Giáo án Ngữ văn 10 - Lương Văn Phương - Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

- Mâu thuẫn: Giữa người nghệ sĩ Vũ Như Tô và nhân dân lao động.

 - Nguyên nhân: Để thực hiện lí tưởng của mình Vũ Như Tô đã rơi vào tình trạng đi ngược lại với quền lợi trực tiếp của nhân dân.

 - Giải quyết mâu thuẫn: Mâu thuẫn này dẫn tới bi kịch của Vũ Như Tô (Vũ Như Tô bị giết, Cửu Trùng Đài bị đốt).

 - Nhận xét: mâu thuẫn này không được giải quết một cách dứt khoát, việc đốt Cửu Trùng Đài, giết Vũ Như Tô không thể giúp nhân dân chấm dứt nỗi thống khổ, lầm than và Vũ Như Tô đến chết vẫn không tin là mình có tội.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1901 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Lương Văn Phương - Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh: Lương Văn Phương
Ngày soạn: 25/11/2012 	 	Tiết:61,62,63
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
 ( Trích Vũ Như Tô ) 
Nguyễn Huy Tưởng
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức:
Giúp học sinh:
 - Nắm được những đăc điểm của thể loại bi kịch. Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi V của vở kịch.
	- Nhận thức được quan điểm nhân dân của Nguyễn Huy Tưởng, đồng thời thấy được thái độ ngưỡng mộ, trân trọng tài năng đối với những nghệ sĩ đầy tâm huyết và tài năng lớn nhưng lại lâm vào tình trạng mâu thẫn không thể giải quyết được giữa khát vọng nghệ thuật lớn lao và thực tế xã hội không tạo điều kiện để họ thực hiện khát vọng ấy.
	- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kịch qua đoạn trích.
2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng Đọc – Hiểu tác phẩm kịch.
 3. Về thái độ: Khơi gợi tình cảm nhân văn của con người.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 - GV: SGK, SGV, giáo án.
 - HS: SGK, bài soạn, tài liệu tham khảo.
C. Phương pháp:
 - Phương pháp Đọc – hiểu, đọc diễn cảm kết hợp phân tích so sánh.
 - Kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những kiến thức cơ bản về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn.
GV yêu cầu HS đọc và nêu tóm tắt nội dung phần tiểu dẫn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn trích.
GV yêu cầu HS nêu hoàn cảnh sáng tác, thể loại tác phẩm, xác định vị trí và tóm tắt đoạn trích.
GV phân vai cho HS đọc.
I. Tiểu dẫn:
 1. Giới thiệu vài nét về Nguyễn
Huy Tưởng.
- Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960), xuất thân trong một gia đình nghèo, quê Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay Đông Anh, Hà Nội)- Có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử, đóng góp trên hai thể loại: tiểu thuyết và kịch.
- Tác phẩm chính: Vũ Như Tô, Bắc sơn, Những người ở lại luỹ hoa…
- Tiểu thuyết: Đêm hội long trì, An Tư, Sống mãi với thủ đô…
2. Giới thiệu tác phẩm.
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Dựa vào một sự kiện có thật tại Thăng Long 1516 -1517, dưới thời Lê Tương Dực, hoàn thành 1941, tựa đề 1942.
b. Thể loại: Thể bi kịch.
d. Vị trí của đoạn trích: Hồi V, hồi cuối của vở kịch.
c. Tóm tắt tác phẩm.( SGK tr.184.185)
- Trong kịch có những mâu thuẫn nào?
HS trả lời: Có hai mâu thuẫn.
Giáo viên chốt ý.
- Nguyên nhân của những mâu thuẫn trên?
HS thảo luận.
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
- Mâu thuẫn được giải quyết như thế nào?
HS thảo luận.
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
- Mâu thuẫn được giải quyết như thế nào?
HS thảo luận.
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
- Hãy cho biết tính cách nhân vật Vũ Như Tô được miêu tả như thế nào trong kịch?
HS thảo luận.
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
- Hãy cho biết diễn biến tâm trạng nhân vật Vũ Như Tô được miêu tả như thế nào trong kịch?
HS thảo luận.
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
- Hãy cho biết tính cách và diễn biến tâm trang nhân vật Đan Thiềm được miêu tả như thế nào trong kịch?
HS thảo luận.
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
- Hãy cho biết những đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch?
HS thảo luận.
HS trả lời.
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò
- Nắm vững nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận về Vũ Như Tô.
II.Đọc – Hiểu văn bản.
 1/ Xung đột kịch:
	a. Mâu thuẫn thứ nhất.
	- Mâu thuẫn: Giữa bọn tham quan, bạo chúa với người dân lao động.
	- Nguyên nhân: Bọn tham quan, bạo chúa sống xa hoa, không chăm lo đến quyền lợi chính đáng của nhân dân để nhân dân phải sống cuộc sống cơ cực, lầm than (mâu thuẫn càng trở nên căng thẳng khi Lê Tương Dực cho xây Cửu Trùng Đài)
	- Giải quyết mâu thuẫn: Quân phiến loạn do Trịnh Duy Sản cầm đau đã nổi dậy giết chết vua Lê Tương Dực
 và đốt Cửu Trùng Đài.
	b. Mâu thuẫn thứ hai. 
	- Mâu thuẫn: Giữa người nghệ sĩ Vũ Như Tô và nhân dân lao động.
	- Nguyên nhân: Để thực hiện lí tưởng của mình Vũ Như Tô đã rơi vào tình trạng đi ngược lại với quền lợi trực tiếp của nhân dân.
	- Giải quyết mâu thuẫn: Mâu thuẫn này dẫn tới bi kịch của Vũ Như Tô (Vũ Như Tô bị giết, Cửu Trùng Đài bị đốt).
	- Nhận xét: mâu thuẫn này không được giải quết một cách dứt khoát, việc đốt Cửu Trùng Đài, giết Vũ Như Tô không thể giúp nhân dân chấm dứt nỗi thống khổ, lầm than và Vũ Như Tô đến chết vẫn không tin là mình có tội.
 2/ Tính cách, diễn biếm tâm trạng Vũ Như Tô và Đan Thiềm.
	a. Nhân vật Vũ Như Tô:
	- Tính cách: 
	+ Là người nghệ sĩ tài ba, hiện thân của niềm khát khao và đam mê nghệ thuật, cái đẹp và sự sáng tạo.
	+ Là một người nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão, có lí tưởng nghệ thuật cao cả.
	+ Có những suy nghĩ lầm lạc trong hành động
	- Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:
	+ Tin rằng mình không có tội: bướng bỉnh, ảo vọng đeo đuổi mục tiêu.
	+ Đau đớn, bàng hoàng thất vọng khi Cửu Trùng Đài bị phá hủy.
	- Nhận xét: Vũ Như Tô đứng trên lập trường người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, là người tài chứ chưa phải là người hiền tài.
b. Nhân vật Đan Thiềm:
	- Tính cách: Là người đam mê cái tài, tôn thớ cái tài (thuyết phục Vũ Như Tô, sẵn sàng quên mình để bảo vệ Vũ Như Tô )
	+ Tỉnh táo, thức thời hơn Vũ Như Tô
	- Diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm: Đau đớn nhận ra sự thất bại trong giấc mộng lớn Cửu Trùng Đài; nhiều lần khuyên Vũ Như Tô chạy trốn; đau đớn khi không cứu được Vũ Như Tô ; vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trong máu và nước mắt.
	- Nhận xét: Đan Thiềm xứng đáng là tri kỉ của Vũ Như Tô. Tuy rằng hiều đời, hiểu người hơn Vũ Như Tô song vẫn lâm vào bi kịch tinh thần đau đớn.
 3/ Một số đặc sắc về nghệ thuật.
 - Xây dựng mâu thuẫn.
 - Khắc họa rõ nét về tính cách và bi kịch của từng nhân vật.
 - Kịch tính được tạo ra qua độc thoại, hành động.
 - Ngôn ngữ có tính tổng hợp cao.
III. Củng cố. ( SGK )

File đính kèm:

  • docVinh Biet cuu trung dai.doc
Giáo án liên quan