Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 1: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Năm học 2015-2016 - Trần Văn Chường

GV: gọi HS đọc đoạn hội thoại ở phần I.1?

HS: đọc đúng giọng điệu

GV: Quan sát ngữ liệu, em chỉ ra được những nhân tố nào trong hoạt động giao tiếp đó?

HS: trả lời

GV: Đoạn hội thoại trên đã thể hiện rõ nét ngôn ngữ sinh hoạt đời thường: ngôn ngữ thân mật suồng sã, tự nhiên, không theo khuôn mẫu. Thầy trò ta cùng tìm hiểu tiếp một ngữ liệu để thấy rõ hơn đặc trưng riêng biệt của ngôn ngữ sinh hoạt.

GV: gọi HS đọc ngữ liệu

HS: đọc

GV: Dựa vào kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, em hãy chỉ ra các nhân tố giao tiếp trong đoạn nhật kí?

HS: thảo luận, xác định.

 

docx3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 1: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Năm học 2015-2016 - Trần Văn Chường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM
GV: Cho HS các sản phẩm giao tiếp: cuộc hội thoại, đoạn nhật kí, bài thơ, lá đơn, đoạn phóng sự, sách giáo khoa, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,...
Theo các em, các sản phẩm giao tiếp trên, có điểm gì giống và khác nhau?
HS: suy nghĩ, trả lời
GV: Xuất phát từ ý muốn và nhu cầu của con người trong cuộc sống, từ cách thức và lĩnh vực sử dụng ngôn ngữ khác nhau đã dẫn đến sự ra đời của 6 phong cách chức năng ngôn ngữ (phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ hành chính – công vụ). Trong tiết học hôm nay, thầy trò ta sẽ tìm hiểu về Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt – phong cách chức năng ngôn ngữ đầu tiên của xã hội loài người.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
Ngôn ngữ sinh hoạt
GV: gọi HS đọc đoạn hội thoại ở phần I.1?
HS: đọc đúng giọng điệu
GV: Quan sát ngữ liệu, em chỉ ra được những nhân tố nào trong hoạt động giao tiếp đó?
HS: trả lời
GV: Đoạn hội thoại trên đã thể hiện rõ nét ngôn ngữ sinh hoạt đời thường: ngôn ngữ thân mật suồng sã, tự nhiên, không theo khuôn mẫu. Thầy trò ta cùng tìm hiểu tiếp một ngữ liệu để thấy rõ hơn đặc trưng riêng biệt của ngôn ngữ sinh hoạt.
GV: gọi HS đọc ngữ liệu
HS: đọc
GV: Dựa vào kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, em hãy chỉ ra các nhân tố giao tiếp trong đoạn nhật kí?
HS: thảo luận, xác định.
GV: Căn cứ vào việc phân tích các ngữ liệu và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, em hiểu thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Lấy ví dụ?
HS: trả lời, lấy ví dụ
GV: Ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện rất đa dạng, phong phú. Căn cứ vào hình thức biểu hiện, có thể chia ngôn ngữ sinh hoạt thành những dạng nào? Lấy ví dụ?
HS: trả lời.
Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt
Xét ngữ liệu
VD1: Ngữ liệu SGK tr.133
Hoàn cảnh giao tiếp:
+ Không gian: khu tập thể X
+ Thời gian: buổi trưa
Nhân vật giao tiếp:
+ Nhân vật chính: Lan, Hùng, Hương
+ Nhân vật phụ: mẹ Hương, ông hàng xóm.
Hình thức: gọi – đáp
Nội dung: báo đến giờ đi học
Mục đích: đến lớp đúng giờ
Đặc điểm giọng điệu, từ ngữ, câu văn:
+ Giọng điệu: thân mật, suồng sã
+ Từ ngữ: từ hô gọi, tình thái từ, thành ngữ, từ láy
+ Kiểu câu: đa dạng các kiểu câu ( câu rút gọn, câu cầu khiến, câu cảm thán)
Về biện pháp tu từ: so sánh “chậm như rùa”, “lạch bà lạch bạch như vịt bầu”.
Bố cục: tự nhiên, không được dàn dựng trước.
Ví dụ b: bài tập 1, tr.127 SGK
Hoàn cảnh: 
+ Không gian: rừng núi
+ Thời gian”: đêm khuya
Nhân vật: Đặng Thùy Trâm
Mục đích: bộc lộ cảm xúc
Từ ngữ: sử dụng từ ngữ thân mật, giàu sắc thái biểu cảm (Th. ơi! Nghĩ gì đấy, đáng trách quá)
Khái niệm:
Là lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để thông tin trao đổi ý nghĩ, tình cảm đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
- Ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện ở các dạng:
+ Dạng nói: đối thoại, độc thoại
+ Dạng viết: thư từ, tin nhắn, nhật kí cá nhân
+ Dạng lời nói tái hiện: mô phỏng lời thoại tự nhiên theo đặc điểm ngôn ngữ sinh hoạt trong các tác phẩm văn học.
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
1/ Phát biểu ý kiến của em về nội dung của những câu sau:
 - Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Vàng thì thử lửa thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời
2/ Trong đoạn trích dưới đây, ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện ở dạng nào? Nhận xét về việc dùng từ ngữ của đoạn trích sau:
Ông Năm Hên đáp:
- Sáng mai sớm, đi cũng không muộn. Tôi cần một người dẫn đường đến ao cá sấu đó. Có vậy thôi! Chừng một giờ đồng hồ sau là xong chuyện! Sấu ở ao giữa rừng, tôi bắt nhiều lần rồi. Bà con cứ tin tôi. Xưa nay, bị sấu bắt là người đi ghe xuồng hoặc ngồi rửa chén dưới bến, có bao giờ sấu rượt người ta giữa rừng mà ăn thịt? Tôi đây không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít, theo như người khác thì họ nói đó là bùa phép để kiếm tiền. Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không mang thứ phú quới đó (...). Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe ở miền Rạch Gía, Cà Mau này có nhiều con rạch, ngã ba mang tên Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu, sau này hỏi lại tôi mới biết đó là nơi ghê gớm, hồi xưa lúc đất còn hoang. Rạch Cà Bơ He, đó là chỗ sấu lội nhiều, người Miên sợ sấu không dám đi qua nên đặt tên như vậy, cũng như phá Tam Giang, truông nhà Hồ của mình ngoài Huế.
 (Theo Sơn Nam, Bắt sấu rừng U Minh Hạ)
HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG
Trong giao tiếp hàng ngày để biểu thị sự chắc chắn ở mức độ rất cao, người Việt có thể dùng những lối diễn đạt rất sinh động. Chẳng hạn để nói rằng: Ngày mai chắc chắn trời mưa, chúng ta có thể nói:
+ Mai mà không mưa thì tôi đi bằng đầu
+ Gì thì gì mai cũng mưa.
Hãy tìm những cách diễn đạt tương tự?
HOẠT ĐỘNG 5: BỔ SUNG
 	Nhà văn Tô Hoài khi đi thực tế đã ghi chép được những câu nói theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như sau:
+ Nóng quá, mồ hôi mẹ mồ hôi con bò ra khắp người
+ Gió to vụt ngã mất nhiều lúa quá
+ Một sào ruộng ở đồng Phúc Ấm đánh ngã hai sào ruộng Trúc Chuẩn
+ Lúc làm thì cỏ bết xuống, vài hôm sau cỏ lại ngồi lên
+ Làm ăn không có kế hoạch như bắt chạch đằng đuôi.
Em hãy chỉ ra nét độc đáo của các cách nói trên?

File đính kèm:

  • docxPHONG_CACH_NGON_NGU_SINH_HOAT_HAY.docx
Giáo án liên quan