Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 11-12

- HS đọc, tìm hiểu cụ thể văn bản.

- HS tìm chi tiết để phân tích, chứng minh.

- HS nhận xét:

Nhận xét về ADV và tình cảm mà nhân dân đã dành cho nhân vật.

-HS trả lời:Trong những năm đầu xây dựng và bảo vệ đất nước, ADV đã thu được thành công lớn: xây thành, chế nỏ, chiến thắng cuộc xâm lược của vua Nam Việt là Triệu Đà→ được nhân dân tôn vinh, thần linh ủng hộ. Là người thu phục được lòng dân, được dân giúp đỡ.

- ADV nhanh chóng thất bại vì có phần chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước kẻ thù nham hiểm, xảo quyệt. Khi tỉnh ngộ thì đã quá muộn.

- HS trả lời:Sáng tạo những chi tiết về rùa vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái rồi rẽ nước cùng thần Kim Quy xuống biển nhân dân muốn biểu lộ tình cảm biết ơn nhà vua, coi ông như một vị anh hùng. Do đó, kết cục, đón ông về với biển sâu để ông trở thành bất tử.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3149 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 11-12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tiết: 11
Bài dạy: TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU-TRỌNG THỦY
(Đọc văn)
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức
- Đặc trưng chủ yếu của truyền thuyết và thể loại truyền thuyết lịch sử: Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng hoang đường, phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.
- Giá trị, ý nghĩa của truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Từ bi kịch mất nước, bi kịch tình yêu, nhân dân muốn rút ra và trao truyền lại cho các thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước. Điều đáng lưu ý là bài học lịch sử đó cần được đặt trong bối cảnh hiện tại, vừa cần hội nhập với thế giới, vừa phải giữ vững an ninh, chủ quyền đất nước.
2.Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, cảm thụ truyện dân gian để hiểu đúng những ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyện.
- Kỹ năng kể chuyện, tóm tắt tác phẩm tự sự dân gian.
3. Thái độ
 - Tinh thần cảnh giác, ý thức biết gắn kết hài hòa giữa tình cảm cá nhân và tình cảm dân tộc, lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Trong trường hợp phải lựa chọn thì phải đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có).
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận 
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp (1’): Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ (5’) 
 -Câu hỏi kiểm tra: Hãy làm sáng tỏ ý kiến sau: “ Sử thi là TP ự sự dân gian, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại”
- Yêu cầu trả lời: Hs phân tích nhân vật ĐS để làm rõ nhận định: ĐS là tù trưởng tài ba…yêu thương nhân dân, hết lòng vì cộng đồng; Sử thi ĐS kể về công cuộc xây dựng và lớn mạnh của cộng đồng Ê-Đê.
3. Giảng bài mới
 - Giới thiệu bài (1’): Ca dao có câu:
“Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa thành, Thục Vương
Cổ Loa – thành Ốc khác thường”.
Trải bao năm tháng thăng trầm của lịch sử, vẫn còn đây sừng sững những dấu tích của một triều đại, một giai đoạn lịch sử bi hùng (Đền Thượng, Am Bà Chúa, Giếng Ngọc, những đoạn thành Ốc…) gắn liền với những truyền thuyết mà mỗi người Việt Nam chúng ta đều thuộc: Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
 HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về truyền thuyết
 GV hướng dẫn HS đọc Tiểu dẫn và tìm hiểu chung, đọc văn bản và tìm hiểu cụ thể.
- Hãy nêu khái niệm và đặc trưng của truyền thuyết.
- Yêu cầu hãy tìm hiểu văn bản và phân chia bố cục của truyện.
HĐ1. Tìm hiểu vài nét về truyền thuyết
- HS đọc Tiểu dẫn, tóm tắt nội dung truyện để tìm hiểu chung.
+Đặc trưng của truyền thuyết
+Giá trị và ý nghĩa của truyền thuyết.
+ Môi trường sinh thành, biến đổi, diễn xướng của TTDG (à chứng tỏ mối quan hệ giữa văn hóa và văn học dân gian.)
- HS đọc từng đoạn văn bản để tìm hiểu cụ thể.
- HS khai thác truyện theo bố cục văn bản (4 phần)
+ADV xây thành, chế nỏ và chiến thắng Triệu Đà
+Trọng Thủy lấy cắp nỏ thần
+Triệu Đà lại phát binh xâm lược Âu Lạc, ADV thất thủ, chém Mị Châu và đi xuống nước
+Kết cục bi thảm của Trọng Thủy, hình ảnh ngọc trai – giếng nước
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Vài nét về truyền thuyết
a, Khái niệm(SGK trang 17)
b. Đặc trưng-TT là sự kết hợp giữa sự thật lịch sử và sự tưởng tượng, thần kì→ không chú trọng tính chính xác như các văn bản lịch sử.
-TT thể hiện quan niệm, cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử.
2. Tác phẩm
- Nguồn gốc: Truyện “ Rùa Vàng” xuất hiện trong Lĩnh Nam chích quái (thế kỷ XV)
 -Cốt truyện gồm 2 nửa tương đối mạch lạc:+An Dương Vương được Thần Kim Quy giúp xây thành Cổ Loa, chế tạo nỏ thần và đánh thắng Triệu Đà lần 1 à Bài học dựng nước.+Chuyện tình Mị Châu – Trọng Thủy và bi kịch mất nước à Bài học mất nước.
21’
HĐ2.Hướng dẫn hs đọc- hiểu văn bản
- GV hướng dẫn HS thảo luận, tìm ý và trả lời các câu hỏi ở SGK
1. Dựa theo cốt truyện, tìm những chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương, từ đó phân tích:
+ Trong phần đầu truyện, em thấy ADV đã làm được những gì và kết quả ra sao?
+ Do đâu mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ? Qua sự giúp đỡ đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá như thế nào về nhà vua?+ Vì sao ADV nhanh chóng thất bại thê thảm khi Triệu Đà đưa quân sang xâm lược lần 2?
HĐ2. Đọc- hiểu văn bản
- HS đọc, tìm hiểu cụ thể văn bản.
- HS tìm chi tiết để phân tích, chứng minh.
- HS nhận xét:
Nhận xét về ADV và tình cảm mà nhân dân đã dành cho nhân vật.
-HS trả lời:Trong những năm đầu xây dựng và bảo vệ đất nước, ADV đã thu được thành công lớn: xây thành, chế nỏ, chiến thắng cuộc xâm lược của vua Nam Việt là Triệu Đà→ được nhân dân tôn vinh, thần linh ủng hộ. Là người thu phục được lòng dân, được dân giúp đỡ.
- ADV nhanh chóng thất bại vì có phần chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước kẻ thù nham hiểm, xảo quyệt. Khi tỉnh ngộ thì đã quá muộn. 
- HS trả lời:Sáng tạo những chi tiết về rùa vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém đầu con gái rồi rẽ nước cùng thần Kim Quy xuống biển… nhân dân muốn biểu lộ tình cảm biết ơn nhà vua, coi ông như một vị anh hùng. Do đó, kết cục, đón ông về với biển sâu để ông trở thành bất tử.
II. ĐỌC – TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Nhân vật An Dương Vương
- Trong những năm đầu xây dựng và bảo vệ đất nước: ADV đã thu được thành công lớn: xây thành, chế nỏ, chiến thắng cuộc xâm lược của vua Nam Việt là Triệu Đà.
à ADV là vị vua anh hùng, là thủ lĩnh bộ lạc anh minh, sáng suốt, cảnh giác và có trách nhiệm, được nhân dân tôn vinh, thần linh ủng hộ. Là người thu phục được lòng dân, được dân giúp đỡ.
- Giai đoạn sau: ADV nhanh chóng thất bại vì có phần chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước kẻ thù nham hiểm, xảo quyệt. Khi tỉnh ngộ thì đã quá muộn.
à ADV vừa có công, lại vừa có tội. Tuy nhiên nhân dân Âu Lạc ngàn đời sau vẫn biết ơn nhà vua, coi ông như một vị anh hùng. Do đó, kết cục, đón ông về với biển sâu để ông trở thành bất tử.
1’
HĐ3. Hướng dẫn HS củng cố bài
- Những nét chính về truyền thuyết.
- Nhân vật ADV.
HĐ3. Củng cố bài
- HS lắng nghe.
*Ý nghĩa văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu– Trọng Thủy giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: HS học bài, soạn bài “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” (tiếp theo)
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
……………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:
Tiết: 12
Bài dạy: 	TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦ
(Đọc văn)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Giá trị, ý nghĩa của truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”: ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước. 2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, cảm thụ truyện dân gian để hiểu đúng những ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyện.
- Kỹ năng kể chuyện, tóm tắt tác phẩm tự sự dân gian.
3. Thái độ
- Tinh thần cảnh giác, ý thức biết gắn kết hài hòa giữa tình cảm cá nhân và tình cảm dân tộc, lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. 
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới.
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể,..
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tình hình lớp (1’) Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi: Phân tích nhân vật ADV trong “ truyện ADV và MC- TT”
Yêu cầu trả lời: Nhân vật An Dương Vương.
- Trong những năm đầu xây dựng và bảo vệ đất nước: ADV đã thu được thành công lớn: xây thành, chế nỏ, chiến thắng cuộc xâm lược của vua Nam Việt là Triệu Đà.
à ADV là vị vua anh hùng, là thủ lĩnh bộ lạc anh minh, sáng suốt, cảnh giác và có trách nhiệm, được nhân dân tôn vinh, thần linh ủng hộ. Là người thu phục được lòng dân, được dân giúp đỡ.
- Giai đoạn sau: ADV nhanh chóng thất bại vì có phần chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước kẻ thù nham hiểm, xảo quyệt. Khi tỉnh ngộ thì đã quá muộn.
à ADV vừa có công, lại vừa có tội. Tuy nhiên nhân dân Âu Lạc ngàn đời sau vẫn biết ơn nhà vua, coi ông như một vị anh hùng. Do đó, kết cục, đón ông về với biển sâu để ông trở thành bất tử.
3. Giảng bài mới
 - Giới thiệu bài (1’): Không chỉ có An Dương Vương sai lầm, mê muội, chủ quan để thua trận, mất nước. Liên quan đến việc này còn có những nhân vật khác, những câu chuyện éo le bi thảm khác : chuyện tình Mị Châu và Trọng Thủy.
- Tiến trình bài dạy
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
35’
HĐ1. Hướng dẫn học sinh đọc-hiểu văn bản:
-Về việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần, có hai cách đánh giá như sau:
+Mị Châu làm như vậy là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước.
+Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí.
Ý kiến riêng của anh (chị) như thế nào?
-Mị Châu bị Thần Rùa Vàng kết tội là “giặc”, lại bị vua cha chém đầu, nhưng sau đó máu nàng hóa thành ngọc trai, xác hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn nhắn gửi điều gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau?
- Trọng Thủy là nhân vật như thế nào? Chứng minh?
-Trọng Thủy gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của hai cha con Mị Châu. Vậy, anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”?
HĐ1. Đọc-hiểu văn bản
- HS tìm chi tiết để phân tích, chứng minh.
+Ý kiến 1:Tán đồng với đánh giá 1, nhưng không đủ lí lẽ để bác bỏ ý kiến 2.
-Ý kiến 2: Tán đồng với đánh giá 2, nhưng không đủ lí lẽ để bác bỏ ý kiến1.
- Ý kiến 3: đưa ra cách đánh giá riêng: cả hai ý kiến đều có cơ sở nhưng không ý kiến nào đuung tuyệt đối cả, bởi TT phản ánh thái độ, cách đánh giá của nhân dân về các nhân vật và sự kiện lịch sử vì vậy họ không thể nào ca ngợi một nàng công chủa đã làm mất nước. Tuy nhiên, khi trừng phạt MC bằng bản án tử hình, nhân dân ta cũng thấu hiểu rằng nàng vô tình phạm tội nên đã khuôn xếp cho nàng một kết thúc hợp lí: cho nàng chết như lời nguyện của nàng→ thấu tình đạt lí.
- Hs trả lời: TT là con trai Triệu Đà, một nhân vật lịch sử khá phức tạp được xây dựng thành công, là một tên gián điệp đáng gờm. Nhưng cùng là người biết yêu thương, ăn năn hối cải.à Bi kịch của Trọng Thủy là bi kịch một nạn nhân của âm mưu chính trị xấu xa đen tối. Bế tắc và hối hận muộn màng, hắn chỉ biết nhảy xuống
- Hs trả lời: Đó không phải là sự ca ngợi mối tình MC_TT vì người Au Lạc không bao giờ ca ngợi kẻ làm mất nước mà chi tiết Ngọc trai – giếng nước mang ý nghĩa hóa giải, thể hiện đạo lí và tấm lòng nhân hậu, bao dung của dân gian đối với các nhân vật.
II. ĐỌC–HIỂU VĂN BẢN
2. Nhân vật Mị Châu
- Là công chúa xinh đẹp, ngây thơ trong trắng, cả tin, không có ý thức trách nhiệm công dân, chỉ biết đắm mình trong tình yêu, tình vợ chồng.
- Bị kết tội là giặc, bị trừng trị bằng cái chết là đích đáng.
- Tuy nhiên, Mị Châu cũng thật đáng thương, đáng thông cảm bởi tội lỗi của nàng là do vô tình, hành động theo tiếng nói của trái tim mà không suy nghĩ chín chắn, quên nghĩa vụ đối với đất nước→nhân dân khuôn xếp cho nàng được chết như ý nguyện.. → thấu tình đạt lí.
3. Nhân vật Trọng Thủy:
- Là con trai Triệu Đà, một nhân vật lịch sử khá phức tạp được xây dựng thành công.
- Là một tên gián điệp đáng gờm.
- Là người biết yêu thương, ăn năn hối cải.
à Bi kịch của Trọng Thủy là bi kịch một nạn nhân của âm mưu chính trị xấu xa đen tối. Bế tắc và hối hận muộn màng, hắn chỉ biết nhảy xuống giếng sâu tự vẫn.
4. Hình ảnh ngọc trai- giếng nước: 
- Chi tiết Ngọc trai – giếng nước mang ý nghĩa hóa giải, thể hiện đạo lí và tấm lòng nhân hậu, bao dung của dân gian đối với các nhân vật.
1’
HĐ2.Hướng dẫn HS tổng kết bài
- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật TP?
HĐ2. Tổng kết bài
-Trả lời
II. TỔNG KẾT
- TP là một cách giải thích nguyên nhân mất nước Au Lạc.-Hình tượng nhân vật vàcác chi tiết hư cấu cho thấy mối quan hệ giữa cốt lõi lịch sử với tưởng tượng của dân gian.
1’
HĐ 3. Hướng dẫn hs củng cố bài:Cách đánh giá đúng về MC-TT cũng như hình ảnh ngọc trai- giếng nước.
HĐ3. Hs củng cố bài.
- Hs lắng nghe.
*Ý nghĩa văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu– Trọng Thủy giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’)
- Học bài và chuẩn bị bài:“Lập dàn ý bài văn tự sự”.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG
………………………………………………………………………………...

File đính kèm:

  • docTIET11-12.doc
Giáo án liên quan