Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 19: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
- Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác.
- Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc được diễn tả bằng một số chi tiết.
VD: Sự việc Tấm biến hóa nhiều lần được diễn tả bằng các chi tiết: Tấm hóa thành chim Vàng anh, khung cửi, quả thị,
- Sự việc và chi tiết tiêu biểu có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt câu chuyện, tô đậm đặc điểm tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn, làm nổi bật ý nghĩa của văn bản. Vì vậy, lựa chọn sự việc, chi tiết tiểu biểu là khâu quan trọng trong quá trình kể chuyện hoặc viết bài văn tự sự.
Ngày soạn: 30/09/08 Tiết :19 Bài dạy:Làm văn CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ I.MỤC TIÊU - Kiến thức : Giúp học sinh ôn tập, củng cố về văn tự sự đã học ở cấp dưới, nắm được các kiến thức về sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết văn tự sự. - Thái độ: Ý thức được vai trò của việc chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. II. CHUẨN BỊ Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh. Trò: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức ( 1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): Nêu những chi tiết và sự việc chính có liên quan đến nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy? TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 10 Hoạt động 1: Hình thành khái niệm sự việc, chi tiết tiêu biểu. GV: Yêu cầu học sinh đọc kĩ phần I trong SGK và trả lời các câu hỏi: 1) Tự sự là gì? 2) Sự việc và chi tiết là gì? 3) Vai trò của sự việc và chi tiết tiêu biểu? GV:Nhấn mạnh: - Sự việc thường là những cái xảy ra có liên quan đến con người (trong cuộc sống hằng ngày) hoặc liên quan đến nhân vật ( trong văn bản tự sự). - Mỗi sự việc thường bao gồm một số chi tiết. HS: Đọc SGK, thảo luận và trả lời. 1) Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. I. Khái niệm. - Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. - Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc được diễn tả bằng một số chi tiết. VD: Sự việc Tấm biến hóa nhiều lần được diễn tả bằng các chi tiết: Tấm hóa thành chim Vàng anh, khung cửi, quả thị,… - Sự việc và chi tiết tiêu biểu có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt câu chuyện, tô đậm đặc điểm tính cách nhân vật, tạo sự hấp dẫn, làm nổi bật ý nghĩa của văn bản. Vì vậy, lựa chọn sự việc, chi tiết tiểu biểu là khâu quan trọng trong quá trình kể chuyện hoặc viết bài văn tự sự. 30 Hoạt động 2: Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu. GV:Yêu cầu học sinh tìm hiểu mục II.1 SGK và trả lời các câu hỏi: a) Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy đã kể về: - Tình cha con? - Tình vợ chồng chung thủy? - Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta ngày xưa? b) Trong truyện có sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay nhau, Trọng Thủy hỏi Mị Châu… Ta lại tìm nàng lấy gì làm dấu?I(chi tiết 1). Mị Châu đáp:Thiếp có áo gấm lông ngỗng…đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu(chi tiết 2). Có thể coi sự việc và các chi tiết trên là những sự việc, chi tiết tiêu biểu được không? Vì sao? GV: Yêu cầu HS tìm hiểu mục II.2 SGK. GV: Gợi dẫn HS có thể chọn kể một trong các sự việc sau: - Buổi chia tay giữa hai cha con khi anh con trai vào Nam làm đồn điền cao su. Những lời nói cuối cùng của hai cha con,… - Kỉ niệm về con chó vàng. - Kỉ niệm về người mẹ nghèo. - Kỉ niệm về mối tình đầu với cô gái xóm bên. GV: Từ những sự việc trên, em hãy nêu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự? GV: Chỉ định HS đọc ghi nhớ SGK. HS: Trao đổi, thảo luận và trả lời. a) Truyện kể về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa. Trong công cuộn lớn lao ấy có số phận của mỗi con người, của tình yêu,…Các số phận này có liên quan mật thiết với nhau, tác động, chi phối lẫn nhau: Quan hệ giữa cái chung và cái riêng, lý trí và tình cảm,… b) Sự việc Trọng Thủy và Mị Châu chia tay có vai trò dẫn dắt câu chuyện. Chi tiết rắc lông ngỗng có vai trò duy trì tính lôgic của cốt truyện. HS: Thảo luận, trả lời. HS: Đọc kĩ ghi nhớ SGK. II. Cách lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu. - Xác định đề tài, chủ đề của bài văn. - Dự kiến cốt truyện (gồm nhiều sự việc nối tiếp nhau). - Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết. * Khi chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu cho bài văn tự sự cần chú ý: - Sự việc, chi tiết phải có vai trò dẫn dắt câu chuyện. - Sự việc, chi tiết phải góp phần khắc họa sâu sắc tính cách nhân vật. - Sự việc, chi tiết phải hiện thực hóa được chủ đề của văn bản. - Sự việc, chi tiết phải bất ngờ, hấp dẫn. - Củng cố, dặn dò ( 1 phút): Nắm được khái niệm về sự việc, chi tiết tiêu biểu, biết cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. - Bài tập về nhà: Làm các bài tập trong phần luyện tập. Chuẩn bị viết bài làm văn số 2. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tiết 19.doc