Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 19-21

– Không được bỏ chi tiết đó. Vì Đây là chi tiết quan trọng làm tăng ý nghĩa của câu chuyện: trên đời này có những sự vật, sự việc tưởng như bỏ đi nhưng lại vô cùng quan trọng. Mặt khác, sự sai lầm chịu đựng như đá sống âm thầm mà không sợ hiểu lầm là tốt. Hãy sống như thế

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 19-21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
 Tiết: 19
BÀI: CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU
(LÀM VĂN) TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Khái niệm tự sự, cách thức chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để viết bài văn tự sự.
2. Kỹ năng:
-Tích hợp kiến thức để thực hành làm văn.
- Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu, sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
- Viết đoạn văn tự sự.
3. Thái độ:
- GD tính khoa học, chính xác, hệ thống, sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống.
- Thái độ coi trọng ý nghĩa và tác dụng của phân môn Làm văn cũng như việc thực hành làm văn trong nhà trường phổ thông.
- Dựa vào các đề tài thực hành làm văn tự sự để bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo, hình thành các phẩm chất tốt đẹp cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm…
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: 1’
- Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.(2’)
3. Giảng bài mới: 
- Giới thiệu bài.(1’):Trong văn tự sự bên cạnh việc lập dàn ý tốt thì việc chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu cũng quan trọng khong kém.Tiết học hôm nay sẽ trang bị cho chúng ta kỹ năng chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
-Tiến trình bài dạy:
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
NỘI DUNG 
6’
HĐ1: GV hỏi
- Văn tự sự là gì?
- Tác dụng, ý nghĩa của tự sự trong bài văn?
- Thế nào là sự việc và nhân vật trong bài văn tự sự.
HĐ1: HS nghe câu hỏi, suy nghĩ, định hướng trả lời
- Khái niệm tự sự.
I. KHÁI NIỆM TỰ SỰ:
- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
15’
HĐ2: GV nêu câu hỏi, gợi ý giải bài tập.
- Trong bài văn tự sự, thế nào là sự việc và chi tiết tiêu biểu?
- Hãy chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu trong truyện “ADV – MC, TT" .
Tại sao có thể cho rằng những chi tiết được chọn là tiêu biểu?
- Nêu cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.
HĐ2: HS thảo luận câu hỏi theo nhóm, cử đại diện trả lời.
- HS tìm ý trả lời.
- HS chọn sv và ct tiêu biểu trong truyện “ADV – MC, TT" : Sự việc tiêu biểu
+ Công việc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta (Xây thành, chế nỏ).
+ Tình vợ chồng (cuộc hôn nhân giữa Mị Châu và Trọng Thủy)
+ Tình cha con (giữa An Dương Vương và Mị Châu).
Chi tiết tiêu biểu
+Khi chia tay Mị Châu, Trọng Thủy than phiền: “Ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”.
+Câu trả lời của Mị Châu: “Thiếp có áo gấm lông ngỗng…để làm dấu”
à Hai chi tiết này đều mở ra những bước ngoặt, sự việc mới, tình tiết mới. Nếu thiếu nó, câu chuyện sẽ dừng lại không có những sự kiện sau, mất đi sức hấp dẫn và kém phần ý nghĩa, không còn là một thiên bi tình sử, bài học xương máu cho lịch sử nhiều thế hệ mai sau.
II. CÁCH CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ:
- Khi lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, cần lưu ý:
+ Chọn sự việc, chi tiết phải có vai trò dẫn dắt câu chuyện.
+ Sự việc, chi tiết phải góp phần khắc họa sâu sắc tính cách nhân vật.
+ Chi tiết phải hiện thực hóa được chủ đề văn bản.
+ Chi tiết phải bất ngờ, hấp dẫn.
18’
HĐ3: LUYỆN TẬP THỰC HÀNH
- GV yêu càu HS đọc kĩ đề bài, thực hiện các câu hỏi trong bài tập
GV hỏi củng cố: Hãy nêu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. GV gợi ý, nhận xét, Kết luận
- GV yêu cầu HS đọc kỹ phần ghi nhớ.
- HD học sinh làm bài tập:
+Bài tập 1 – SGK – trang 63: 
1a) Hãy đọc văn bản “Hòn đá xù xì” (Giả Bình Ao, Cây Phật, in trong Tản văn, NXB Văn học, Hà Nội 2003).
Khi kể lại chuyện này, có người định bỏ sự việc hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ vũ trụ xuống. Theo anh (chị), làm thế có được không? Vì sao?
1b) Từ đó, hãy rút ra bài học về cách lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu khi viết bài văn tự sự (hoặc kể chuyện).
(Gợi ý: Sự việc, chi tiết được chọn phải làm gia tăng ý nghĩa cốt truyện).
+Bài tập 2 – SGK – trang 64:
Hãy đọc đoạn trích “Uylixơ trở về” (Sử thi “Ôđixê”) và cho biết:
- Trong đoạn văn đó, nhà văn Hômerơ kể chuyện gì?
- Ở phần cuối đoạn trích, tác giả đã chọn 1 sự việc quan trọng, đó là sự việc gì? Sự việc ấy được kể bằng những chi tiết tiêu biểu nào? Có thể coi đây là thành công của Hômerơ trong nghệ thuật kể chuyện không, vì sao
HĐ3: Thực hành bài tập 2 trang 62 – SGK.
-HS chọn 1 sự việc như nội dung gợi ý ở SGK rồi kể lại với 1 số chi tiết tiêu biểu.
+Anh con trai lão Hạc tìm gặp ông giáo và theo ông đi viếng mộ cha.
+Con đường vắng dẫn hai người đến một ngôi mộ thấp bé. 
+Anh thắp hương, cúi đầu trước mộ, rưng rưng nước mắt.
+Anh rì rầm những gì không rõ. Hình như anh đang nói chuyện với người cha đã khuất, người cha lúc nào cũng quan tâm đến con, người cha đã khổ sở cả một đời.
+Anh như muốn cất lên tiếng gọi “Cha ơi!” nhưng giọng anh nghẹn lại. Bên anh, ông giáo cũng ngấn lệ.
+ Chiều xuống nhanh, bóng hai người đàn ông âm thầm lặng lẽ đổ dài trên con đường vắng….
- HS nêu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. Nhắc lại nội dung bài học.
- HS đọc kỹ phần ghi nhớ.
- HS đọc ngữ liệu, nắm rõ yêu cầu của các bài tập, suy nghĩ, thảo luận và cử đại diện trả lời câu hỏi bài tập:
+Bài tập 1 – SGK – trang 63:
- HS đọc văn bản “Hòn đá xù xì”
- HS thảo luận, tìm ý, trả lời:
1a) – Không được bỏ chi tiết đó. Vì Đây là chi tiết quan trọng làm tăng ý nghĩa của câu chuyện: trên đời này có những sự vật, sự việc tưởng như bỏ đi nhưng lại vô cùng quan trọng. Mặt khác, sự sai lầm chịu đựng như đá sống âm thầm mà không sợ hiểu lầm là tốt. Hãy sống như thế.
+Bài tập 2 – SGK – trang 64:
- Trong đoạn văn “Uylixơ trở về”nhà văn Hômerơ đã kể về tâm trạng của Pênêlốp và Uylixơ trong ngày gặp gỡ sau 20 năm xa cách. Đồng thời kể lại cuộc đấu trí giữa họ.
- Cuối đoạn trích là liên tưởng trong kể chuyện. Tác giả chọn sự việc mặt đất dịu hiền là khát khao của những người đi biển – nhất là những người bị đắm thuyền – để từ đó so sánh khát khao mong đợi sự gặp mặt của vợ chồng Uylixơ. Uylixơ trở thành noiox khát khao cháy bỏng của Pênêlốp.
Cách so sánh trong kể chuyện là một trong những thành công nổi bật của Hômerơ.
III. LUYỆN TẬP:
Hãy tưởng tượngcon trai lão Hạc (truyện Lão Hạc của Nam Cao) trở về làng vào một hôm sau khi Cách mạng tháng Tám – 1945 thành công: 
“Về tới đầu làng, thấy cảnh xóm làng tuy còn xơ xác… lần này anh đi làm nhiệm vụ của người cách mạng”.
-Chọn 1 sự việc rồi kể lại với 1 số chi tiết tiêu biểu.
- Nêu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự:
+ Người viết hoặc kể phải xây dựng được cốt truyện
+Diến biến cốt truyện cần lô-gic, bao gồm hệ thống nhân vật, sự việc, tình tiết, những yếu tố cơ bản hình thành cốt truyện. Sự việc, tình tiết được chọn phải đặc sắc, có ý nghĩa…
+Bài tập 1 – SGK – trang 63
– Không được bỏ chi tiết đó. Vì Đây là chi tiết quan trọng làm tăng ý nghĩa của câu chuyện: trên đời này có những sự vật, sự việc tưởng như bỏ đi nhưng lại vô cùng quan trọng. Mặt khác, sự sai lầm chịu đựng như đá sống âm thầm mà không sợ hiểu lầm là tốt. Hãy sống như thế
+Bài tập 2 – SGK – trang 64
- Trong đoạn văn “Uylixơ trở về”nhà văn Hômerơ đã kể về tâm trạng của Pênêlốp và Uylixơ trong ngày gặp gỡ sau 20 năm xa cách. Đồng thời kể lại cuộc đấu trí giữa họ.
- Cuối đoạn trích là liên tưởng trong kể chuyện. Tác giả chọn sự việc mặt đất dịu hiền là khát khao của những người đi biển – nhất là những người bị đắm thuyền – để từ đó so sánh khát khao mong đợi sự gặp mặt của vợ chồng Uylixơ. Uylixơ trở thành noiox khát khao cháy bỏng của Pênêlốp.
Cách so sánh trong kể chuyện là một trong những thành công nổi bật của Hômerơ.
1’
HĐ 4: Củng cố
Củng cố
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 1’
- Ra bài tập về nhà
- Chuẩn bị bài mới: Tiết sau: Bài viết số 2 tại lớp – Văn tự sự.
Chuẩn bị sau khi làm văn: Đọc văn “Tấm Cám”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn: 
Tiết: 20 - 21
BÀI: BÀI LÀM VĂN SỐ 2
(LÀM VĂN) 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Biết vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học, viết được một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện, củng cố cho HS các thao tác, các phương pháp làm văn,
- Rèn kỹ năng diễn đạt, lập luận, miêu tả, kể chuyện...
3. Thái độ :
- Thái độ coi trọng ý nghĩa và tác dụng của việc thực hành làm văn trong nhà trường phổ thông.
- GD ý thức tự lực, thận trọng, khoa học, sáng tạo, độc lập khi làm bài viết tại lớp cũng như ở nhà.
- Dựa vào các đề tài thực hành làm văn để bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo, hình thành các phẩm chất tốt đẹp cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới. Soạn đề và đáp án.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị làm kiểm tra.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp và tổ chức kiểm tra.(1’)
- Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra.
2. Kiểm tra: GV phát đề và coi kiểm tra nghiêm túc (86’ phút).
ĐỀ : Hãy hĩa thân vào nhân vật Pê-nê-lơp kể lại cuộc đồn tụ giữa nàng với Uy-lit-xơ theo nội dung đoạn trích mà em dã học?
ĐÁP ÁN : 
1.Yêu cầu về kĩ năng:
-Học sinh cĩ kĩ năng làm bài tự sự
-Học sinh cĩ kĩ năng miêu tả, biểu cảm.
-Xây dựng được cốt truyện và bố cục hợp lí.
2.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cĩ thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau song cần đảm bảo những vấn đề sau:
-Hồn cảnh Pê-nê-lơp trước khi Uy-lit-xơ trở về.
-Diễn biến tâm trạng của Pê-nê-lơp khi nhận được tin Uy-lit-xơ trở về:vui mừng, băn khoăn, nghi ngờ.Học sinh phải miêu tả và biểu cảm để làm rõ tâm trạng này.
-Diễn biến tâm trạng của Pê-nê-lơp khi đưa ra lời thử thách về chiếc giường bí mật và nhận được chồng: vui mừng, hạnh phúc, tìm cách thanh minh cho chồng hiểu…
-Kết thúc câu chuyện.
	I.MA TRẬN ĐỀ 
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
Cấp
 độ 
thấp
Cấp độ 
cao
Chủ đề 3: Làm văn
Nhận biết thể loại văn tự sự.
Biết cách làm bài văn tự sự:Chọn ngôi kể, miêu tả biểu cảm, xây dựng được cốt truyện…
Vận dụng kiến thức văn học để làm tốt loại văn tự sự có yêu cầu hóa thân vào nhân vật
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
 Số câu: 1
Số điểm: 10
Số câu:1
Số điểm:10
Tỉ lệ :100% 
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm:10
Tỉ lệ :100%
3.Hướng dẫn chấm bài:
- Điểm 10-9 : Bài làm xuất sắc, cĩ những sáng tạo trong xây dựng cốt truyện;miêu tả và biểu cảm tốt; cĩ thể mắc vài lỗi nhẹ khơng đáng kể.
- Điểm 8-7 : Bài khá: biết cách làm bài văn tự sự, cĩ miêu tả và biểu cảm được tâm trạng Pê-nê-lơp; cĩ thể mắc từ 3-5 lỗi nhẹ.
- Điểm6-5 : Bài làm đáp ứng cơ bản các ý trong câu chuyện; tuy nhiên miêu tả biểu cảm;chưa thật sâu sắc; văn phong đơi chỗ cịn vụng; mắc từ 5-7 lỗi nhẹ.
- Điểm4- 3 : Kiến thức và kĩ năng cịn yếu; bài viết chưa biết cách hĩa thân,miêu tả và biểu cảm, sao chép lại nội dung tác phẩm.
- Điểm 2-1 : Kiến thức và kĩ năng qúa yếu, viết sơ sài.
 * Các thang điểm cịn lại, GK căn cứ mức độ hồn thành tương ứng của bài làm để ghi điểm thích hợp.
3. Thu bài: GV thu bài, sắp xếp bài theo danh sách lớp.(2’)
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: 1’
- Chuẩn bị bài mới: tiết sau: Đọc văn “Tấm Cám”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docTIET19-21.doc