Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 3: Người cầm quyền khôi phục uy quyền

- GV giới thiệu đoạn trích nằm cuối phần 1. Nói rõ đoạn trích có mối liên hệ như thế nào với các sự kiện trước đó: Vì muốn cứu Săngmachiơ-một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Vangiăng buộc phải ra tự thú. Trong thời điểm ấy, Giăng Vangiăng đang giúp người mẹ khốn khổ Phăng-tin vượt qua giai đoạn khó khăn của cuộc sống và tìm lại cho cô đứa con gái Côdét hiện đang phải làm thuê cho gia đình Tênacđiê ác độc. Ông đã đến nhà Phăng-tin trong khi cô chưa biết về sự thật tàn nhẫn

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2148 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 3: Người cầm quyền khôi phục uy quyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3, thứ 4 ngày 2 tháng 3 năm 2011
Ngày soạn 27.2.2011
Đọc văn: NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
 (trích Những người khốn khổ)
 -Victor Hugo-
A. Mục tiêu
I. Chuẩn
1. Kiến thức: Thông qua bài học, giúp học sinh:
- Cảm nhận được thông điệp về tình thương mà V.Hugo gửi gắm: tình thương là một trong những giải pháp cứu vãn, thay đổi xã hội
- Hiểu ý nghĩa thẩm mĩ của các thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn trích
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng cảm thụ, tìm hiểu một tác phẩm văn học
- Phân tích được nghệ thuật đối lập giữa các tuyến nhân vật
3. Thái độ
- Có sự phân định cái ác và điều thiện
- Đề cao tình thương và coi trọng sức mạnh của tình thương
II. Nâng cao: Thông qua bài học, giúp học sinh:
- Biết tiếp thu có phê phán lí tưởng thẩm mĩ của chủ nghĩa lãng mạn: tình thương là cần thiết nhưng để dẹp bỏ bất công, cường quyền, bạo lực con người không thể chỉ hành động theo tiếng nói của trái tim
- Nhận diện được những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa
- Biết vận dụng tri thức về thể loại để tìm hiểu những tác phẩm cùng khuynh hướng, trào lưu
B. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: phát vấn, gợi tìm, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ
C. Chuẩn bị của thầy và trò
I. Giáo viên:
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài tóm tắt văn bản NCQKPUQ
- Giao hệ thống câu hỏi để HS tìm hiểu
- Hướng dẫn HS chia nhóm, giao nhiệm vụ tìm hiểu về ngôn ngữ; thái độ, hành động của Gia-ve
- Thiết kế giáo án
II. Học sinh
- Chuẩn bị bài tóm tắt tác phẩm
- Chuẩn bị giấy A0 viết sẵn chi tiết về ngôn ngữ; thái độ, hành động của Gia-ve + phần nhận xét của HS
- Tìm hiểu tác phẩm theo hệ thống câu hỏi
D. Tiến trình bài học
I. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 
II. Kiểm tra bài cũ
III. Dạy bài mới
1. Đặt vấn đề: 
 Đã hơn một thế kỉ trôi qua, văn hào lỗi lạc V.Hugo vẫn như cây đại thụ đổ bóng xuống nền văn chương nhân loại. Những trang sách của ông là hơi thở ấm nóng về tình người, là cái nhìn bao dung đối với lớp người khốn khổ của xã hội đầy ba động. Hơn ai hết, ông nhận thức rõ giá trị của những trang văn máu thịt của cuộc đời mình: “Khi pháp luật và phong hóa còn đày đọa con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng lên thiên mệnh, khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự tha hóa của đàn ông vì bán sức lao động, sự sa đọa của đàn bà vì miếng cơm manh áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn chưa được giải quyết, khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở, nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất đốt nát và đau khổ còn tồn tại thì những cuốn sách như loại này còn có thể có ích”.
 Hôm nay, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu xem V.Hugo đã gửi gắm thông điệp lớn lao nào trên những trang viết, thông qua một đoạn trích trong tác phẩm nổi tiếng Những người khốn khổ: Người cầm quyền khôi phục uy quyền
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Ghi chú
I. Tìm hiểu tiểu dẫn
1. Về tác giả
- Dựa vào SGK, em hãy trình bày những nét cơ bản về cuộc đời của V.Hugo
+ Tuổi thơ là “những trang sách đời khắc nghiệt”
+ Sinh ra và lớn lên trong thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão tố cách mạng
- GV giải thích:
+ mâu thuẫn gia đình: mẹ ông theo tư tưởng bảo hoàng, cha ông theo tư tưởng cộng hòa
+ thời đại đầy biến động: cách mạng tư sản đã đập tan chế độ phong kiến nhưng cuộc sống của nhân dân thì vẫn sống đau khổ, khốn cùng dưới sức ảnh hưởng của chính quyền tư sản-> nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra.
- GV hỏi: Cũng giống như bậc văn hào lỗi lạc xứ bạch dương M.Gorky với cuộc đời đầy cay đắng, V.Hugo đã vượt lên trên “những trang sách đời khắc nghiệt” để tự viết nên sự nghiệp vĩ đại của một bậc thiên tài. Em biết gì về sự nghiệp của bậc thiên tài này?
- HSTL
- GV nhấn mạnh 2 tác phẩm lớn của Hugo: Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức bà Pari, khẳng định: Ở V.Hugo, con người chính trị và con người nhân văn thống nhất với nhau. Suốt cuộc đời mình, ông đã hoạt động không ngừng nghỉ vì sự tự do của con người, vì sự tiến bộ của con người và thời đại. Vì vậy, nhân dân Pháp đã coi ông là biểu tượng của tự do và nhân đạo. Với tất cả những gì mà V.Hugo cống hiến, ông đã trở thành một danh nhân văn hóa của nhân loại.
(Mở rộng: Ở Việt Nam có 3 danh nhân văn hóa thế giới là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh)
- GV nói thêm về cái chết của V.Hugo: sinh thời, ông chỉ tâm nguyện lúc chết đi sẽ được đưa ma trên cỗ xe tang của những người nghèo, nhưng thực tế, khi ông mất, người dân Pháp đã trân trọng chôn cất ông ở điện Pac-tê-ông.
2. Về tác phẩm
- GV giới thiệu năm xuất bản, bố cục, yêu cầu HS nêu tên các phần trong tác phẩm
- GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung tác phẩm Những người khốn khổ
- GV nhận xét, nhấn mạnh chi tiết cảm động, ý nghĩa, cho thấy sức mạnh của tình thương
+ Giám mục Mi-ri-en đưa thêm cho Giăng Van-giăng đôi chân nến bạc, và nói: “Ta đã mua linh hồn con và tặng cho Thượng đế”-> không những không trách phạt mà còn cảm hóa bằng tình thương và sự cảm thông
+ Chi tiết Gia-ve tự vẫn bởi hành động hết sức cao thượng của Giăng Van-giăng, Gia-ve không thể chịu đựng nổi sự mâu thuẫn tột cùng giữa niềm tin đối với pháp luật của giai cấp tư bản và tấm lòng của những con người khốn khổ dưới đáy xã hội.
- GV khẳng định: TP đã phản ánh đời sống khốn khổ của những người lao động nghèo, cảm thông với nỗi đau và ngợi ca sức mạnh vươn lên của những con người khốn khổ. Chính vì vậy, TP là một thiên anh hùng ca về quần chúng nhân dân bị áp bức, đau khổ và nổi dậy
3. Về đoạn trích
- GV giới thiệu đoạn trích nằm cuối phần 1. Nói rõ đoạn trích có mối liên hệ như thế nào với các sự kiện trước đó: Vì muốn cứu Săngmachiơ-một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Vangiăng buộc phải ra tự thú. Trong thời điểm ấy, Giăng Vangiăng đang giúp người mẹ khốn khổ Phăng-tin vượt qua giai đoạn khó khăn của cuộc sống và tìm lại cho cô đứa con gái Côdét hiện đang phải làm thuê cho gia đình Tênacđiê ác độc. Ông đã đến nhà Phăng-tin trong khi cô chưa biết về sự thật tàn nhẫn
II. Đọc-hiểu văn bản
- GV gọi 4 HS, đọc phân vai: người kể chuyện, Phăng-tin, Gia-ve, Giăng Van-giăng.
+HD đọc bài: Người kể chuyện: cảm xúc; Phăng-tin: yếu ớt, sợ hãi; Gia-ve: quát tháo, lỗ mãng; Giăng Van-giăng: điềm tĩnh nhưng dứt khoát, mạnh mẽ
- GV hỏi: Đoạn trích có mấy nhân vật? Nổi bật lên là những nhân vật nào?
- HSTL: 4 nhân vật, nổi bật là Gia-ve và Giăng Van-giăng
- GV định hướng: Như vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu đoạn trích này theo hướng phân tích hình tượng 2 nhân vật tiêu biểu là Gia-ve và Giăng Van-giăng. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tập trung khai thác hình tượng Gia-ve (gv ghi nhan đề)
- GV yêu cầu HS khái quát cảm nhận của mình về nhân vật Gia-ve trong 2 chữ, gọi ngẫu nhiên liên tiếp 5-7 HS
-HSTL (tàn bạo, cáo già, hung hãn…)
- GV đọc cho HS nghe đoạn văn miêu tả về Gia-ve: “Thời trẻ hắn đã từng là nhân viên trong các nhà tù miền Nam. Nhờ tính thật thà, lương tâm, chức nghiệp, lòng dũng cảm, hắn đã lần lượt leo lên các bậc thang nghề nghiệp. Dáng vẻ hắn ta vừa vững vàng vừa khủng khiếp vừa khắc khổ vừa kiêu căng. Bất hạnh cho kẻ nào rơi vào tay hắn ta; hắn ta sẵn sàng bắt giữ cha mình với sự thỏa mãn trong lòng do đức hạnh mang lại. Trọn cuộc đời hắn ta bám chặt vào hai từ này: canh chừng và theo dõi. Cặp lông mày hắn nhô lên trên đôi mắt âm u; những chòm râu rậm rạp phủ đầy đôi má của hắn ta,tạo cho hắn một bộ mặt chó gộc. Quả thật Javert nghiêm nghị trông giống một con chó gộc, nhưng khi cười, hắn ta trở thành một con cọp”.
- GV hỏi: Đây là đoạn văn miêu tả nghề nghiệp và ngoại hình của Gia-ve. Ở đoạn trính này, tác giả đã miêu tả Gia-ve qua những yếu tố nào?
- HSTL (ngôn ngữ; thái độ, hành động)
! Phần HS trình bày: Rèn kĩ năng phát hiện chi tiết, trình bày vấn đề
+ Nhóm 1: cử đại diện trình bày về Ngôn ngữ của Gia-ve, nêu nhận xét 
+ GV hỏi: Em nào có ý kiến bổ sung cho phần trình bày của Nhóm 1?
+ GV yêu cầu HS chọn chi tiết đặc sắc để phân tích
+ GV bình luận: Là kẻ đại diện cho luật pháp nhưng Gia-ve thể hiện mình là một con người vô học khi ngôn ngữ mà hắn sử dụng rất thô lỗ và tàn nhẫn. Câu nói đầu tiên của Gia-ve rất cộc lốc, và tác giả đã họa một lời bình sâu sắc: giọng nói của hắn man rợ và điên cuồng, không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm. Vậy ra, bản chất thú tính của Gia-ve đã bị bóc trần ngay lập tức chỉ qua một câu nói ngắn ngủi.
+ Tương tự, Nhóm 2 cử đại diện trình bày về Thái độ, hành động của Gia-ve , nêu nhận xét.+ GV yêu cầu HS bổ sung
+ GV diễn giảng: Từ chỗ lột tả bản chất của Gia-ve qua ngôn ngữ, tác giả đã vẽ nên ấn tượng về thái độ của Gia-ve qua đôi mắt nhìn của một loài ác thú, đôi mắt được ví như một cái móc sắt. Sự so sánh độc đáo đã tạo nên cho bạn đọc cảm giác về sự hiểm ác ẩn chìm trong ánh nhìn. Chi tiết về tiếng cười ghê tởm để lộ hai hàm răng lại một lần nữa tô đậm hơn chân dung con người này. Không chỉ miêu tả, tác giả còn bình về cái cười đó bằng những từ ngữ rất đắt, phóng đại đến tận cùng hình tượng dữ dằn về Gia-ve.
Riêng đối với Phăng-tin, hắn dường như không hề mủi lòng trước tình cảnh của người đàn bà khốn khổ, hắn quát tháo tàn nhẫn, nguyền rủa khinh miệt Phăng-tin, đến niềm hi vọng cuối cùng của Phăng-tin về thị trưởng đáng kính cũng bị Gia-ve vùi dập. Nỗi đau về thể xác và nỗi đau về tinh thần đã khiến Phăng-tin suy sụp hoàn toàn. Trước cái chết của Phăng-tin, Gia-ve vẫn lạnh lùng và tàn nhẫn như thế, hắn không một chút ăn năn về việc mình đã trực tiếp gây ra cáI chết của Phăng-tin, thậm chí còn phát khùng hét lên. Dường như trái tim của tên mật thám tàn ác này đã không còn chảy dòng máu của yêu thương. Và một khi, sự vô cảm của Gia-ve bị đẩy đến tột cùng thì hắn ta đã không còn thuộc về thế giới loài người mà trở thành một loài ác thú. Chính bởi vậy Gia-ve trở nên bất lực trước hành động cao thượng và rất người của Giăng Van-giăng. Hắn đã lùi bước trong run sợ. Chứng tỏ, bản chất Gia-ve cũng rất bạc nhược và yếu hèn, hắn chỉ viện đến luật pháp để thị uy, lộng quyền mà thôi.
- GV hỏi: Để khắc họa rõ nét chân dung nhân vật Gia-ve, nhà văn đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào?
- HSTL
- GV lưu ý HS: biện pháp xây dựng nhân vật đối lập
- GV hỏi: Sự phối kết hợp các biện pháp nghệ thuật đã mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện hình tượng nhân vật Gia-ve? Thông qua đó tác giải bày tỏ thái độ như thế nào đối với con người này?
- HSTL 
- GV dẫn chuyển: Bên cạnh một Gia-ve được miêu tả như một con chó dữ trung thành của chính quyền tư sản Pháp đương thời, nhà văn đã xây dựng nên hình tượng một con người có tấm lòng cao cả: Giăng Van-giăng. Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu nhân vật này vào tiết sau.
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả: V.Hugo (1802-1885)
* Lưu ý:
- Ông sinh ra và lớn lên trong thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão tố cách mạng
- là nhà văn nổi tiếng nước Pháp thế kỉ XIX, là chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực
2. Tác phẩm “Những người khốn khổ”
- Xuất bản 1862
- Tóm tắt nội dung: sgk
- Giá trị nội dung: Tác phẩm là thiên anh hùng ca về quần chúng bị áp bức, đau khổ và nổi dậy.
3. Đoạn trích 
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc
2. Tìm hiểu văn bản
Nhân vật Gia-ve
+ Ngôn ngữ:
- Giọng nói: man rợ, điên cuồng, như tiếng thú gầm
- Dùng từ thô lỗ, đầy vẻ khinh miệt, ác ý, độc địa
- Dùng câu: (chủ yếu là câu mệnh lệnh): cộc lốc, quát tháo, thị uy
+ Thái độ, hành động
- Thái độ: lạnh lùng, hiểm ác->run sợ
- Hành động: thô bạo, hung hãn, vô nhân tính
+ Nghệ thuật: 
- miêu tả ngôn ngữ+thái độ, hành động
- so sánh, ẩn dụ, phóng đại, bình luận ngoại đề
=> NX:
? Tô đậm sự tàn bạo, bản tính ác thú của Gia-ve: Gia-ve là hiện thân của kẻ cường quyền, bạo ngược, thực thi luật pháp cứng nhắc và vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.
? Gián tiếp thể hiện sự căm ghét, ghê tởm của tác giả đối với loại người vô nhân tính như Gia-ve
20p’
25p’
IV. Củng cố: 
- Củng cố nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật và đặc điểm nhân vật Gia-ve
V. Dặn dò: 
- HS tìm hiểu về hình tượng Giăng Vangiăng để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo
VI. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 GVHDCM SVTT
 Nguyễn Thị Thanh Lê Thị Thuý Hằng

File đính kèm:

  • docNguoi cam quyen khoi phuc uy quyen(2).doc
Giáo án liên quan