Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Ánh Nguyệt - Văn bản văn học

1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa

+ Những từ láy liên tiếp: loắt choắt, thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh với âm thanh của nó gợi lên một cái gì nhanh nhẹn, tươi trẻ, hồn nhiên.

=> Chú ý đến ngữ âm song song với ngữ nghĩa của văn bản.

- Đọc văn bản, ta phải hiểu rõ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, từ nghĩa đen đến ngiã bóng. So sánh: ngôi sao - ngôi sao điện ảnh; con chó sói - lòng lang dạ sói; mùa xuân - tuổi xuân;

=> Tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi vào chiều sâu của văn bản.

2. Tầng hình tượng

- Xét VD: SGK

- Hình tượng được sáng tạo trong văn bản nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng (tuỳ quy mô văn bản: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài,. và tuỳ thể loại: ỵư sự, trữ tình, kịch,.) mà có sự khác nhau.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Ánh Nguyệt - Văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Lê Thị Ánh Nguyệt	Ngày soạn: 19/02/2014
Tiết: 79ppct	 Ngày dạy: 25/02/2014	
VĂN BẢN VĂN HỌC 
A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Nhận biết các tiêu chí của một văn bản văn học theo quan niệm hiện nay. Hiểu rõ quá trình chuyển biến từ văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Biết rõ các tầng của cấu trúc văn bản văn học và mối liên hệ giữa các tầng đó.
- HIểu văn bản là một chỉnh thể không đơn giản, phải đi sâu tìm hiểu mới dần thấy rõ hàm nghĩ của nó.
B. Phương tiện thực hiện:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, chuẩn kiến thức kỹ năng, bảng phụ,...
C. Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học kết hợp với các phương pháp nêu vấn đề, gợi tìm, vấn đáp, thảo luận nhóm
 D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Tiếng Việt có nguồn gốc ở đâu và thuộc họ ngôn ngữ nào?
3. Giới thiệu bài mới
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Học sinh đọc phần Tiểu dẫn.
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi SGK.
Học sinh đọc ví dụ.
? Những từ láy trong ví dụ có tác dụng gì.
Học sinh và giáo viên xét ví dụ.
=> tầng hình tượng.
Học sinh đọc SGK.
? Em hiểu như thế nào là hàm nghĩa.
Học sinh đọc SGK.
4- Củng cố:
 - Học sinh làm bài tập.
- Giáo viên chốt ý.
5- Dặn dò:
- Học bài.
Chuẩn bị “Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối” theo hướng dẫn SGK.
I- Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học 
- Có ba tiêu chí:
1. Văn bản văn học là những tác phẩm đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mạn nhu cầu them mĩ của con người.
2. Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng có tính them mĩ cao.
3. Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng, đảm bảo những quy ước nghệ thuật cho từng thể loại cụ thể.
II- Cấu trúc của văn bản văn học
1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa
+ Những từ láy liên tiếp: loắt choắt, thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh với âm thanh của nó gợi lên một cái gì nhanh nhẹn, tươi trẻ, hồn nhiên. 
=> Chú ý đến ngữ âm song song với ngữ nghĩa của văn bản.
- Đọc văn bản, ta phải hiểu rõ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, từ nghĩa đen đến ngiã bóng. So sánh: ngôi sao - ngôi sao điện ảnh; con chó sói - lòng lang dạ sói; mùa xuân - tuổi xuân;…
=> Tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi vào chiều sâu của văn bản.
2. Tầng hình tượng
- Xét VD: SGK
- Hình tượng được sáng tạo trong văn bản nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng (tuỳ quy mô văn bản: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài,... và tuỳ thể loại: ỵư sự, trữ tình, kịch,...) mà có sự khác nhau.
3. Tầng hàm nghĩa
- Đọc văn bản mà không hiểu hàm nghĩa khác nào ta biết tên, biết mặt một con người mà không hiểu được phần sâu thẳm trong tâm hồn họ.
III- Từ văn bản đến tác phẩm văn học
- Người đọc càng trải nghiệm sâu sắc cuộc sống càng thấu hiểu các quy luật nghệ thuật, nội dung tác phẩm càng hiện lên đầy đủ hơn, phong phú hơn trong tâm trí.
IV- Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Đây là bài thơ văn xuôi => hai đoạn đối xứng => các nhân vật được trình bày cốt làm nổi bật tính cách tương phản.
b. Chỗ dựa con người không thuần tuý chỉ là vật chất mà còn là tinh thần.
2. Bài tập 2: Bài “Thời gian ” của Văn Cao:a. Bài thơ chia làm hai đoạn
- Câu 1, 2, 3, 4 => sức tàn phá của thời gian.
- Câu 5, 6, 7 nói lên những điều có sức sống mãnh liệt, tồn tại với thời gian.
b. Thời gian xoá nhoà đi tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ có nghệ thuật và kỉ niệm tình yêu là có sức sống lâu dài.

File đính kèm:

  • docvan ban van hoc.doc