Giáo án Ngữ văn 10 - Nguyễn Thị Thanh Mai - Tiết 98

- Có thể viết về tất cả các mặt của vấn đề như: lời nói, hành vi, quan hệ, ứng xử ; cũng có thể chỉ viết một khía cạnh là cách nói năng.

GV: Có thể viết tất cả các mặt của vấn đề hoặc chọn một vài khía cạnh. Ví dụ: Chống nói tục, “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”; dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành

- Bài văn có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), phần thân bài có thể có 2 luận điểm:

1. Thực trạng về cách nói năng của học sinh hiện nay.

2. Khẳng định, thuyết phục cách nói năng văn minh, thanh lịch.

GV? Yêu cầu HS lập dàn ý -> viết bài (HS có thể chọn 1 khía cạnh của vấn đề)

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Nguyễn Thị Thanh Mai - Tiết 98, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS & THPT Chi Lăng
GVHD: Nguyễn Thị Thanh Mai
GSKT: Ka Ệu	Ngày soạn: 2/3/2012
Tuần: 27	 Ngày dạy: 6/32012
 PPCT, Tiết: 94	
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Tiếng việt: LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm vững các kiến thức về thao tác lập luận đã học;
- Biết vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận vào việc tạo lập văn bản
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
I. Kiến thức
- Khái niệm, yêu cầu, cách thức triển khai các thao tác lập luận đã học: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
- Sự cần thiết và cách thức kết hợp các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận trong việc tạo lập văn bản nghị luận.
II. Kĩ năng
- Nhận diện các thao tác lập luận được sử dụng trong các đoạn văn, bài văn nghị luận
- Vận dụng kết hợp một số thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận
III. Thái độ
- Rèn luyện các thao tác tư duy suy lí, diễn dịch và quy nạp
C. PHƯƠNG PHÁP
- Luyện tập thực hành, phân tích, giải thích, diễn giảng, phát vấn.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. Ổn định lớp: Kiểm diện HS
II. Kiểm tra bài cũ: Hãy đọc thuộc lòng 1 trong bài thơ trong bài đọc thêm
III. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và những gợi ý
GV? Đề bài thuộc kiểu đề gì?
GV: Đây là một bài văn bình luận vì người viết phải trình bày những nhận xét, đánh giá và lời bàn của mình về vấn đề: “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”
- Có thể viết về tất cả các mặt của vấn đề như: lời nói, hành vi, quan hệ, ứng xử…; cũng có thể chỉ viết một khía cạnh là cách nói năng.
GV: Có thể viết tất cả các mặt của vấn đề hoặc chọn một vài khía cạnh. Ví dụ: Chống nói tục, “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi”; dùng cách nói nhã nhặn mà không làm mất đi sự chân thành
- Bài văn có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), phần thân bài có thể có 2 luận điểm:
1. Thực trạng về cách nói năng của học sinh hiện nay.
2. Khẳng định, thuyết phục cách nói năng văn minh, thanh lịch.
GV? Yêu cầu HS lập dàn ý -> viết bài (HS có thể chọn 1 khía cạnh của vấn đề)
GV: có bạn vin vào câu ca dao “Con người có miệng có môi – Khi buồn thì khóc, khi vui thì cười” để cho rằng nói năng là quyền tự do của mỗi người, muốn nói thế nào cũng được. Từ suy nghĩ ấy, một số bạn thường có thói quen nói tục, chửi thề trong giao tiếp, bất kể người đang đối thoại với mình là ai. Có lẽ các bạn ấy không biết rằng, mỗi lần văng tục nói bậy là một lần các bạn ấy tự làm xấu đi hình ảnh của mình trước bạn bè và những người xung quanh. Nói năng không chỉ là trao đổi thông tin mà quan trọng hơn còn là tạo lập các quan hệ xã hội thân thiện; vì vậy những bạn hay nói tục chửi thề dần dần sẽ bị những người xung quanh xa lánh, thậm chí là tẩy chay.
1.Đề tài: “Lời ăn tiếng của một học sinh văn minh, thanh lịch”
2. Tìm hiểu đề
a. Xác định kiểu bài
- Kiểu bài: bình luận về vấn đề xã hội
- Nội dung: lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch.
- PPNL: chứng minh, phân tích, bình luận…
- PVTL: trong cuộc sống hằng ngày, trường học.
b. Diễn đạt một luận điểm ở phần thân bài

File đính kèm:

  • docngu van.doc
Giáo án liên quan