Giáo án Ngữ văn 10: Phương pháp thuyết minh
* Một số pp thuyết minh đã học : Định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, so sánh, phân loại, phân tích
- Phân tích ví dụ :
a,
- Mục đích : Công lao tiến cử người tài của Trần Quốc Tuấn.
- Phương pháp : Nêu ví dụ cụ thể
b,
- Mục đích : Nguyên nhân thay đổi bút danh của thi sĩ Ba-sô.
- Phương pháp : Phân tích, chú thích.
c,
- Mục đích : Con người và số lượng tế bào trong cơ thể con người.
- Phương pháp: Dùng số liệu,so sánh số liệu
Phương pháp thuyết minh ( 1 tiết ) Mục tiêu bài học Giúp học sinh Nắm được những kiến thức cơ bản về một số phương pháp thuyết minh thường gặp Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng các phương pháp thuyết để xây dựng những văn bản thuyết minh mang tính hấp dẫn và sức thuyết phục cao. Hiểu được tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh không chỉ đối với những bài tập làm văn thuyết minh mà còn cần thiết trong cuộc sống. Chuẩn bị GV : Nghiên cứu tài liệu , soạn giáo án HS : SGK ,soạn bài trước khi lên lớp Phương pháp : phát huy tính chủ động,sáng tạo của học sinh,nêu câu hỏi,thảo luận nhóm Tiến trình lên lớp : Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ (4p) Bài mới : Thuyết minh là một kiểu bài quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Một văn bản thuyết minh có thể được xem xét ở nhiều góc độ về các đặc điểm,tính chất của văn thuyết minh,nội dung thuyết minh,kiểu thuyết minh hay thứ tự thuyết minhtuy nhiên trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả của văn bản thuyết minh người ta thường đánh giá về phương pháp thuyết minh,phương pháp thuyết minh quyết định tới sự thành công của một văn bản thuyết minh. TG Hoạt động của GV và học sinh Nội dung bài giảng 6p 10p 15p 5p Hoạt động 1 : Tìm hiểu tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh. - HS đọc SGK - GV đưa ngữ liệu và cho HS phân tích ngữ liệu : + Em hãy cho biết ví dụ trên người thuyết minh đã thuyết minh về vấn đề gì? Hay nói cách khác mục đích thuyết minh trong ví dụ trên là gì? + Mục đích của người viết có đạt được ko khi người viết ko biết cách thuyết minh để làm rõ sự nghiệp đồ sộ của Nguyễn Trãi? + Để đạt được mục đích thuyết minh,người nói,người viết cần phải có sử dụng nhiều cách thức khác nhau.Những cách thức đó được gọi là PPTMVậy theo em PPTM là gì? + Từ việc phân tích ví dụ và phân tích mối quan hệ trên, em hãy nêu tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh ? Hoạt động 2 : Ôn tập và tìm hiểu một số phương pháp thuyết minh. - GV: HS nhắc lại một số phương pháp thuyết minh đã học ở THCS? HS nhớ lại kiến thức và trả lời. - GV chia học sinh thành 4 tổ,mỗi tổ phân tích một ví dụ theo các tiêu chí : + Xác định mục đích thuyết minh của từng đoạn văn + Xác định phương pháp thuyết minh trong từng đoạn. +Qua việc phân tích ví dụ,em hãy nêu tác dụng các phương pháp thuyết minh đối với mục đích thuyết minh? - GV : Em có nhận xét gì về cách sử dụng phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh? HS suy nghĩ trả lời - GV rút ra kết luận. - GV : Hãy phân tích 2 ví dụ sau và cho biết đâu là định nghĩa và đâu là chú thích?Mỗi phương pháp có đặc điểm gì + HS đọc thêm đoạn văn thuyết minh về các bút danh của thi sĩ Ba-Sô. - GV : phương pháp chú thích được sử dụng trong đoạn văn như thế nào?Từ đó so sánh sự giống và khác nhau của phương pháp thuyết minh và phương pháp định nghĩa? ( về đặc điểm và hiệu quả trong việc thuyết minh) -HS đọc ví dụ trong SGK - GV : Đọc yêu cầu trong SGK và trả lời. + Từ đó em hãy rút ra hiệu quả thuyết minh của phương pháp giảng giải nguyên nhân-kết quả? Hoạt động 3 : Yêu cầu vận dụng phương pháp thuyết minh: - HS trả lời câu hỏi trong SGK - GV chốt ý,rút ra k.luận Hoạt động 4 : GV gợi ý hướng dẫn HS làm bài tập về nhà. I.Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh : Ví dụ : “ Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học,trong sáng tác chữ Hán và chữ Nôm,trong văn chính luận và thơ trữ tình. Ông để lại nhiều sáng tác lớn với nhiều tác phẩm có giá trị.Những tác phẩm chính viết bằng chữ Hán : Quân Trung từ mệnh tập,Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập,Chí Linh sơn phú,Băng Hồ di sự lục,Lam Sơn thực lục,Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.Sáng tác chữ Nôm gồm Quốc Âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường Luật hoặc Đường luật xem lục ngôn.Ngoài sáng tác văn học Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư Địa chí,một bộ sách địa lý cổ nhất Việt Nam” Phương pháp thuyết minh là hệ thống những cách thức sử dụng để đạt được mục đích thuyết minh. -Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh: Phương pháp thuyết minh giúp hoàn thành tốt một VB thuyết minh,giúp người nói thuyết minh một cách mạch lạc,rõ ràng và đạt hiệu quả cao. II.Một số phương pháp thuyết minh : * Một số pp thuyết minh đã học : Định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, so sánh, phân loại, phân tích - Phân tích ví dụ : a, Mục đích : Công lao tiến cử người tài của Trần Quốc Tuấn. Phương pháp : Nêu ví dụ cụ thể b, Mục đích : Nguyên nhân thay đổi bút danh của thi sĩ Ba-sô. Phương pháp : Phân tích, chú thích. c, Mục đích : Con người và số lượng tế bào trong cơ thể con người. Phương pháp: Dùng số liệu,so sánh số liệu d, Mục đích : Sự giản dị của điệu hát Trống quân Phương pháp : Miêu tả, chú thích --> Tác dụng : Văn bản chính xác,hấp dẫn Kết luận : Mỗi văn bản thuyết minh có thể vận dụng nhiều phương pháp thuyết minh sao cho phù hợp,làm rõ mục đích thuyết minh làm cho VB thuyết minh hấp dẫn và thuyết phục. Kđịnh tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh đối với VB thuyết minh *Một số phương pháp thuyết minh khác : a, Thuyết minh bằng chú thích : Ví dụ : Ba-So là bút danh của một nhà thơ Nhật Bản và thơ Hai kư của ông đã trở thành mẫu mực của thơ Hai kư trên toàn thế giới. Ba-so là bút danh Phân tích ví dụ : Ví dụ 1 sử dụng phương pháp định nghĩa à Nêu rõ đặc điểm thuộc tính của đối tượng giúp dễ dàng phân biệt đối tượng này với đối tượng khác. Ví dụ 2 sử dụng phương pháp chú thích à chỉ ra 1 đặc điểm,một tên gọi khác của đối tượng. PP định nghĩa PP chú thích Giống nhau: Đều có công thức A là B -Nêu ra những đặc điểm tính chất,thuộc tính của đối tượng nhằm phân biệt đối tượng này với đối tượng khác -Đảm bảo độ chuẩn xác và chặt chẽ cao. -Nêu ra một tên gọi hoặc một đặc điểm nhận biết khác của đối tượng nhưng chưa phản ánh đầy đủ thuộc tính của đối tượng - Hiệu quả : Mềm dẻo, linh hoạt, dễ sử dụng và diễn đạt phong phú. b, Thuyết minh bằng giảng giải nguyên nhân -kết quả: -Mục đích thuyết minh : Giới thiệu ý nghĩa bút danh Ba-Sô. - Đoạn văn chia làm 2 ý : (1) Niềm say mê cây chuối của thi sĩ , (2) lai lịch của bút danh.Mối quan hệ giữa 2 ý là quan hệ nguyên nhân - kết quả : + Nguyên nhân : Niềm say mê cây chuối + Kết quả : Nhà thơ lấy bút danh là Ba-sô Sử dụng phương pháp giảng giải nguyên nhân-kết quả giúp cho đối tượng thuyết minh được hiện lên cặn kẽ,rõ ràng và hợp lý. 3, Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh : Phương pháp thuyết minh được lựa chọn căn cứ vào mục đich thuyết minh. Phương pháp thuyết minh được sử dụng sao cho làm nổi bật mục đích thuyết minh,bản chất, đặc trưng của đối tượng thuyết minh.Mặt khác phải đảm bảo tính chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh. Ghi nhớ: SGK 4,Luyện tập : HS làm bt ở nhà. V. Củng cố :5p - Nhắc lại tầm quan trọng của PP thuyết minh,các pp thuyết minh và việc vận dụng các pp thuyết minh. - Dặn dò học sinh làm bài tập,soạn bài tiếp theo “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”. VI.Đánh giá , rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan_23_Phuong_phap_thuyet_minh_20150725_035312.doc