Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Ánh Nguyệt - Trao duyên

 A.Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

- Một số phương diện tiểu sử tác giả (hoàn cảnh xã hội, những nhân tố đời riêng) góp phần lí giải sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du).

- Nắm vững nhũng điểm chính yếu trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

- Nắm được một số đặc điểm cơ bản của nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều Nguyễn Du.

 B. Phương tiện thực hiện:

Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, chuẩn kiến thức kỹ năng, bảng phụ,.

C. Cách thức tiến hành:

Giáo viên tổ chức giờ dạy học kết hợp với các phương pháp nêu vấn đề, gợi tìm, vấn đáp, thảo luận nhóm

 

doc14 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 14983 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Ánh Nguyệt - Trao duyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Ngày soạn: 15/03/2014
GVHD: Lê Ngọc Kim Vy Ngày dạy: 21/03/2014
Người soạn: Lê Thị Ánh Nguyệt Tiết: 86,87ppct
Lớp dạy: 10C6 
Tiết dạy: 04 
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
TRAO DUYÊN
(Trích: Truyện Kiều)
	 Nguyễn Du 
 A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
 - Hiểu diễn biến tâm trạng mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thuý Kiều trong đêm trao duyên. Qua đó, thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ, sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của Kiều: đức hi sinh, lòng vị tha.
- Bi kịch tình yêu tan vỡ được thể hiện qua ngôn ngữ thơ điêu luyện, tuyệt vời.
- Có kĩ năng: + Đọc thơ trữ tình, thơ lục bát;
	 + Chuyển thể văn bản thơ sang văn bản văn xuôi nghệ thuật;
	 + Phân tích tâm trạng nhân vật trong thơ trữ tình.
 B. Phương tiện thực hiện:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, chuẩn kiến thức kỹ năng, bảng phụ,...
C. Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học kết hợp với các phương pháp nêu vấn đề, gợi tìm, vấn đáp, thảo luận nhóm
 D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Đoạn trích ''Trao duyên'' có vị trí như thế nào trong Truyện Kiều?
GV nói tóm tắt về những việc xảy ra dẫn đến đoạn trích “Trao duyên”
? Hãy cho biết nội dung của đoạn trích
Học sinh đọc văn bản.
? Đoạn trích này có thể chia làm mấy phần? Ý nghĩa của từng phần?
GV (Tình duyên là một chuyện tế nhị, chuyện trăm năm, hệ trọng cả một đời người và ko dễ gì trao lại cho người khác .Nhưng Kiều lại phải nhờ cậy em, trao duyên cho em trả nghĩa với chàng Kim.)
? Em nhận xét gì về ngôn ngữ, hành động của Thuý Kiều đối với Thuý Vân ở hai câu đầu?
?Từ “Cậy”, “chịu” có thể thay bằng những từ nào?Tại sao tác giả dùng từ “cậy”, “chịu”, mà không dùng từ khác ?
HS trả lời
GV nhận xét
? Ở 6 câu tiếp theo Kiều đã giải thích nguyên nhân của hành động bất thường đó như thế nào?
HS trả lời
GV nhận xét
? Lí lẽ nào là lí lẽ cơ bản để Kiều nhờ cậy Thuý Vân?
? Tâm trạng của Kiều khi nói được ra điều mình muốn nói?
? Ngôn ngữ của Nguyễn Du trong đoạn thơ có gì gần gũi với cách nói của dân gian?
? “Chiếc thoa”, “Bức tờ mây” có ý nghĩa gì đối với Kiều?
HS trả lời
GV nhận xét
? Em hiểu như thế nào là “của chung”
? Vậy theo em “của tin” là gì?
? Kiều đã dự đoán trước số phận của mình như thế nào?
? Khi làm hồn ma trở về Kiều có thanh thản hơn không?
(Nói ra được tưởng chừng như thanh thản nhưng mâu thuẫn bi kịch thực sự trong lòng Kiều đến đây lại bùng lên mãnh liệt.)
? Tâm trạng Kiều đến đây như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cái lạy của Kiều lúc này? Có gì khác với cái lạy ban đầu?
? Hai câu thơ cuối nói lên điều gì?Nhận xét về nhịp thơ ở hai câu cuối?
4- Củng cố:
 - Học sinh tóm lược lại nội dung và nghệ thuật.
5- Dặn dò:
 - Nắm nội dung, tư tưởng đoạn trích.
- Chuẩn bị “Nỗi thương mình” theo hướng dẫn SGK.
I- Tìm hiểu chung 
1. Vị trí
- Đoạn trích thuộc phần II “Gia biến và lưu lạc” của Truyện Kiều. Là đoạn thơ mở đầu cho quãng đời 15 năm đau khổ, lưu lạc của Kiều.
 - Trích từ câu thơ 723 đến 756 trong tác phẩm.
2. Nội dung
Sau khi bán mình để lấy tiền chuộc cha và em, Thúy Kiều cảm thấy day dứt về tình nghĩa với Kim Trọng(người yêu) nên đã nảy ra ý định trao duyên, trao lại mối tình đầu dở dang cho em mình . Đọạn trích tái hiện câu chuyện đặc biệt ấy với những tâm trạng đầy mâu thuẫn. phức tạp, bế tắc của Thuý Kiều
3. Bố cục
3 phần:
- 12 câu đầu: Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thuý Vân.
- 14 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò thêm em.
- 8 câu cuối: Kiều đau đớn thảm thiết, đến ngất đi.
II- Đọc - hiểu văn bản
1. Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thuý Vân.
- Hành động của Thúy Kiều
 “Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
 “ Cậy” : nhờ vả, trông mong tin tưởng, gửi
 gắm niềm hi vọng thiết tha; (duy nhất)
 ''Chịu '': cầu em hãy lắng nghe mình,
 chấp nhận, chịu thiệt thòi;
->Dù chưa nói ra lí do nhưng Kiều đã đưa Thuý Vân vào tình thế không thể từ chối
 ''Lạy'': trang nghiêm, hệ trọng, lạy của sự biết ơn, chịu ơn
 “Thưa” : kính cẩn, trang trọng
-> Hành động bất thường và gây bất ngờ đối Thuý Vân và ngay cả đối với Kiều vì đó là bộc phát, trước đó nàng chưa hề nghĩ tới
=> Kiều đột ngột đề nghị Thuý Vân ngồi lên cho mình “lạy” rồi mới “thưa” hành động nhìn vào thấy bất thường nhưng thực tế là có lí do, bởi điều Kiều sắp nói ra là điều hệ trọng, và chỉ có Thuý Vân mới có thể giúp được Kiều, là ân nhân số một của Kiều.
- Kiều đã giãi bày ngọn ngành niềm tâm sự trong lòng, nguyên nhân của hành động bất thường 
+ Tình yêu sâu đậm với chàng Kim: ‘quạt ước”, “chén thề”
+ Vì gia đình, hoàn cảnh “Sóng gió bất kì” Kiều không thể giữ trọn vẹn cả Hiếu và Tình, chọn hiếu nên phải hi sinh chữ tình; phải lỡ ước với chàng Kim “đứt gánh tương tư”, 
+ Thúy Vân trẻ, đẹp “ngày xuân em hãy còn dài”
+ Tình chị em “tình máu mủ” 
->Giải bày tâm sự, Kiều đưa ra lí lẽ cơ bản là tình chị em máu mủ để ràng buộc Thuý Vân , chính thức yêu cầu Thuý Vân thay mình trả nghĩa
- Tâm trạng Kiều 
+ Biết ơn chân thành
+ Yên tâm, thanh thản, sung sướng vì nỗi niềm được giải quyết 
 “Chị dù thịt nát xương mòn
 Ngậm cười chin suối hãy còn thơm lây”
- Ngôn ngữ Nguyễn Du có sự kết hợp hài hoà giữa cách nói trang trọng, văn hoa và giản dị, nôm na của cách nói dân gian.
- Sử dụng các điển tích ''keo loan'',''tơ duyên'' đi với các thành ngữ ''tình máu mủ'',''lời non nước'', ''thịt nát xương mòn'', ”ngậm cười chín suối…”
2. Kiều trao kỉ vật và dặn dò.
- Trao lại cho Thuý Vân những tín vật thiêng liêng, hẹn ước Kim - Kiều: 
“… Chiếc thoa với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung”
+ “Chiếc thoa”, “Bức tờ mây” là những kỷ vật đẹp, thiêng liêng, gắn bó với những kỷ niệm tình yêu, những lời thề ước giữa Kiều và Kim Trọng
+ “Của chung” : vật thuộc sở hữu chung, chung giữa Kiều và Vân, Kim Trọng 
+ ''Của tin'' là vật làm tin giữa Kim và Kiều, trong của làm tin vô tri ấy có tâm hồn của Thuý Kiều.
-> trao duyên cho em nhưng vẫn muốn là “của chung”, vẫn còn có sự tiếc nuối não nề, vẫn muốn níu kéo tình yêu. Lời Kiều ở đây chứa chất bao đau đớn, giằng xé, chua chát
- Tự nhận mình là người mệnh bạc - người có số phận bạc bẽo không may mắn, không thoát ra được như một định mệnh - chết oan, chết hận.
- Kiều tiên đoán cảnh tượng oan nghiệt đau đớn, xót xa
+ Cảnh Kiều chết oan, hồn trở về : “ngọn cỏ lá cây”, “hiu hiu gió” “chị về” , “hồn”, “thác oan”, “hương khói”, “dạ đài”,...
+ Tâm trạng lúc trở về còn dằn vặt, lâm li, ai oán hơn trước “ Hồn còn mang nặng lời thề”-> Kiều không thể quên được ân tình của mình. Nàng muốn trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử. ( Khát vọng tình yêu và hạnh phúc không nguôi trong lòng Kiều).
=> Kiều trao kỉ vật cho em mà lòng Kiều thổn thức, não nề, nuối tiếc, đau xót. Tâm trạng đau đớn, vò xé, đang nói chuyện với Thuý Vân nhưng dường như nàng đang thảm thiết với nỗi đau riêng trong tâm hồn mình, mâu thuẫn như không được giải mà lại thắt chặt thêm mấy lần
3. Lời độc thoại nội tâm của Kiều:
- Kiều từ cõi chết, cõi mơ trở về thực tại, nhận ra tất cả đã lỡ làng, đổ vỡ Kiều càng đau đớn, xót xa, nghẹn ngào hơn
 “ trâm gãy” , “ gương tan”, “phận bạc như vôi”, “ hoa trôi, nước chảy lỡ làng”,...
- Kiều nhận lỗi lầm về mình, tự cho rằng mình là người phụ bạc. 
- Quên hẳn việc nói chuyện với Thuý Vân Kiều lạy tạ lỗi với Kim Trọng “Trăm nghìn gửi lạy tình quân”, cái lạy tạ lỗi, cái lạy vĩnh biệt, tức tưởi, lạy trăm nghìn cái cũng không hết tội dù Kim Trọng không có ở đó
- Nhịp thơ hai câu cuối: 3/3 và 2/2/2/2 như nhát cắt, tiếng nấc nghẹn ngào, đau đớn chia lìa.
 “Ôi Kim lang hỡi Kim lang
 Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
=> Thuý Kiều đau khổ đến cực độ, nỗi đau như được nhân lên sau một đêm thức trắng, lên đến cao trào Kiều quên hẳn người đang đối thoại một mình, nói với người yêu vắng mặt những lời thống thiết nghẹn ngào. 
III-Tổng kết
1. Nội dung
- Tác phẩm viết lên bằng khả năng thông cảm sâu sắc của người nghệ sĩ khi hoá thân thành người trong cuộc để nói lên những tâm tư sâu kín, uẩn khuất nhất trong cõi lòng .
- Đoạn thơ bi thương nhưng không hề đen tối bởi cái bi thương toát ra phẩm chất cao đẹp của con người, vang lên lời tố cáo tội ác xã hội bất công đã chồng chất khổ đau lên một kiếp người .
2. Nghệ thuật
- Miêu tả, phân tích tâm trạng phức tạp, mâu thuẫn chân thực, tinh tế, ngôn ngữ biến hoá linh hoạt .
- Sử dụng nhiều thành ngữ quen thuộc tạo nên tâm trạng đầy kịch tính .
	Buôn Hồ, ngày 21 tháng 03 năm 2014
	GI ÁO VIÊN HƯỚNG DẪN	GIÁO SINH
	(Ký, ghi rõ họ tên)	(Ký, ghi rõ họ tên)
	Lê Ngọc Kim Vy	Lê Thị Ánh Nguyệt
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Ngày soạn: 13/03/2014
GVHD: Lê Ngọc Kim Vy Ngày dạy: 19/03/2014
Người soạn: Lê Thị Ánh Nguyệt Tiết: 84ppct
Lớp dạy: 10A3 
Tiết dạy: 04 
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
TRUYỆN KIỀU
(PHẦN 1 - TÁC GIẢ)
 A.Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh: 
- Một số phương diện tiểu sử tác giả (hoàn cảnh xã hội, những nhân tố đời riêng) góp phần lí giải sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du).
- Nắm vững nhũng điểm chính yếu trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.
- Nắm được một số đặc điểm cơ bản của nội dung và nghệ thuật Truyện Kiều Nguyễn Du.
 B. Phương tiện thực hiện:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, chuẩn kiến thức kỹ năng, bảng phụ,...
C. Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học kết hợp với các phương pháp nêu vấn đề, gợi tìm, vấn đáp, thảo luận nhóm
 D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Học sinh đọc SGK
? Nét chính về Nguyễn Du?
HS nêu khái quát
GV nhận xét, chốt ý
?Ông xuất thân trong một gia đình như thế nào?
HS nêu khái quát
GV nhận xét, chốt ý
? Những biến động xã hội đưa cuộc đời Nguyễn Du về đâu.
HS nêu khái quát
GV nhận xét, chốt ý
?Em có nhận xét gì về việc chống Tây Sơn của Nguyễn Du. Theo em Nguyễn Du là người như thế nào?
HS phát biểu
GV nhận xét
? Con người Nguyễn Du chịu ảnh hưởng từ những vùng văn hoá nào.
+Quê cha, quê mẹ có ảnh hưởng gì đến con người ông?
+Nơi sinh ra và lớn lên?
+ Ảnh hưởng từ gia đình quan lại quý tộc?
+ Tư tưởng, tình cảm của ông đối với con người, xã hội như thế nào?
sinh đọc SGK.
? Tác phẩm chính của Nguyễn Du.
+ Chữ Hán?
Giáo viên: Nội dung: 
- Nhiều điểm tương đồng với cảm hứng sáng tác Truyện Kiều.
? Những sáng tác bằng chữ Nôm.
+ Truyện Kiều.
?Nguồn gốc của “Truyện Kiều”
HS trả lời
GV nhận xét
?Những sáng tạo của Nguyễn Du so với Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân?
HS phát biểu suy nghĩ
GV có thể định hướng
?Nội dung của Truyện kiều?
HS trả lời
Gv nhận xét
?Thể thơ và nội dung của “Văn chiêu hồn”
HS trả lời
GV nhận xét
? Đặc điểm chính về nội dung trong thơ văn Nguyễn Du?
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Là Đạm Tiên, Thuý Kiều, là Tiểu Thanh, là những người mù hát rong, những ca nhi, kĩ nữ,…)
 - Phản chiêu hồn, Sở kiến hành, Truyện Kiều….
- Đặc điểm chính về nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Du?
GV củng cố và dặn dò
- Nắm vững nội dung bài học.
- Chuẩn bị “Phong cách ngôn ngưc nghệ thuật” theo hướng dẫn SGK.
I- Giới thiệu về tác gia Nguyễn Du:
1 .Cuộc đời
- Nguyễn Du (1765-1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê gốc ở làng Canh Hoạch - Sơn Nam; sau di cư vào làng Tiên Điền - Nghi Xuân - Hà Tĩnh.
- Xuất thân: trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và nhiều người sáng tác văn chương.
+ Cha và anh: đều giữ chức tước cao trong triều đình Lê-Trịnh.
+ Mẹ: Trần Thị Tần người Kinh Bắc (đây cũng chính là ngọn nguồn của vốn văn học dân gian ăn sâu vào hồn thơ văn và tài thơ văn của ông)
- Cuộc đời Nguyễn Du có nhiều biến động:
+ Ông sớm mồ côi cha mẹ ( 10 tuổi mồ côi cha, 13 tuổi mồ côi mẹ), sống với anh trai.
+ Thời thơ ấu và thanh niên: sống sung túc và hào hoa ở Thăng Long trong nhà anh trai Nguyễn Khản.. Năm 1783 Nguyễn Du thi hương đậu Tam trường và nhận một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.
+ Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, loạn lạc bốn phương: khởi nghĩa nông dân, kiêu binh làm loạn,...biến động của xã hội đưa Nguyễn Du từ chỗ là con em đại gia đình quý tộc phong kiến đến chỗ chấp nhận cuộc sống chật vật khó khăn.
+ Mười năm gió bụi lang thang ở quê vợ, rồi quê hương trong nghèo túng.
+ Từng mưu đồ chống Tây Sơn thất bại, bị bắt rồi được tha, về ẩn dật ở quê nội.
+ Làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn (Tham tri bộ Lễ, Cai bạ Quảng Bình, Chánh sứ tuế cống nhà Thanh), ốm, mất ở Huế ngày 10/8/1820 (năm Canh Thìn).
2- Con người - ảnh hưởng của quê hương, gia đình - những vùng văn hoá
- Quê cha Hà Tĩnh, núi Hồng, sông Lam anh kiệt, khổ nghèo 
- Quê mẹ Kinh bắc hào hoa, cái nôi của dân ca Quan họ.
- Nơi sinh ra và lớn lên: kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến lộng lẫy hào hoa.
- Quê vợ đồng lúa Thái Bình lam lũ.
- Gia đình quan lại có danh vọng lớn, học vấn cao nổi tiếng: 
“ Bao giờ Ngàn Hồng hết cây
Sông Rum (Lam) hết nước, họ này hết quan”.
-> Tất cả đã hội tụ lại tạo nên con người Nguyễn Du đa sầu đa cảm, nhưng lại rất tài năng với cái nhìn hiện thực sâu sắc, một tấm lòng lo đời, thương người, luôn đi bảo vệ công lí, bảo vệ cái đẹp. Tuy nhiên cuộc đời Nguyễn Du có nhiều mối u uẩn không nói ra được, ông luôn cảm thấy bức bối, mất tự do vì sống trong xã hội quá gò bó.
II-Sự nghiệp sáng tác
1. Các sáng tác chính
Phong phú và đồ sộ gồm: văn thơ chữ Hán và chữ Nôm
a. Sáng tác bằng chữ Hán: 249 bài, ba tập
- Thanh Hiên thi tập (78 bài);
- Nam trung tạp ngâm (40 bài);
- Bắc hành tạp lục (131 bài).
Nội dung:
- Phê phán chế độ phong kiến Trung Hoa chà đạp lên quyền sống của con người.
- Ca ngợi, đồng cảm với những nghệ sĩ tài hoa, cao thượng;
- Cảm động với những thân phận nghèo khổ, người phụ nữ tài hoa bạc mệnh (Đọc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành).
b. Sáng tác bằng chữ Nôm
*Truyện Kiều
- Nguồn gốc:
+ Dựa vào Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) - tiểu thuyết chương hồi bằng văn xuôi chữ Hán 
+ Nguyễn Du có sáng tạo mới về cảm hứng, cách xây dựng, miêu tả tâm trạng của nhân vật.
+Ngôn ngữ bác học kết hợp với ngôn ngữ bình dân
- Nội dung
+ Vận mệnh con người trong xã hội phong kiến bất công, tàn bạo;
+ Khát vọng tình yêu đôi lứa;
+ Bản cáo trạng đanh thép của xã hội đã chà đạp lên quyền sống, tự do hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Nguyễn Du đã tái hiện hiện thực sâu sắc của cuộc sống tạo nên gía trị nhân đạo tác phẩm.
+ Quan niệm nhân sinh: “chữ tài” gắn liền với chữ “mệnh“; chữ “tâm” gắn với chữ “tài”.
* Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh)
- Viết bằng thể thơ lục bát;
- Thể hiện tấm lòng nhân ái mênh mông của nhà nghệ sĩ hướng tới những linh hồn bơ vơ, không nơi tựa nương, nhất là phụ nữ và trẻ em trong ngày lễ Vu lan (rằm tháng bảy) ở Việt Nam.
2. Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du.
a. Nội dung
- Trữ tình.
- Thể hiện tình cảm chân thành.
- Cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người - những con người nhỏ bé, những số phận bất hạnh, những phụ nữ tài hoa bạc mệnh.
- Triết lí về số phận đàn bà hai lần vang lên sâu thẳm và bi thiết trong Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. 
- Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến, bọn vua chúa tàn bạo, bất công chà đạp quyền sống con người.
- Là người đầu tiên đặt vấn đề về những người phụ nữ hồng nhan đa truân, tài hoa bạc mệnh với tấm lòng và cái nhìn nhân đạo sâu sắc.
- Đề cao quyền sống con người, đồng cảm và ngợi ca tình yêu lứa đôi tự do, khát vọng tự do và hạnh phúc của con người (mối tình Kiều- Kim, về nhân vật Từ Hải).
b. Nghệ thuật
- Học vấn uyên bác, thành công trong nhiều thể loại thơ ca: ngữ ngôn, thất ngôn, ca, hành.
- Thơ lục bát, song thất lục bát chữ Nôm lên đến tuyệt đỉnh thi ca cổ trung đại.
- Tinh hoa ngôn ngữ bình dân và bác học Việt đã kết tụ nơi thiên tài Nguyễn Du - nhà phân tích tâm lí bậc nhất, bậc đại thành của thơ lục bát và song thất lục bát.
 III- Kết luận
- Phần ghi nhớ SGK.
	Buôn Hồ, ngày 13tháng 03 năm 2014
	GI ÁO VIÊN HƯỚNG DẪN	GIÁO SINH
	(Ký, ghi rõ họ tên)	(Ký, ghi rõ họ tên)
	Lê Ngọc Kim Vy	Lê Thị Ánh Nguyệt

File đính kèm:

  • doctrao duyen.doc
Giáo án liên quan