Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 14,15
HS: Phân tích, giải thích căn cứ vào hai lời thoại và cử chỉ hành động của Pê-nê-lốp:
- Luôn thận trọng khi nói và đáp.
- Chờ đợi Uy-lít-xơ trở về.
- Tìm cách trì hoãn, chống chọi lại bọn cầu hôn.
- Trước sự thúc bách của bọn cầu hôn nàng đã đưa ra cuộc thi bắn cung để chọn chồng.
Ngày soạn: 20/09/08 Tiết :14 – 15 Bài dạy: Đọc văn UY – LÍT – XƠ TRỞ VỀ ( Trích Ơ – đi – xê sử thi Hy Lạp) I.MỤC TIÊU - Kiến thức : Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp qua cảnh đồn tụ gia đình của Uy- lít- xơ. Phân tích, lí giải được các đối thoại và diễn biến tâm lí của nhân vật. Nắm được đặc điểm nghệ thuật của sử thi. - Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng đọc hiểu, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. - Thái độ: Cĩ thái độ đúng mực với hạnh phúc gia đình. II. CHUẨN BỊ Thầy: Đọc tài liệu tham khảo, SGK, SGV, bài tập cho học sinh. Trị: Đọc SGK, học bài cũ, soạn bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tổ chức ( 1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút): - Bài học lịch sử cần rút ra qua truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng thủy là gì? Bài học nào sâu sắc nhất đối với nhân vật An Dương Vương? - Đánh giá nhân vật Mị Châu dựa trên quan điểm của nhân dân? Hình ảnh ngọc trai nĩi lên điều gì về thái độ của nhân dân đối với Mị Châu? TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt 10 Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc – hiểu khái quát GV: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK và tóm tắt vài nét đáng chú ý về tác giả Hô – me -rơ? GV: Định hướng nêu vấn đề. GV: Dựa vào phần tiểu dẫn em hãy nêu vài chi tiết về sử thi Ô-đi-xê? GV: Định hướng chốt lại vấn đề và tóm tắt nội dung sử thi Ô-đi-xê. GV: Định hướng để HS xác định vị trí đoạn trích. HS: Đọc tiểu dẫn SGK, thảo luận và trả lời. HS: Dựa vào phần tóm và định hướng của GV để nắm được nội dung sử thi. I. Đọc - hiểu khái quát. 1. Tác giả Hô-me-rơ. - Hô-me-rơ là người Hy Lạp, sống vào khoảng TK IX-VIII trước CN. - Ông là người thông thái, mồ côi sớm, đi đây đi đó nhiều, về sau bị mù. Ông đ được coi là tác giả của hai sử thi lớn I – li- át và Ô-đi-xê. Ông còn được tôn xưng là cha đẻ của sử thi Hy Lạp. 2. Sử thi Ô-đi-xê. - Dựa vào truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơ - roa, kể về cuộc hành trình trở về quê hương, xứ sở của Uy-lít-xơ. - Ô-đi-xê là bài ca lao động, hòa bình, thể hiện cuộc sống và ước mơ của người Hy Lạp cổ đại trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, di dân mở đất, xây dựng hạnh phúc gia đình. Tóm tắt: Ô-đi-xê dài 12110 câu thơ, chia làm 24 khúc ca. 3) Đoạn trích: Trích khúc ca XXIII của sử thi. 75 Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết. GV: Gọi HS đọc phân vai đoạn trích Uy-lít-xơ trở về. GV: Khi giới thiệu về nhân vật Pê-nê-lốp, tác giả thường sử dụng từ ngữ nào để khắc họa tính cách nhân vật này? GV: Định hướng thêm để làm nổi bật các nét tính cách của nhân vật. GV: Tại sao rất nhớ và mong chồng trở về nhưng khi được báo tin Uy-lít-xơ đã trở về thì Pê-nê-lốp lại không tin? GV: Khi đối diện với Uy-lít-xơ thái độ của Pê-nê-lốp như thế nào? Cuối cùng nàng quyết định làm gì? Tại sao lại thử thách bằng chi tiết chiếc giường. GV: Sau khi nghe lời giải thích của Uy-lít-xơ, thái độ của Pê-nê-lốp đã thay đổi như thế nào? Để miêu tả tâm trạng đó của Pê-nê-lốp, Hô-me-rơ đã sử dụng nghệ thuật gì? GV: Nhận xét của em về nhân vật Uy-lít-xơ? GV: Định hướng: Bản lĩnh đã giúp chàng vượt qua thử thách: - Sự mời mọc quyến rũ nữ thần Ca-lip-xô. - Sóng gió của thần biển Pô-di-ê-đông. - Sự cám dỗ chết người của yêu biển Xi-ren. - Sự tàn bạo của bọn khổng lồ Pô-li-phen… -Tìm cách trừng trị bọn cầu hôn. - Cuộc đấu trí với người vợ thủy chung. GV: Nhận xét về nghệ thuật tác giả đã sử dụng trong đoạn trích? GV: Hướng dẫn HS tổng kết. HS: Đọc theo hướng dẫn của giáo viên. HS: Làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi. HS: Phân tích, giải thích căn cứ vào hai lời thoại và cử chỉ hành động của Pê-nê-lốp: - Luôn thận trọng khi nói và đáp. - Chờ đợi Uy-lít-xơ trở về. - Tìm cách trì hoãn, chống chọi lại bọn cầu hôn. - Trước sự thúc bách của bọn cầu hôn nàng đã đưa ra cuộc thi bắn cung để chọn chồng. HS: Theo dõi SGK phát hiện dáng vẻ, cử chỉ của Pê-nê-lốp khi đối diện với Uy-lít-xơ, đồng thời căn cứ vào lời đối thoại với Tê-lê-Mác, thảo luận và trả lời. - Lòng nàng rất đỗi phân vân: + Không biết nên đứng xa hay lại gần. + Ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu. + Lòng sửng sốt. +Khi đăm đăm âu yếm nhìn chồng. + Khi không nhận ra chồng. + Không thể hỏi han, không thể nhìn mặt chồng. + Cuối cùng Pê-nê-lốp quyết định kiểm tra và thử thách: Chi tiết chiếc giường (Tình yêu gia đình, tình yêu vợ chồng chung thuỷ). HS: Hoạt động theo thóm, trả lời. HS: Làm việc cá nhân dựa vào nội dung đoạn trích trả lời. - Nghệ thuật miêu tả chi tiết, tỉ mỉ và cụ thể: hình ảnh chiếc giường. - So sánh mở rộng: Nỗi vui mừng của Pê-nê-lốp khi gặp lại chồng với hình ảnh người đi biển bước lên đất liền. - So sánh tấm lòng kiên định, thủy chung của Pê-nê-lốp: Lòng mẹ rắn hơn cả đá, trái tim trong ngực nàng kia là sắt. - Cách đối thoại của các nhân vật. - Định ngữ: +Pê-nê-lốp: thận trọng. +Uy-lít-xơ: cao quý, nhẫn nại… +Người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời chung thủy. HS: Dựa vào phần ghi nhớ rút ra nội dung và nghệ thuật. II. Đọc – hiểu chi tiết. 1) Nhân vật Pê-nê-lốp. - Tính cách nổi bật của Pê-nê-lốp là một con người luôn thận trọng, khôn ngoan, chung thủy, đầy nghị lực và mưu trí. Chờ đợi chồng ròng rã 20 năm, một mình chống chọi lại sự quấy nhiễu, bức bách của bọn cầu hôn, dùng nhiều cách để trì hoãn thời gian, mưu kế tấm khăn ngày dệt đêm tháo… - Khi nghe tin Uy-lít-xơ trở về, dù là thông tin từ một người rất đáng tin cậy nhưng vốn là người thận trọng vì phải tự đương đầu chống đỡ với biết bao bất trắc trong suốt 20 năm chồng đi vắng khiến Pê-nê-lốp không thể vội vàng, nôn nóng tin ngay. Nàng suy nghĩ và lý giải sự kiện bọn cầu hôn bị giết là do sự bất bình của thần linh trước những hành động nhuốc nhơ, láo xược của bọn chúng. - Khi đối diện với Uy-lít-xơ, Pê-nê-lốp cảm thấy sửng sốt và kinh ngạc vì không thể tin được người chồng lưu lạc 20 năm đã trở về, đồng thời cũng rất đỗi phân vân và không chắc người đàn ông kia là Uy-lít-xơ. Trái tim nàng đã phần nào nhận ra (khi đăm đăm âu yếm nhìn chồng) nhưng lý trí, sự khôn ngoan bắt buộc nàng phải thận trọng (không nhận ra chồng…). Cuối cùng, Pê-nê-lốp quyết định đưa ra thử thách. - Khi đã được kiểm chứng rõ ràng, bấy giờ Pê-nê-lốp mới hoàn toàn tin là thực: “bủn rủn cả chân tay, chạy lại, nước mắt chan hoà”. Để miêu tả tâm trạng vui mừng trong cảnh đoàn tụ hạnh phúc, Hô-me-rơ đã sử dụng nghệ thuật so sánh giữa nỗi khát khao cháy bỏng mừng rỡ khôn xiết của người đi biển trong cơn vật vã với sóng nước và khi họ nhìn thấy đất liền và đặt chân lên mặt đất cũng giống như tâm trạng Pê-nê-lốp sau cuộc đợi chờ dằng dặc hai mươi năm đã được gặp lại chồng trong niềm vui sướng và hạnh phúc xiết bao. 2) Nhân vật Uy-lít-xơ. - Uy-lít-xơ là một con người có bản lĩnh và trí tuệ, có tính cách cao quý, nhẫn nại và là một người nổi tiếng khôn ngoan. Tất cả những yếu tố đó đã giúp chàng vượt qua bao thử thách, không hấp tấp, không vội vàng mà đầy mưu mẹo nhất là trong việc trừng trị bọn cầu hôn, bình tĩnh, tự tin trong cuộc đấu trí với người vợ thủy chung. -Trong cuộc đấu trí này, cả hai vợ chồng đều là người chiến thắng. Thắng lợi đã xóa tan mọi nghi ngờ đưa họ đến bên nhau trong hạnh phúc đoàn tụ. 3) Đặc sắc nghệ thuật. - Hô-me-rơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu đểõ tạo nên phong cách trang trọng, chậm rãi của sử thi: - Miêu tả chi tiết cụ thể, tỉ mỉ. - So sánh mở rộng. - Đối thoại dài với những lập luận chặt chẽ. - Dùng nhiều định ngữ để khắc họa tính cách nhân vật. III. Tổng kết: Qua cảnh đoàn tụ giữa Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau hai mươi năm xa cách với nghệ thuật kể chuyện và chọn lựa chi tiết đặc sắc, Hô-me-rơ đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ mà người Hy Lạp cổ đại muốn vươn tơiù. - Củng cố, dặn dò (1 phút): Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. - Bài tập về nhà: Soạn trước đoạn trích “Ra-ma buộc tội” V. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tiết 14 - 15.doc