Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 30: Lời tiễn dặn

1. Tình cảm thiết tha, quyến luyến của chàng trai Thái.

- Lời nói cảm động

- Cử chỉ chăm sóc ân cần

- Qua suy nghĩ: đành lòng quay lại, chịu quay đi.

- Điệp từ quay đi, quay lại Chàng trai ý thức tình cảnh trái ngang, có chút gì đó cam chịu, chấp nhận

 tình yêu đậm đà, sâu sắc, thuỷ chung, trong sáng, lành mạnh.

2. Tâm trạng và nỗi niềm cô gái:

- Thể hiện: lặp cấu trúc tâm trạng dùng dằng chưa muốn đi

- Hình ảnh ớt, cà, lá ngón tâm trạng đắng cay của cô gái.

 bế tắc, tuyệt vọng

- Nguyên nhân: cuộc hôn nhân bị ép buộc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10029 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 30: Lời tiễn dặn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Tiết: 30
ĐỌC THÊM: LỜI TIỄN DẶN
 (Trích Truyện thơ dân gian “Tiễn dặn người yêu” – Dân tộc Thái) 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Phần Ca dao hài hước (tiếp theo): Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều lo toan, vất vả.
- Phần Hướng dẫn đọc thêm Đoạn trích “Lời tiễn dặn” – trích truyện thơ dân gian dân tộc Thái “Tiễn dặn người yêu”:
+ Cảm hứng nhân đạo trong câu chuyện tình éo le của đôi nam nữ thanh niên dân tộc Thái.
+ Nghệ thuật lựa chọn, nghệ thuật xây dựng tình huống và diễn tả nội tâm nhân vật, nghệ thuật kể chuyện bằng thơ uyển chuyển, nhịp nhàng, sinh động.
2. Kỹ năng
- Trực tiếp bồi dưỡng các kỹ năng đọc – hiểu và phân tích tác phẩm trữ tình dân gian thể loại ca dao. Sưu tầm và phân loại ca dao dân ca theo một số tiêu chí: chủ đề, địa phương, biện pháp, mô-típ nghệ thuật đặc trưng…, hát dân ca theo làn điệu địa phương.
- Trực tiếp bồi dưỡng các kỹ năng: Kể chuyện, tóm tắt tác phẩm thể loại truyện thơ dân gian, phân tích tác phẩm và nhân vật trong thể loại truyện thơ dân gian, kể chuyện theo vai nhân vật trong truyện thơ dân gian. Sưu tầm và phân loại tác phẩm truyện thơ dân gian theo đặc trưng thể loại.
- Tự nghiên cứu SGK, tự nghiên cứu văn bản tác phẩm và TLTK. Thuộc bài, nhớ bài.
3. Thái độ
- Thái độ lạc quan yêu đời.
- Yêu mến người lao động và các sáng tác văn chương của họ.
- GD tinh thần nhân đạo, nhân văn, thái độ biết cảm thông đối với những con người có hoàn cảnh éo le, bất hạnh, xóa bỏ thái độ thành kiến đối với những người lao động nghèo khó.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có).
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm…
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp:1’
- Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Câu hỏi kiểm tra: Đọc và phân tích nội dung, ý nghĩa một số bài ca dao hài hước mà em thích?
 -Gợi ý trả lời: Học sinh đọc một số bài ca dao hài hước đã học và phân tích theo nội dung bài đã chọn.
3. Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: Trong kho tàng VHDG Việt Nam, chúng ta đã tiếp xúc với nhiều thể loại như truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao…Hôm nay chúng ta sẽ khám phá một thể loại mới qua truyện thơ dân gian “Tiễn dặn người yêu” – Dân tộc Thái (1’)
-Tiến trình bài dạy:
Thời
gian
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của 
học sinh
Nội dung
5’
HĐ 1: HDHS Tìm hiểu chung Thao tác 1: GV cho HS nhắc lại những kiến thức về truyện cười đã học ở bài trước
Thao tác 2: GV cho HS đọc tiễu dẫn trong SGK rồi gợi ý.
HĐ 1:Tìm hiểu chung 
- HS có thể trao đổi, suy nghĩ để trả lời 
- HS đọc tiểu dẫn 
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Thể loại: truyện thơ
2. Đoạn trích: Là lời dặn dò của chàng trai khi anh tiễn cô gái về nhà chông và chứng kiến cảnh nhà chồng đánh đập cô, thương cô , anh càng khẳng định mối tình tha thiết của m ình.
bộ nhân dân).
30’
HĐ 2: HDHS đọc hiểu văn bản
- Tình cảm thiết tha, quyến luyến của chàng trai Thái được thể hiện như thế nào?
- Tâm trạng của chàng trai cho ta thấy điều gì?
- Hình ảnh cô gái được miêu tả như thế nào? 
- Nguyên nhân nào dẫn đến bi kịch trong tâm hồn cô gái?
- Bi kịch đó thể hiện qua những chi tiết nào?
- Khi đưa tiễn người yêu về nhà chồng, chàng trai đã tiễn dặn như thế nào? Qua đó cho thấy tình cảm của chàng trai ra sao?
- Phân tích nghĩa biểu cảm của từ “đợi”? 
- tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả tâm trạng của chàng trai?
- Qua lời tiễn dặn của chàng trai, tác giả dân gian muón gởi gắm điều gì?
- Nguyên nhân vì đâu gây nên nghịch cảnh éo le cho đôi trai gái này? 
- Hiện nay trình trạng này còn hay không?
- Sự phản kháng chế độ hôn nhân và khát vọng tự do yêu thương được thể hiện qua chi tiết nào?
Gv giảng mở rộng.
HĐ 2: HS đọc hiểu văn bản
Chú ý: đọc gợi cảm, đặc biệt nhữgn câu thể hiện tâm trạng chàng trai và cô gái.
HS suy nghĩ và trả lời theo gợi ý của GV:
- Lời nói
- Cử chỉ
- Suy nghĩ
à tâm trạng rối bời đầy mâu thuẫn của chàng trai 
HS thảo luận:
-tâm trạng dùng dằng chưa muốn đi 
- Tâm trạng đắng cay của cô gái.
- Tâm trạng bế tắc, tuyệt vọng
HS trả lời:
- Hẹn ước chờ đợi.
à Tình yêu thuỷ chung, son sắc, bền chặt.
HS trả lời: “đợi” chấp nhận thực tại nghĩa là hiện tại không thể có nhau nhưng mặc khác họ có thể hi vọng ở tương lai.
HS trả lời: Khẳng định vẻ đẹp của tình yêu chân chính, tự do, tự nguyện.
HS trả lời: Tập tục hôn nhân cha mẹ đặt đâu con ngồi đó.
HS thảo luận về hiện tại.
HS trả lời:
- “Chết” 
- “Cùng” “Chung
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Tình cảm thiết tha, quyến luyến của chàng trai Thái.
- Lời nói cảm động 
- Cử chỉ chăm sóc ân cần
- Qua suy nghĩ: đành lòng quay lại, chịu quay đi.
- Điệp từ quay đi, quay lạià Chàng trai ý thức tình cảnh trái ngang, có chút gì đó cam chịu, chấp nhận
à tình yêu đậm đà, sâu sắc, thuỷ chung, trong sáng, lành mạnh.
2. Tâm trạng và nỗi niềm cô gái:
- Thể hiện: lặp cấu trúc à tâm trạng dùng dằng chưa muốn đi 
- Hình ảnh ớt, cà, lá ngón à tâm trạng đắng cay của cô gái.
à bế tắc, tuyệt vọng 
- Nguyên nhân: cuộc hôn nhân bị ép buộc. 
3. Lời tiễn dặn của chàng trai.
- Khi tiễn người yêu về nhà chồng: “một chữ đợi”à lời ước hẹn của chàng trai.
- Thực tại: một mặt “đợi” chấp nhận thực tại nghĩa là hiện tại không thể có nhau nhưng mặc khác họ có thể hi vọng ở tương lai.
- Khi chứng kiến cảnh người yêu bị nhà chồng hắt hủi. Tâm trạng, nỗi niềm của chàng trai:
+ Dùng lời lẽ an ủi, động viên, săn sóc người yêu à tình yêu chân thành, cảm động, chàng trai chia sẽ cùng cô gái.
- “Chết” thể hiện tình yêu son sắc của chàng trai, dù chết vẫn không thay đổi.
- “Cùng” “Chung” diễn tả sự gắn bó, bền chặt không rời xa.
- Hình ảnh: vàng, đá, gỗ cứng, gió à tình yêu bất tử.
à Khẳng định vẻ đẹp của tình yêu chân chính, tự do, tự nguyện. Người Thái bộc lộ quan điểm của mình về tình yêu. 
4. Sự phản kháng chế độ hôn nhân và khát vọng tự do yêu thương.
- Thể hiện: + Tập tục hôn nhân
 + Nỗi đau của chàng trai, cô gái 
à phản kháng tập tục phi nhân tính ngăn cản quyền tự do yêu đương của con người.
- Mong muốn được chết cùng à sự phản kháng.
- Đoạn cuối thể hiện hình ảnh gắn bó thắm thiết, thuỷ chung, chính là niềm tin chiếu vào những tập tục của dân tộc thái.
1’
HĐ 3: GV hướng dẫn HS tổng kết bài học
HĐ 3: HS tổng kết bài học
Nội dung
Giá trị 
Nghệ thuật
III. TỔNG KẾT.
- Qua đoạn trích thể hiện tấm lòng thông cảm, chia sẻ, bênh vực, thương yêu…những con người bất hạnh.
- Ca ngợi những phẩm chất đẹp của con người
- Bày tỏ khát vọng, ước mơ về một cuộc sống đẹp.
- Lên án những gì chà đạp lên quyền sống, hạnh phúc của con người.
1’
HĐ 4: HDHS Củng cố
-Vẻ đẹp nhân văn của đoạn trích
HĐ 4: HS Củng cố
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo
Học bài, soạn bài “Luyện tập viết đoạn văn tự sự” (1’)
IV.RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG

File đính kèm:

  • docTIET30.doc
Giáo án liên quan