Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 29,30

Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, lười nhác trong xã hội.

- Phê phán loại đàn ông yếu đuối, ươn hèn, không đúng mặt đàn ông (bài 2).

Làm trai cho đáng sức trai

Khôm lưng chống gối, gánh hai hạt vừng

- Trong cuộc đời có những người yếu đuối nhưng không ai lại yếu đuối đến mức: cố gắng hết sức (khom lưng, chống gối) để gánh hai hạt vừng.

- Nghệ thuật: Phóng đại, đối lập làm bộc lộ rõ người đàn ông ươn hèn, yếu đuối, không chỉ trói gà không chặt mà còn yếu ớt hơn nhiều.

- Phê phán loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn (bài 3).

Chồng người đi ngược về xuôi

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo

- Chê cười người chồng lười biếng, chỉ ngồi ăn. Đối lập với những đàn ông đi ngược về xuôi, lo toan việc lớn, nuôi nấng gia đình vợ con thì anh chồng ở đây èo uột, ăn bám vợ, vô tích sự, suốt ngày ru rú nơi xó bếp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 29,30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/08
Tiết : 29 - 30. 
Bài dạy: Đọc văn 	CA DAO HÀI HƯỚC 
	 Đọc thêm	 LỜI TIỄN DẶN
 (Trích Tiễn dặn người yêu – Truyện thơ dân tộc Thái)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích ca dao..
- Thái độ: Trân trọng và yêu quý tâm hồn lạc quan yêu đời và tiếng cười của người lao động trong ca dao.
II. CHUẨN BỊ
Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh.
Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định tổ chức (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
Kiểm tra bài cũ (4 phút): Đọc thuộc lòng chùm Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa đã học. Phân tích một bài ca dao mà em thích nhất?
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
TL
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt đông 1: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu khái quát.
GV: Gọi HS lần lượt đọc bốn bài ca dao hài hước, sau đĩ GV nhận xét cách đọc của học sinh.
GV: Dựa vào nội dung, hãy phân loại cụ thể bốn bài ca dao hài hước.
HS: Đọc bốn bài ca dao sách giáo khoa.
HS: Thảo luận, trả lời:
- Bài 1: Ca dao hài hước – tự trào.
- Bài 2,3,4: Ca dao hài hước – châm biếm.
I. Đọc – hiểu khái quát.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu tiểu loại.
- Bài 1: Ca dao hài hước – tự trào.
- Bài 2,3,4: Ca dao hài hước – châm biếm.
55
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu chi tiết.
GV: Em hiểu thế nào là ca dao tự trào? Về hình thức kết cấu, bài ca dao này có gì đặc biệt?
GV: Em hãy nhận xét lời dẫn cưới của chàng trai?
GV: Tiếng cười trong bài ca dao bật ra nhờ những biện pháp nghệ thuật nào? 
GV: Nhận xét của em về lời thách cưới của cô gái?
GV: Vì sao cô gái lại thích thách cưới: một nhà khoai lang? 
GV: Qua lời thách cưới em thấy cô gái là người như thế nào?
GV: Ý nghĩa của bài ca dao?
GV: Gọi HS đọc lại bài 2,3. 
GV: Hai bài ca dao chế giễu những loại người nào trong xã hội? Thái độ của tác giả dân gian đối với loại người đó như thế nào? 
GV: Biện pháp nghệ thuật ở hai bài ca dao này?
GV: Thử tìm một vài bài ca dao ca ngợi và phê phán người đàn ông trong xã hội cũ.
GV: Gọi học sinh đọc bài ca dao số 4.
GV: Bài ca dao chế giễu ai, vì lý do gì? Trong những lý do đó, theo em lý do nào không thể có ở người phụ nữ? Bài ca dao đã dùng nghệ thuật gì để miêu tả?
GV: Thái độ của tác giả dân gian đối với những người phụ nữ này?
GV: Hướng dẫn HS tổng kết nội dung và nghệ thuật chùm ca dao hài hước.
HS: Thảo luận, trả lời.
- Ca dao tự trào: Tự cười mình.
- Bài ca dao kết cấu theo kiểu đối đáp nam - nữ.
HS: Thảo luận, trả lời: Lời chàng trai rất trang trọng, lập luận có lý nhưng vẫn tức cười.
HS: Thảo luận, trả lời: Tiếng cười bật ra nhờ thủ pháp nghệ thuật: Phóng đại + đối lập theo xu hướng giảm dần.
HS: Thảo luận, trả lời.
HS: Thảo luận, trả lời:Vì cô gái biết rõ gia cảnh của chàng trai.
HS: Thảo luận, trả lời: Cô gái là người đảm đang , tháo vát, tình cảm đậm đà, hoà thuận với bà con, họ hàng, làng xóm.
HS: Thảo luận, trả lời: Thể hiện một triết lý nhân sinh của người lao động: Đặt tình cảm cao hơn của cải, vật chất.
HS: Đọc hai bài ca dao, thảo luận, trả lời: Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, lười nhác trong xã hội.
HS: Thảo luận, trả lời: Thái độ nhắc nhở nhẹ nhàng.
HS: Thảo luận, trả lời: Nghệ thuật cường điệu + đối lập.
HS: Thảo luận, trả lời. 
HS: Đọc bài ca dao số 4, thảo luận, trả lời: Bài ca dao chế giễu loại đàn bà đỏng đảnh, vô duyên với nghệ thuật phóng đại độc đáo.
HS: Thảo luận, trả lời:Thái độ nhắc nhở nhẹ nhàng.
HS: Dựa vào ghi nhớ SGK tổng kết.
II. Đọc – hiểu chi tiết.
1. Bài 1: Ca dao hài hước – tự trào.
- Ca dao tự trào là những bài ca dao tự cười bản thân mình.
- Hình thức kết cấu: Kiểu đối đáp giữa chàng trai – cô gái. 
* Lời chàng trai dẫn cưới:
- Lời chàng trai rất trang trọng, lập luận có lý nhưng vẫn tức cười. Vì trong dự tính chàng trai chuẩn bị lễ cưới thật sang trọng, linh đình: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò … nhưng vì sợ quốc cấm, sợ họ nhà nàng 
không ăn được thịt bò, thịt trâu nên đành không dẫn những thứ đó. Tuy nhiên để tăng phần sang trọng thì phải có thú bốn chân nên cuối cùng chàng trai dẫn cưới bằng con chuột béo. Dù chuột béo và to đến đâu thì cũng không đủ thịt mời dân, mời làng. 
- Đây chỉ là lời dẫn cưới tưởng tượng và bịa đặt của chàng trai vì trong thực tế chàng không có các lễ vật này.
- Nghệ thuật: 
+ Khoa trương, phóng đại: dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò…
+ Lời nói giảm dần: voi, trâu, bò, chuột.
+ Cách nói đối lập: 
Dẫn voi >< sợ quốc cấm 
Dẫn trâu >< sợ họ gái máu hàn.
Dẫn bò >< sợ họ gái co gân.
+ Chi tiết hài hước: Miễn là có thú bốn chân.
Dẫn con chuột béo, /mời dân, /mời làng.
* Lời thách cưới của cô gái:
- Cô gái không ngạc nhiên trước lễ vật dẫn cưới của chàng trai, vẫn nói ra lời thách cưới của mình: “Một nhà khoai lang”.
- Vì hơn ai hết cô gái biết rõ chàng trai rất nghèo, không thể lo nổi lợn, gà như những lời thách cưới của người ta. Nhưng không phải một củ, một gánh mà là một nhà khoai lang, số lượng không ít làm người đọc tức cười nhưng cũng làm ta liên hệ đến ước mơ của những người nông dân nghèo khổ mong muống mùa màng bội thu.
- Cô gái là người đảm đang, tháo vát, tình cảm đậm đà, hoà thuận với bà con, họhàng, làng xóm: Một nhà khoai lang: 
Củ to – mời làng. 
Củ nhỏ – họ hàng ăn chơi.
Củ mẻ – trẻ ăn giữ nhà.
Củ rím, củ hà – dành nuôi súc vật.
=> Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của người lao động dù trong cảnh nghèo, vẫn luôn lạc quan, yêu đời, ham sống.
- Đám cưới nghèo nhưng vẫn vui, vẫn có thể đùa cợt được. Lời thách cưới vẫn chứa đựng được một triết lý nhân sinh của người lao động: Đặt tình cảm cao hơn của cải, vật chất.
2. Bài 2, 3: Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, lười nhác trong xã hội.
- Phê phán loại đàn ông yếu đuối, ươn hèn, không đúng mặt đàn ông (bài 2).
Làm trai cho đáng sức trai
Khôm lưng chống gối, gánh hai hạt vừng
- Trong cuộc đời có những người yếu đuối nhưng không ai lại yếu đuối đến mức: cố gắng hết sức (khom lưng, chống gối) để gánh hai hạt vừng.
- Nghệ thuật: Phóng đại, đối lập làm bộc lộ rõ người đàn ông ươn hèn, yếu đuối, không chỉ trói gà không chặt mà còn yếu ớt hơn nhiều.
- Phê phán loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn (bài 3).
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo
- Chê cười người chồng lười biếng, chỉ ngồi ăn. Đối lập với những đàn ông đi ngược về xuôi, lo toan việc lớn, nuôi nấng gia đình vợ con thì anh chồng ở đây èo uột, ăn bám vợ, vô tích sự, suốt ngày ru rú nơi xó bếp.
3. Bài 4: Chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. 
- Nghệ thuật phóng đại tài tình với trí tưởng tượng phong phú của người bình dân. Bởi vì trên đời này không thể có người phụ nữ nào: “Lỗ mũi mười tám gánh lông…..Trên đầu những rác cùng rơm…”
- Bài ca dao trước hết mua vui, giải trí nhưng đằng sau là tiếng cười châm biếm đối với loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên không phải là không có trong xã hội.
 Đêm nằm thì ngáy o o.
 Đi chợ thì hay ăn quà…
- Tác giả dân gian nhìn họ với con mắt cảm thông, nhắc nhở nhẹ nhàng qua cấu trúc Chồng yêu chồng bảo… với ý nghĩa khi đã yêu thì cái gì cũng đẹp cũng tốt:
+ Yêu nên đẹp, ghét nên xấu.
+ Yêu thì chín bỏ làm mười
+ Yêu nhau củ ấu cũng tròn…
4. Tổng kết:
 Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong ca dao – tiếng cười giải trí, tiếng cười tự trào và tiếng cười châm biếm, phê phán – thể hiện tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lý nhân sinh lành mạnh trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan của người bình dân.
20
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – hiểu truyện thơ và đoạn trích “Lời Tiễn dặn”
GV: Truyện thơ là gì?
GV: Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung truyện thơ Tiễn dặn người yêu.
GV: Gọi một học sinh đọc đoạn trích Lời tiễn dặn. 
GV: Giúp học sinh tìm hiểu nội dung đoạn trích theo bố cục hai phần như SGK.
GV: Em hãy nhận xét nghệ thuật thể hiện của đoạn thơ?
HS: Nhắc lại khái niệm truyện thơ.
HS: Dựa vào SGK tóm tắt truyện thơ.
HS: Đọc đoạn trích, chia bố cục, phân tích theo gợi ý của giáo viên.
HS: Thảo luận, nhận xét đặc điểm về nghệ thuật.
III. LỜI TIỄN DẶN.
1. Giới thiệu về truyện thơ:
Truyện thơ là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi, sự công bằng của xã hội bị tướt đoạt.
2. Tóm tắt nội dung truyện thơ.
3. Đọc hiểu đoạn trích.	
4. Bố cục và nội dung chính.
a) Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn.
- Chấp nhận sự that đau xót là cô gái đã có chồng.
- Quyết tâm giữ trọn tình yêu.
b) Tâm trạng chàng trai lúc ở nhà chồng cô gái.
- An ủi, vỗ về lúc cô gái bị nhà chồng hất hủi.
- Xót xa, thương cảm, … quyết tâm giành lại tình yêu.
c) Nghệ thuật.
 Đoạn thơ có sự kết hợp chặt chẽ giữa nghệ thuật kể chuyện và mô tả tâm trạng, cảm xúc.
-Củng cố, dặn dò ( 1 phút): Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bốn bài ca dao vừa học.
- Bài tập về nhà: Học thuộc lòng bốn bài ca dao. Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • doctiết 29 - 30.doc
Giáo án liên quan