Giáo án Ngữ văn 10 - Nội dung và hình thức của văn bản văn học

a. Đề tài

- Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát , bình giá và thể hiện trong văn bản.

b.Chủ đề

- Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản.

- Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.

- Mỗi tác phẩm có thể có một hay nhiều chủ đề tùy thuộc vào quy mô và ý định của tác giả.

c. Tư tưởng

- Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi đối thoại với người đọc.

- Tư tưởng là linh hồn của văn bản.

d. Cảm hứng nghệ thuật

- Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản.

- Những trạng thái tâm hồn những trạng thái cảm xúc đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc.

- Qua cảm hứng nghệ thuật người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong văn bản.

=> Hiểu những khái niệm này, khi đọc một văn bản ta có thể khảo sát từng yếu tố một cách có hệ thống để cuối cùng có một nhận định, tổng hợp chính xác.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 3450 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Nội dung và hình thức của văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TEN-LƠ-MAN
TỔ NGỮ VĂN
Giáo viên hướng dẫn: cô Nguyễn Thị Phương Thảo
Giáo sinh thực tập: Trần Thị Kim Anh
Ngày soạn: 16/3/2014
GIÁO ÁN: 
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VĂN BẢN VĂN HỌC
Mục đích yêu cầu
Giúp HS:
Về kiến thức
Hiểu được các khái niệm về nội dung và hình thức của văn bản văn học.
Về kĩ năng
Biết vận dụng các khái niệm vào việc tìm hiểu các văn bản văn học.
Chuẩn bị 
Giáo viên
SGK,SGV, giáo án và các tài liệu tham khảo khác.
Học sinh
Soạn bài theo các câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
Phương pháp: 
Kết hợp các hình thức phát vấn, phân tích, hướng dẫn HS làm việc với sgk
Tiến trình dạy học
Ôn định lớp, kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu I.Các khái niệm thuộc nội dung và hình thức trong văn bản văn học
GV yêu cầu HS đọc sgk/12127-128
-Về mặt nội dung, cần lưu ý những khái niệm nào?
-Em hiểu thế nào về các khái niệm ấy? Cho ví dụ minh họa.
GV nhận xét, bổ sung, phân tích thêm ví dụ: Xét tác phẩm “Lão Hạc”
Đế tài: Số phận người nông dân trước cách mạng tháng Tám, trong nạn đói.
Chủ đề: Mâu thuẫn giữa ý thức giữ gìn phẩm giá và cái đói hay chính là sự bóc lột tàn bạo của chế độ thực dân nửa phong kiến.
Tư tưởng: Dù sống trong cái khổ, cái đói người nông dân vẫn giữ được phẩm chất cao quý
Cảm hứng: Tấm lòng trân trọng, thương cảm cho những kiếp người cần lao. Lòng căm phẫn chế độ thực dân – phong kiến tàn bạo.
-Về phương diện hình thức, cần quan tâm những khái niệm nào? 
- Trình bày các khái niệm và cho ví dụ minh họa? 
GV nhận xét, bổ sung, phân tích thêm ví dụ
Truyện trinh thám: sự việc – tiến hành điều tra – tìm ra nguyên nhân
Kết cấu của tiểu thuyết “Tắt đèn” theo trình tự thời gian: việc nào xảy ra trước kể trước
Hoạt động 2: tìm hiểu mục II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức của văn bản văn học:
GV yêu cầu HS đọc sgk/129
- Nội dung và hình thức của văn bản văn học có ý nghĩa gì?
Gv nhận xét, phân tích thêm
Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk/129
Gv hướng dẫn HS làm bài tập 1 trong sgk/130
Bài tập 2 yêu cầu HS về nhà làm 
I.Các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học:
1. Các khái niệm thuộc về nội dung của văn bản văn học:
a. Đề tài 
- Là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát , bình giá và thể hiện trong văn bản.
b.Chủ đề 
- Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản.
- Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
- Mỗi tác phẩm có thể có một hay nhiều chủ đề tùy thuộc vào quy mô và ý định của tác giả.
c. Tư tưởng 
- Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi đối thoại với người đọc. 
- Tư tưởng là linh hồn của văn bản.
d. Cảm hứng nghệ thuật 
- Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản.
- Những trạng thái tâm hồn những trạng thái cảm xúc đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc.
- Qua cảm hứng nghệ thuật người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong văn bản.
=> Hiểu những khái niệm này, khi đọc một văn bản ta có thể khảo sát từng yếu tố một cách có hệ thống để cuối cùng có một nhận định, tổng hợp chính xác.
2. Các khái niệm thuộc về mặt hình thức của văn bản văn học:
a. Ngôn từ 
- Là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học. 
- Các chi tiết, sự việc, hình tượng, nhân vật,tạo nên từ lớp ngôn từ.
- Ngôn từ hiện diện trong câu, trong hình ảnh, trong giọng điệu của văn bản. 
b.Kết cấu
- Là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
- Kết cấu hàm chứa dụng ý của tác giả sao cho phù hợp với nội dung văn bản.
c. Thể loại
- Là những qui tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản: hoặc có chất thơ, chất tiểu thuyết, chất kịch,
-Thể loại luôn được cải biến theo thời đại, mang sắc thái riêng của tác giả.
=> Các hình thức văn học mang tính nội dung, tức là cách thức để tác giả biểu đạt nội dung.
II. Ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức của văn bản văn học:
-Chức năng chủ yếu của văn học: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, giao tiếp,
-Văn bản văn học chỉ thực sự có giá trị khi có nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ. 
=> Cần có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. 
III. Tổng kết:
Ghi nhớ SGK/129
IV.Luyện tập:
Bài tập 1: so sánh đề tài của hai văn bản văn học”Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan.
-Giống: đều viết về cuộc sống nông thôn, số phận của nông dân trước cách mạng tháng Tám và sự phản kháng của họ
-Khác :
+”Tắt đèn”: Nông thôn trong những ngày sưu thuế, nông dân bị bóc lột đủ đường phải vùng lên phản kháng. 
+”Bước đường cùng”: cuộc sống lâm fthan của người nông dân bị bóc lột, bị địa chủ dùng thủ đoạn cho vay nặng lãi để cướp lúa, cướp đất, bị đẩy vào bước đường cùng, phải vùng lên phản kháng.
Củng cố, dặn dò
Củng cố 
Nắm các khái niệm thuộc phần nội dung và hình thức của văn bản văn học.
Dặn dò
-Học bài cũ
- Soạn bài các thao tác nghị luận.
Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hồ Chí Minh, ngày .../3/2014
Giáo viên hướng dẫn 	 Sinh viên thực tập
 Cô Nguyễn Thị Phương Thảo	 Trần Thị Kim Anh

File đính kèm:

  • docxTuan_32_Noi_dung_va_hinh_thuc_cua_van_ban_van_hoc.docx
Giáo án liên quan