Giáo án Ngữ văn 10 - Những lỗi thường gặp trong sử dụng Tiếng Việt

a) Lỗi nội dung :

Phát hiện lỗi sai trong các ví dụ sau đây và nêu cách khắc phục:

Trường hợp 1: :

(1)Trong ca dao Việt Nam , những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả.( 2) Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn.(3) Họ yêu người làng người nước , yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm , ngoài làng. (4) Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.

Trường hợp 2:

Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm phong phú, quý báu về lao động sản xuất và quan hệ gia đình, xã hội. Đó là những kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt; kinh nghiệm về thời tiết,mùa vụ gắn liền với đời sống lao động nông nghiệp của người nông dân. Nó được đúc kết từ trong chính thực tiễn lao động vô cùng vất vả của nhân dân .

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3483 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Những lỗi thường gặp trong sử dụng Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG LỖI THƯƠNG GẶP TRONG SỬ DUNG TIẾNG VIỆT
- THỰC HÀNH SỬA LỖI ( tiếp)
( Tài liệu cho HS thực hành)
3. Lỗi đặt câu: 
a) Lỗi cấu tạo ngữ pháp: 
+ Lỗi thiếu thành phần câu, vế câu:
Xem xét ví dụ sau, hãy cho biết câu sai chỗ nào? Cụ thể là lỗi gì? Có thể sửa lại như thế nào? 
Trường hợp 1:
 - Ví dụ 1: Qua tác phẩm Tắt đèn đã cho ta thấy cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ.
 - Ví dụ 2: Với nghệ thuật châm biếm sắc sảo của tác giả dân gian đã phê phán bản chất tham lam của bọn quan lại ngày xưa.
 - Ví dụ 3: Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người lao động không những đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến thông qua tiếng cười trào phúng hóm hỉnh. 
Trường hợp 2:
 Ví dụ: : Tình cảm của chúng tôi dành cho thầy, người thấy đã cho chúng tôi những bài học đầu tiên về cuộc sống.
Trường hợp 3.:
Ví dụ: Để có cơ hội nhận được việc làm trong tương lai, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Trường hợp 4. 
Ví dụ : Ngày mai, nếu trời có mưa hoặc có gió lớn. Mà có lẽ sẽ có mưa to, gió lớn vì trung tâm khí tượng thủy văn đã dự báo như thế.
+ Lỗi sắp xếp sai trật tự các thành phần câu:
Ví dụ 1 Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục về bảo vệ thiên nhiên và môi trường trong nhà trường.
Ví dụ 2: Lỗ Tấn là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc.
+ Lỗi sử dụng sai dấu câu:
Trường hợp 6: Các câu sau sai về sử dụng dấu câu như thế nào? Sửa lại như thế nào? 
Ví dụ1: Tôi không hiểu vì sao bài toán ấy dễ như thế mà tôi không làm được ? 
Ví dụ 2 : An Dương Vương xây xong thành Cổ Loa được Rùa Vàng cho vuốt làm nỏ thần nên đánh tan quân xâm lược Triệu Đà bèn cầu hòa cầu hôn An Dương Vương đồng ý gả con gái là Mị Châu cho Trọng Thủy.
Ví dụ 3: Mặc dù Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình quí tộc phong kiến, nhiều người làm quan to trong cung vua phủ chúa. Nhưng do những năm tháng sống vất vả gần gũi với quần chúng. Ông thấu hiểu cuộc sống đau khổ của nhân dân.
b) Lỗi về nghĩa trong câu:
Ví dụ 1: Trong học tập nói chung và trong đêm văn nghệ nói riêng , lớp chúng ta đạt được kết quả đáng khích lệ.
Ví dụ 2: Cảm hứng nhân đạo thể hiện sâu sắc trong tác phẩm của nhiều tác giả như Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn, Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều . 
Vdụ 3: Tuy rất thương chồng bị bọn cường hào áp bức, hành hạ nhưng chị Dậu rất căm thù bọn chúng.
4. Lỗi về đoạn văn: 
a) Lỗi nội dung :
Phát hiện lỗi sai trong các ví dụ sau đây và nêu cách khắc phục:
Trường hợp 1: : 
(1)Trong ca dao Việt Nam , những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả.( 2) Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn.(3) Họ yêu người làng người nước , yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm , ngoài làng. (4) Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.
Trường hợp 2: 
Tục ngữ là kho tàng kinh nghiệm phong phú, quý báu về lao động sản xuất và quan hệ gia đình, xã hội. Đó là những kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng trọt; kinh nghiệm về thời tiết,mùa vụ gắn liền với đời sống lao động nông nghiệp của người nông dân. Nó được đúc kết từ trong chính thực tiễn lao động vô cùng vất vả của nhân dân . 
Trường hợp 3:
Ví dụ : (1) Mọi vật đều như ngưng đọng trong bài thơ “ Mùa thu câu cá” của Nguyễn Khuyến.( 2) Cảnh vật phảng phất nỗi buồn man mác.( 3) Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.( 4) Một ngõ trúc vắng vẻ, đìu hiu.( 5) Mọi vật thấm đượm nỗi buồn cô đơn. ( 6) Nỗi buồn tràn vào cảnh vật. ( 7)Ở chỗ nào cũng thấy nỗi buồn ngưng đọng. ( 8) Chiếc thuyền buồn, ngõ trúc buồn và chiếc lá vàng rơi cũng buồn.( 9) Nỗi buồn ẩn giấu trong mọi sự vật. Mùa thu ở đây buồn hay chính tâm trạng buuồn của Nguyễn Khuyến.
Trường hợp 4:
Ví dụ : Dưới ngòi bút của Nguyễn Du, Thúy Kiều và Thúy Vân đều là những trang giai nhân tuyệt sắc, “mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười”. Nhưng vẻ đẹp của mỗi người dự báo một số phận riêng. Thúy Kiều sắc sảo mặn mà, tài sắc hơn Thúy Vân.Vân có đẹp đầy đặn, phúc hậu, đoan trang “ mây thua nước tóc tuyết nhường màu đã”. Như thế cuộc đời của Thúy Vân sẽ bình lặng, yên ả. Đọc tác phẩm ta cũng cảm nhận được điều đó. 
Trường hợp 5:
Ví dụ: Truyền thuyết Việt Nam hầu hết đều dựa trên cốt lõi lịch sử, được nhân dân hư cấu, tưởng tượng để bộc nhận thức và thái độ đối với các nhân vật lịch sử. Vì thế qua truyền thuyết, chúng ta có thể nhận thức chân thực và khách quan về lịch sử của dân tộc. 
 b) Lỗi hình thức:
Phát hiện lỗi sai trong trường hợp hợp sau và nêu cách sửa:
Ví dụ: Ngày nay, ngôn ngữ giao tiếp ở dạng nói ngày càng phổ biến và trở thành công cụ giao tiếp đắc lực. Tuy nhiên, câng nâng cao khả nói nhiều hơn so với khả năng viết.
- Lỗi tách đoạn: các đoạn văn không được tách bạch trở nên rối rắm về ý.
Kết luận: Ngôn ngữ phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người . Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp quang trọng nhất của người Việt. Để giao tiếp có hiệu quả, cần có ý thức sử dụng Tiếng Việt sao cho đúng và cho hay. Do đó phải luôn có ý thức trau dồi, rèn luyện Tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày ở dạng nói cũng như ở dạng viết.

File đính kèm:

  • docTai lieu T12+13.doc
Giáo án liên quan