Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 17,18
- Nhưng giờ đây, Ra-ma lại chỉ nhấn mạnh đến danh dự, tài nghệ của người anh hùng mà phủ nhận tình cảm vợ chồng. Rõ ràng đó chỉ là sự dằn lòng cố thể hiện ý chí sắt đá. Ra-ma càng nhấn mạnh đến trách nhiệm, danh dự: Phải biết chắc điều này , ta nói cho nàng hay , chẳng chút quanh co, ngập ngừng Thì càng thấy sự lúng túng, bối rối và mâu thuẫn trong tâm trạng của chàng.
- Qua sự quan sát của mọi người: “Lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết vậy”. Chứng kiến vợ bước lên giàn hỏa thiêu, chắc hẳn chàng phải đau đớn lắm nhưng vì nghĩa vụ, trách nhiệm và danh dự, bổn phận của một đức vua anh hùng. Ra-ma không thể làm khác. Cái nghiệt ngã và sự hy sinh của chàng là ở đó.
Ngày soạn: 25/09/08 Tiết :17 – 18 Bài dạy: Đọc văn RA – MA BUỘC TỘI ( Trích Ra – ma – ya – na sử thi Ấn Độ) I.MỤC TIÊU - Kiến thức : Giúp học sinh nắm được khái quát về sử thi Ra – ma – ya – na, hiểu được quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về người anh hùng, đức vua mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng. Hiểu được nghệ thuật thể hiện nhân vật của sử thi Ra – ma – ya – na. - Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng đọc hiểu, phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự. - Thái độ: Cĩ ý thức về danh dự bản thân và gia đình, quốc gia. II. CHUẨN BỊ Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh. Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức ( 1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): Nhận xét của em về nhân vật Pê –nê - lốp và Uy –lít – xơ trong đoạn trích Uy – lít – xơ trở về? Nêu chủ đề của đoạn trích? TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trị Mục tiêu cần đạt 10 Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc –hiểu khái quát. GV: Gọi HS đọc tiểu dẫn SGK. GV: Dựa vào phần tiểu dẫn SGK em hãy tóm tắt vài nét về sử thi Ra-ma-ya-na. GV:Hướng dẫn HS đọc đoạn trích. Xác định vị trí và chia bố cục đoạn trích. HS: Đọc tiểu dẫn SGK, sau đó tóm lược vài nét về tác phẩm. HS: Đọc đoạn trích và xác định bố cục: Ba phần. - Lời buộc tội của Ra-ma. - Lời thanh minh và quyết định quyên sinh của Xi-ta. - Thái độ của mọi người khi Xi-ta bước lên giàn thiêu. I. Đọc – hiểu khái quát. 1) Tác phẩm. - Ra- ma - ya - na và Ma -ha -bha -ra-ta là hai sử thi nổi tiếng của người Ấn Độ. - Ra – ma – ya – na dài 24.000 câu thơ đôi. Tác phẩm được hình thành khoảng thế kỷ III TCN, sau được đạo sĩ Van-mi-ki hoàn thiện. - Giá trị tác phẩm: + Ra-ma-ya-na là bức tranh hiện thực rộng lớn của xã hội Aán Độ cổ đại, ngợi ca chiến công, đạo đức của người anh hùng Ra-ma, tấm lòng chung thủy, kiên trinh của nàng Xi-ta. + Nghệ thuật đặc sắc của sử thi thể hiện trong việc miêu tả, phát triển xung đột nội tâm để khắc họa tính cách nhân vật. 2) Đoạn trích. - Trích chương 79 của sử thi. - Chương 78: Ra –ma với sự giúp đỡ của tướng khỉ Ha-nu-man đã hạ thủ được quỷ vương Ra-va-na, cứu được Xi-ta. - Chương 80: Thần lửa xác nhận phẩm hạnh Xi- ta đã đem nàng trả lại cho Ra-ma. 70 Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết. GV: Sau chiến thắng Ra-ma và Xi-ta gặp nhau trong hòan cảnh như thế nào? Hoàn cảnh đó tác động như thế nào đến tâm trạng, lời nói và hành động của hai người? GV: Nhận xét của em về cuộc hội ngộ này? GV: Ra-ma đứng trên tư cách nào để buộc tội Xi-ta? Vì sao Ra-ma quyết định ruồng bỏ người vợ yêu quý của mình? GV: Tâm trạng thực của Ra-ma khi chàng nói những lời buộc tội tàn nhẫn với Xi-ta? GV: Định hướng: Trước mặt mọi người, chàng cố tình nén tình cảm để nói lên những lời hay gắt, khó tả. Nhưng Ra-ma thật sự lúng túng và bối rối nên không chỉ xúc phạm đến Xi-ta mà còn tất cả anh em đồng đội, những người mà chàng hết lòng yêu quý, trân trọng. “Nàng có thể để tâm đến Lắc-ma-na…cũng được”. GV: Tâm trạng của Ra-ma khi chứng kiến cảnh Xi-ta bước lên giàn hỏa thiêu như thế nào? GV: Thái độ của Xi-ta khi nghe lời buộc tội của Ra-ma? GV: Xi-ta đã thanh minh mình bằng cách nào ? GV: Định hướng thêm để HS nắm được vấn đề. GV: Vì sao Xi-ta chọn cái chết? Ý nghĩa của chi tiết này? HS: Tìm hiểu, phân tích và trả lời lần lượt. - Không gian công cộng. - Ra- ma đang đứng trên tư cách vừa là một người chồng vừa là một anh hùng, một đức vua. - Xi-ta không chỉ cảm thấy sự tủi thẹn của một người vợ mà cảm thấy nỗi đau khổ của một con người bị sỉ nhục, một hoàng hậu. HS: Trả lời, lí giải: Vừa con người cá nhân vừa xã hội. - Chi tiết: Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Ra- ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với nàng trước mặt những người khác… HS: Phát hiện, trả lời. - Từ quan hệ riêng tư vợ chồng (chàng –thiếp) chuyển sang quan hệ xã hội (hỡi đức vua – người) quay sang nói với Lắc –ma-na và cuối cùng thưa với thần lửa. HS: Thảo luận tự do. HS: Đọc lại đoạn buộc tội, phân tích thảo luận và phát biểu. - Ra-ma chiến đấu vì: Danh dự và tình yêu thương chồng vợ khát khao đoàn tụ gia đình. - Cũng vì danh dự của người anh hùng mà Ra-ma quyết định ruồng bỏ Xi-ta vì sự ghen tuông của người chồng. HS: Tìm dẫn chứng để thấy sự thống nhất cao giữa bổn phận người anh hùng và tình yêu của người chồng. - Hỡi ôi! Khi nào dây ta sẽ được trông thấy Gia-na-ki mắt bông sen như gặp được hồng phúc của bậc quân vương sau khi chiến thắng. - Khi nào ta sẽ xuyên thủng ngực Ra-va-na, xua tan nỗi đau buồn của ta. - Khi nào người con gái trinh bạch đó sẽ ôm cổû ta nhỏ lệ mừng vui? HS: Tìm chi tiết, phân tích trả lời. HS: Đọc kĩ và phân tích lời nói của Xi-ta, phát biểu. - Thái độ Xi-ta: Bất ngờ đau đớn đến nghẹt thou như một dây leo bị vòi voi quật nát. - Nhưng khi cất tiếng, Xi-ta dần tìm lại sự tự chủ: Lấy tà áo lau nước mắt rồi bằng giọng nghẹn ngào nức nở nàng nói… - Xi –ta phân biệt được điều tùy thuộc và điều trong vòng kiểm soát của nàng:Giữa cái thân thiếp đây và trái tim thiếp dây. HS:Thảo luận trả lời. - Xi –ta đã chọn cách bước lên giàn thiêu, vì với nàng chỉ có cái chết mới chứng minh được sự trong sạch của nàng. Bị chồng ruồng bỏ cũng chẳng khác gì cái chết. II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Hoàn cảnh tái hợp của Ra-ma và Xi - ta: - Sau chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau không phải trong một không gian riêng tư mà trong hoàn cảnh đông đủ mọi người trước sự chứng kiến tất cả anh em bạn hữu trung thành của Ra-ma. - Đây là hoàn cảnh cố ý sắp xếp của Ra-ma để công khai và hợp pháp hóa những lời buộc tội của mình, để giữ uy tín và danh dự của một đức vua trong tương lai. - Cuộc hội ngộ giữa Ra-ma và Xi-ta giống như một phiên tòa thật sự, gay gắt và đầy căng thẳng: - Ra-ma không chỉ đứng trên tư cách của một người chồng mà còn trên tư cách của một người anh hùng, một đức vua anh minh và công bằng: “Thấy người đẹp gương mặt bông sen… lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng…”. 2. Lời buộc tội của Ra-ma: - Ra-ma chiến đấu và tiêu diệt quỷ vương Ra-va-na vì danh dự của người anh hùng bị xúc phạm, vì tình cảm vợ chồng, vì khát khao đoàn tụ gia đình. - Nhưng vì danh dự của một đức vua anh hùng không cho phép Ra-ma chấp nhận một người vợ đã từng sống trong nhà của kẻ khác, nhưng cũng vì sự ghen tuông của một người chồng, một người đàn ông. - Trong lời nói khi gặp lại Xi-ta, Ra-ma nhiều lần nhấn mạnh đến: danh dự, nhân phẩm, uy tín, tiếng tăm, gia đình cao quý, dòng họ lẫy lừng, trả thù sự lăng nhục, xóa bỏ vết ô nhục… - Trong toàn bộ sử thi, ta thấy sự thống nhất cao độ giữa bổn phận người anh hùng và tình yêu, trách nhiệm của người chồng. - Nhưng giờ đây, Ra-ma lại chỉ nhấn mạnh đến danh dự, tài nghệ của người anh hùng mà phủ nhận tình cảm vợ chồng. Rõ ràng đó chỉ là sự dằn lòng cố thể hiện ý chí sắt đá. Ra-ma càng nhấn mạnh đến trách nhiệm, danh dự: Phải biết chắc điều này…, ta nói cho nàng hay…, chẳng chút quanh co, ngập ngừng… Thì càng thấy sự lúng túng, bối rối và mâu thuẫn trong tâm trạng của chàng. - Qua sự quan sát của mọi người: “Lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết vậy”. Chứng kiến vợ bước lên giàn hỏa thiêu, chắc hẳn chàng phải đau đớn lắm nhưng vì nghĩa vụ, trách nhiệm và danh dự, bổn phận của một đức vua anh hùng. Ra-ma không thể làm khác. Cái nghiệt ngã và sự hy sinh của chàng là ở đó. 3. Lời đáp và hành động của Xita: - Xi-ta hết sức bất ngờ trước lời cáo buộc của Ra-ma. Nàng cảm thấy đau khổ tràn đầy, tận cùng không thể kiềm chế được: “Đau đớn đến nghẹt thở, như một dây leo bị vòi voi quật nát… Nước mắt nàng đổ ra như suối…” - Sau khi lấy lại bình tĩnh, thì những lời thanh minh của Xi-ta có sức mạnh, rõ ràng và thấu tình đạt lý: + Nàng trách Ra-ma không chịu suy xét, đánh đồng nàng với hạng phụ nữ tầm thường. Nàng khẳng định phẩm hạnh, tư cách của mình . + Nhấn mạnh đến dòng dõi của nàng. + Phân biệt được giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực của kẻ khác (cái thân thiếp đây) và đều trong vòng kiểm soát của nàng (trái tim thiếp đây) thì hoàn toàn thuộc về Ra-ma). - Với Xi-ta chỉ có cái chết mới chứng minh được sự trong sạch của phẩm chất, đức hạnh và sự chung thủy của nàng. Bị chồng ruồng bỏ cũng chẳng khác nào cái chết. Xita dũng cảm và dám chấp nhận thử thách bằng chính ngọn lửa thiêu, bằng chính cái chết của mình. Khí tiết và phẩm hạnh của Xi-ta qua lửa càng chói ngời rạng rỡ. 5 Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. GV: Yêu cầu HS dựa vào phần ghi nhớ SGK để tổng kết. HS: Tổng kết. III. Tổng kết: Đoạn trích Ra-ma buộc tội đặt các nhân vật vào tình thế thử thách ngặt nghèo đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất con người. Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với yêu quỷ giành lại người vợ yêu quý nhưng cũng dám hy sinh vì danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Như một người vợ lí tưởng xứng đáng với Ra-ma, Xita cũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thủy chung. Củng cố, dặn dị (1 phút): Nắm được chủ đề đoạn trích cùng đặc sắc nghệ thuật của sử thi Ra – ma – ya – na. Bài tập về nhà: Đọc và soạn văn bản Tấm Cám. IV. RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tiết 17 - 18.doc