. B. chuẩn bị của G/v và H/s. - SGK, SGV, Giáo án , SGK tự chọn. - Học sinh ôn lại những kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài học. C. Cách thức tiến hành: Nêu vấn đề , trả lời câu hỏi, thảo luận. D. Tiến trình lên lớp : 1. Kiểm tra bài cũ. Hãy cho biết một số yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài viết . 2. Nội dung bài mới Hoạt động của G/v và H/s Yêu cầu cần đạt Hãy cho biết những chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết ? Chữ quốc ngữ có một số quy địnhvề những trường hợp không có sự thống nhất giữa âm và chữ. Từ là đơn vị ngôn ngữ có nhiều bình diện . Vì vậy chuẩn mực về dùng từ gồm những phương diện nào ? VD; chinh phu / chinh phụ .. - bàng quang/ bàng quan - nhỏ ,nho nhỏ , nhỏ nhắn, nhỏ nhen , nhỏ nhoi... VD: Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lủctai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc,Mị lại bồi hồi. ( Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ) - Em có nhận xét gì về kết cấu của đoạn văn trên ? GV lấy ví dụ minh hoạ: Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoa bỏ được những hiệp ước mà Pháp đã kívề nước Việt Nam, xáo bỏ tất cả mọi đặc quyềncủa Phảptên đất nước Việt Nam. (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập ) Hãy cho biết muốn sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao ta cần phải làm gì? Hãy phân tích nhịp điệu của ví dụ? Những biện pháp nghệ thuật nhằm mục đích gì? Gv lấy ví dụ minh hoạ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy mọt mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bẩy mười chín mùa xuân .... Hãy cho biết những lỗi thường mắc khi sử dụng? VD: Lồng làn, lông lổi, chăng chối, xục xôi, dội dàng, dui dẻ,... => nói và viết sai phụ âm đầu. cần chữa lại là: nồng nàn, nông nổi, trăng trối, sục sôi, vội vàng, vui vẻ,... Hãy chi ra những loại lỗi khi dùng từ. I. Khái quát về những yêu cầu sử dụng tiếng việt 1. Sử dụng đúng các phương tiện ngôn ngữ , theo các chuẩn mực của tiếng Việt. a) Chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết. - Viết theo phát âm chuẩn của tiếng việt VD: Đúng(âm chuẩn) địa phương - đẹp đẽ đẹp đẻ - giặt quần áo giặc quần áo - rửa xe rữa xe - mù mịt mù mực - trốn tránh chốn chánh ..... - Viết theo những quy định hiện hành của chữ quốc ngữ. VD: Đúng sai - ngành nghề ................ nghành ngề - quang cảnh................... qoang cảnh - công tác ........... kông tác Ngoài ra còn viết theo các quy tắc viết hoa và quy tắc viết từ ngữ nước ngoài. b) Chuẩn mực về dùng từ + Dùng đúng hình thức âm thanhvà cấu tạo của từ . Không được lẫn lộn giữa các từ gần âm mà có nghĩa khác nhau, cần dùng từ chính xác về âm thanh và cấu tạo vì mỗi hình thưc âm thanh đều găn với nội dung ý nghĩa nhất định. + Dùng đúng ý nghĩa của từ, cả ý nghĩa cơ bản và săc thái biểu cảm. VD: ngoan cố và ngoan cường gần âm gần nghĩa cơ bản , nhưng khac nhau về ý nghĩ biểu cảm ( Bọn giặc ngoan cố chống cự / Bộ đội ta ngoan cường đánh trả) + Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ . c) Chuẩn mực về đặt câu. - Câu cần cấu tạo đúng về mặt kết cấu ngữ phápcủa tiếng Việt => Đoạn văn trên có kết cấu rất đa dạng: Câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt , câu có cụm chủ vị làm thành phần và câu ghép. Mỗi kiểu câu có tác dụng của nó. - Yêu cầu câu cần đúng về nội dung và ý nghĩa: phản ánh đúng hiện thực, quan hệ ý nghĩa hợp lô gích, không mâu thuẫn, nội dung và mục đích nói rõ ràng, mạch lạc ... - Câu cần được đánh dấu câu thích hợp => Nhờ các dấu phẩy mà câu văn trên tuy dài, có kết cấu phức tạp, nhưng vẫn trong sáng mạch lạc. d) Chuẩn mực về cấu tạo văn bản . - Câu văn cần có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời văn bản cần được tổ chức theo một kết cấu mạch lạc . e) Chuẩn mực về phong cach ngôn ngữ 2. Sử dụng hay, đạt hiệu quả cao a) Đối với ngữ âm và chữ viết - Những biện pháp sử dụng âm, thanh, vần nhịp điệu ,..có thể tạo nên những âm hưởng thích hợp, nâng cao hiêu quả biểu đạt nội dung tư tưởng tình cảm, cảm xúc. VD: " Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín." ( Thép mới) có thể thấy nhịp diệu cân xứng và trải rộng dần ở phần vị ngữ (2-2- 4- 4) với những nhịp ngắn đi trước,nhịp dài ở sau và sự kết thúc mỗi nhịp bằng sự luân phiên của các tiếng thanh bằng với các tiêng thanh trắc ( làng- nước-tranh-chín) đã tạo cho cau văn âm hưởng hài hoà và lan toả của cảm xúc(từ nhỏ đến lớn,từ gần đến xa,từ từ điểm hẹp đến diện rộng,..) b)Đối với từ ngữ: Rất nhiều biện pháp nghệ thuật đã được sữ dụng để tăng cường hiệu quả biểu đạt: so sánh,nhân hoá,ẩn dụ,hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, tượng trưng,chơi chữ,tập kiều,...Mỗi biện pháp như thế cũng co những chuẩn mực sữ dụng và đòi hỏi việc sữ dụng phải phù hợp với nội dung tư tưởng tình cảm được biểu hiện và phong cách ngôn ngữ chung của văn bản. -Nhân hoá"mặt trời"mồt thiên thể to lớn trong vũ trụ hằng ngày nhưng luôn luôn ở bên cạnh,gần gũi và bầu bạn(đi qua,thấy,)với bác. -ẩn dụ dối với từ"mặt trời"thứ hai:Hồ Chí Minh cũng như mặt trời,mang lại sự sống cho nhân dân việt nam,đem đến ánh sáng và cuộc sống hạnh phúc cho con người,đồng thời cũng sống mãi trong lòng nhân dân như mặt trời trong vũ trụ. -Nhiều biện pháp tu từ biểu hiện tính chất vĩnh hằng,trường cửu của sự nghiệp cách mạng mà bác đã tạo dựng và cả tính chất vĩnh hằng trong tình cảm của nhân dân dối với bác. c)Đối với câu: những phép tu từ về đặt câu để dạt dược tính chất nghệ thuật,và có hiẹu quả giao tiếp cao cũng không phải là ít. d)Đối với toàn văn bản: tất cả các phương thức vàbiện pháp sử dụng ngôn ngữ khi nói và khi viết nhằm đạt được mức độ hay,có hiệu quả cao có thể và cần phải phốí hợp với nhau trong từng đợt giao tiếp,để tạo nên một động tác tổng hợp trong việc biểu hiện nội dung tư tưởng ,tình cảm,cảm xúc của những người tham gia hoạt động giao tiếp.Những biện pháp đó thể hiện việc sử dụng sáng tạo,có chuyển hoá linh hoạt các phương tiện ngôn ngữ theo những phương thức chung. II.Những loại lỗi thường mắc khi sữ dụng : 1)Lỗi về phát âm và chữ viết. + Lỗi do nói/ hoặc viết theo sự phát âm của phương ngữ hoặc cá nhân. * Các loại lỗi thường gặp: + Lỗi do viết không đúng những quy định về chữ viết hiện hành. VD: kông tác, hoa quình, ôm gì, nghành nghề. Chữa lại: ngành nghề, ôm ghì, hoa quỳnh.. 2) Lỗi về từ. VD;- Trình độ tư di của nó còn yếu nắm Tóc mẹ còn nhiều nắm nhăn. Tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm không thanh toán được. 3) Lỗi về câu: (1) Qua tác phẩm đã cho ta thấy tinh thần anh dũng của giai cấp công nhân vùng mỏ. Có hai cách chữa: + Giữ nguyên từ qua, bỏ các từ đã cho và đặt vào đó dấu phẩy. + Bỏ từ qua. 3. Củng cố : Học sinh cần nắm được : Chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết . Chuẩn mực về dùng từ và đặt câu , phong cách ngôn ngữ. Sử dụng hay ,và đạt hiệu quả giao tiếp cao Những lỗi thường mắc khi sử dụng tiếng việt. 4. Dặn dò : Về nhà soạn bài và học bài cũ như hướng dẫn. Và làm bài tập 3 SGK
File đính kèm:
- BAM SAT TIET11+12+13.doc