Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 10: Văn bản
- HS thảo luận, giải bài tập theo hướng dẫn của GV:
- Bài tập 1:
Chủ đề của đoạn văn tập trung ở câu “Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau”. Các câu tiếp theo của đoạn văn nhằm khai triển ý của câu trên bằng những dẫn chứng cụ thể về quan hệ của lá cây với những môi trường khác nhau. Tất cả các câu trong văn bản đều xoay quanh và làm rõ chủ đề đó. Vì vậy, có thể đặt cho đoạn văn nhan đề: Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.
Ngày soạn: Tiết: 10 Bài dạy: VĂN BẢN (tiếp theo) (Tiếng Việt) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức về khái niệm văn bản và các đặc điểm của văn bản. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng tích hợp với văn qua văn bản “Chiến thắng Mtao Mxây”. - Phân tích văn bản, lên kết văn bản, hoàn chỉnh văn bản, sữa chữa văn bản… 3. Thái độ - Ý thức tạo lập văn bản có tính hướng chuẩn, khoa học, nói – viết đúng phong cách văn bản. II. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, rút kinh nghiệm từ bài trước, soạn giáo án bài mới. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có). - Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận 2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước. - Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tình hình lớp (1’): Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Câu hỏi kiểm tra: Em hãy nêu khái niệm văn bản? Cho ví dụ? - Gợi ý trả lời:VB là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hoặc một số câu. -Những đặc điểm cơ bản của văn bản:Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản.Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định. 3. Giảng bài mới - Giới thiệu bài (1’): Thực hành luyện tập về văn bản. -Tiến trình bài dạy Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 36’ HĐ1.Hướng dẫn HS thực hành các bài tập SGK - GV yêu cầu HS đọc kỹ các bài tập và các câu hỏi luyện tập, thảo luận tổ để chuẩn bị lên bảng thực hành làm bài tập hoặc có thể cử đại diện nhóm trình bày miệng tại chỗ. - Bài tập 1: - GV nêu câu hỏi và định hướng gợi ý giải bài tập: a, Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn (Chú ý tới ý khái quát nêu ở câu 1). b, Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn (từ ý khái quát đến ý cụ thể qua các cấp độ). c, Đặt nhan đề cho đoạn văn. - Bài tập 2: GV gọi HS đọc nội dung bài tập, GV định hướng các yêu cầu tạo liên kết cho đoạn văn bản, sau đó đặt nhan đề cho đoạn văn bản ấy. (1) Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. (2) Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi… công ơn của Bác Hồ, của Đảng đối với dân tộc. (3) Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. (4) “Việt Bắc” là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. (5) Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đọan, gian khổ. - Bài tập 4: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Có mấy loại đơn thường gặp trong đời sống? Là những loại nào? - Xác định những yêu cầu khi tự viết một đơn xin phép nghỉ học. - GV củng cố: à Các tiểu mục cần có: +Quốc hiệu, tiêu ngữ,+Tên đơn +Địa điểm viết đơn, ngày viết đơn +Địa chỉ gửi, người gửi +Họ tên, tuổi, địa chỉ, nơi học tập, công tác của người viết đơn+Lí do viết đơn +Nội dung đơn: yêu cầu, đề nghị, nguyện vọng+Cam đoan và lời cảm ơn +Kí tên và ghi rõ họ tên người viết đơn +Xác nhận và đóng dấu của địa phương (nếu cần)à Cách trình bày: +Tên đơn phải viết bằng chữ in hoa cỡ lớn +Các phàn quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn phải viết ở giữa trang giấy, cách dòng cho rõ ràng.+Lời văn phải ngắn gọn, dễ hiểu, lí do trung thực, đề nghị phải hợp lí, phù hợp với thực tế, không viết cầu kì, rườm rà. HĐ1.Thực hành các bài tập SGK - HS thảo luận, giải bài tập theo hướng dẫn của GV: - Bài tập 1: Chủ đề của đoạn văn tập trung ở câu “Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau”. Các câu tiếp theo của đoạn văn nhằm khai triển ý của câu trên bằng những dẫn chứng cụ thể về quan hệ của lá cây với những môi trường khác nhau. Tất cả các câu trong văn bản đều xoay quanh và làm rõ chủ đề đó. Vì vậy, có thể đặt cho đoạn văn nhan đề: Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường. Hoặc: Môi trường và sự sống. - Bài tập 2: HS có thể có hai cách sắp xếp thể hiện mối liên kết giữa các câu của đoạn văn: Cách 1: (1)à(3)à(5)à (2)à(4) -Câu 1à câu chủ đề bậc 1, nêu một sự kiện lịch sử lớn, mang ý nghĩa bao trùm cả đoạn văn. -Câu 2à câu khai triển bậc 1 đồng thời cũng là câu chủ đề bậc 2, bổ sung ý nghĩa cho câu chủ đề bậc 1, nêu vai trò của sự kiện lịch sử (đã nói tới trong câu chủ đề bậc 1) đối với việc Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. -Câu 3 + 4 + 5: câu khai triển bậc 2, trực tiếp bổ sung ý nghĩa cho câu 2. Cách 2: (1) à(3)à(4)à(5)à(2) - HS tìm và đặt nhan đề cho đoạn văn. (Yêu cầu nhan đề phải hợp lí, sáng tạo.) - Bài tập 4: - HS trả lời định hướng:- Có 2 loại đơn thường gặp: + Đơn viết xin phép nhập hộ khẩu thường trú, đơn xin làm nhà, xin lập doanh nghiệp… à đơn viết theo mẫu đã có sẵn, chỉ cần điền ngắn gọn những thông tin cần thiết vào chỗ trống. + Đơn xin phép nghỉ học, đơn xin bảo lưu kết quả học tập, đơn xin chuyển trườngà Đơn tự viết, không có mẫu in sẵn, người viết phải tuân thủ những quy ước của văn bản hành chính. I. PHÂN TÍCH VĂN BẢN Bài tập 1–SGK– Trang 37 Chủ đề của đoạn văn tập trung ở câu “Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau”. Các câu tiếp theo của đoạn văn nhằm khai triển ý của câu trên bằng những dẫn chứng cụ thể về quan hệ của lá cây với những môi trường khác nhau. Tất cả các câu trong văn bản đều xoay quanh và làm rõ chủ đề đó. Vì vậy, có thể đặt cho đoạn văn nhan đề: Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường. Hoặc: Môi trường và sự sống. - Bài tập 2 – SGK – Trang 38: Sắp xếp những câu đã cho thành một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc; sau đó đặt cho văn bản một nhan đề phù hợp. Bài tập 4- SGK- Trang 38: - Viết ĐƠN XIN PHÉP Mẫu: Đơn xin phép nghỉ học (vì lí do chính đáng). “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…… Người làm đơn kí tên: Nguyễn Thị Thanh Huệ. 1’ HĐ2. HDHS củng cố kiến thức -Khi tạo lập văn bản phải đảm bảo tính thống nhất của văn bản. - Các câu trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau. HĐ2.Củng cố kiến thức - HS lắng nghe. 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo (1’) - Học kỹ bài, làm lại các bài tập - Chuẩn bị bài: Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG ……………………………………………..
File đính kèm:
- TIET10.doc