Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Ánh Nguyệt - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

- Đáp lại hành động khắc khoải, mong ngóng đó là “thước chẳng mách tin”, và “đèn biết chăng”: cuối cùng thì người chồng vẫn bặt vô âm tín, người chinh phụ với nỗi cô đơn giày xéo, không biết tỏ cùng ai, không biết có ai hiểu cho.

- Tác giả sử dụng điệp ngữ bắc cầu:

+ “đèn biết chăng - đèn có biết” là một biện pháp nghệ thuật phổ biến trong đoạn trích và trong toàn khúc ngâm, diễn tả tâm trạng buồn lê thê, kéo dài trong thời gian và không gian, dường như không bao giờ dứt.

+“Đèn biết chăng - đèn có biết” còn là sự kết hợp việc sử dụng câu hỏi tu từ như lời than thở, nỗi khắc khoải đợi chờ và hi vọng trong nàng day dứt không yên. Từ lời kể chuyển thành lời độc thoại nội tâm da diết, tự dằn vặt, rất thương, rất ngậm ngùi. “Đèn có biết dường bằng chẳng biết

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 21316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Ánh Nguyệt - Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Ngày soạn: 08/03/2014
GVHD: Lê Ngọc Kim Vy Ngày dạy: 12/03/2014
Người soạn: Lê Thị Ánh Nguyệt Tiết: 83ppct
Lớp dạy: 10A3
Tiết dạy: tiết 04 
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
	 Tác giả Đặng Trần Côn
 Bản diễn Nôm: Đoàn Thị Điểm?
A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh: 
- Học sinh nắm được khái quát về tác phẩm Chinh phụ ngâm, gía trị nội dung và gía trị nghệ thuật;
- Đánh giá đóng góp của tác phẩm cho nền văn học trung đại thế kỉ XVIII
- Tâm trạng đau đớn xót xa của người chinh phụ
B. Phương tiện thực hiện:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, chuẩn kiến thức kỹ năng, bảng phụ,...
C. Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học kết hợp với các phương pháp nêu vấn đề, gợi tìm, vấn đáp, thảo luận nhóm,... 
 D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Tiếng Việt có nguồn gốc ở đâu và thuộc họ ngôn ngữ nào?
3. Giới thiệu bài mới
4. Hoạt động dạy học
:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
?Hãy cho biết tác giả bản gốc “Chinh phụ ngâm” là ai?Nêu vài nét khái quát về tác giả?
? Điều lưu ý về dịch giả Đoàn Thị Điểm
HS trả lời
GV khái quát
Giáo viên: hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm về Phan Huy Ích.
?Nêu hoàn cảnh ra đời của ‘Chinh phụ ngâm”
HS trả lời
GV nhận xét
? Tác phẩm Chinh phụ ngâm thuộc thể loại gì?So sánh nguyên tác và bản diễn Nôm.
?Em biết gì về nội dung của tác phẩm ‘Chinh phụ ngâm”?
Học sinh đọc văn bản
Giáo viên giải nghĩa từ khó.
? Hãy nêu vị trí và nội dung của đoạn trích
?Đoạn trích có thể chia bố cục như thế nào
?Hai câu thơ đầu miêu tả hành động gì của người chinh phụ?Hành động đó thể hiện điều gì?
(GV gợi ý hành động đó có gì đặc biệt, có gì đáng chú ý)
? Trước sự chờ đợi đó, người chinh phụ có nhận được tin tức gì không? 
? Ở hai câu thơ 4,5 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của nó?
?Em có nhận xét gì về câu thơ “Đèn có biết dường bằng chẳng biết”? 
(GV gợi ý câu thơ có gì đáng chú ý, có gì dặc biệt, khác thường)
? Nhận xét gì về không gian mở ra trong câu thơ?
(GV gợi ý các từ “hoa đèn”, “bóng người”,…)
?Nghệ thuật miêu tả tâm trạng của tác giả trong tám câu thơ tiếp?
?Tiếng ‘gà eo óc”, hình ảnh ‘hoè phất phơ” báo hiệu điều gì? 
?Để nói đến nỗi sầu chất chứa của mình tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
? Tác giả đã sử dụng từ gì khi nói đến hành động đốt hương, gảy đàn, soi gương? Việc dùng từ ngữ đó nói lên điều gì?
?Em có nhận xét gì về cách xây dựng hình ảnh thơ?
? Hình ảnh “gió đông” và non Yên có dụng ý gì?
?Ở những câu thơ cuối tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng ?
?Nỗi nhớ của người chinh phụ được thể hiện như thế nào ở những câu thơ cuối?
?Tâm trạng của người chinh phụ lúc này như thế nào?
? Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
GV củng cố, dặn dò.
I- Tìm hiểu chung
1. Tác giả, dịch giả
a. Tác giả
- Đặng Trần Côn (?-?),	 sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, quê ở làng Nhân Mục huyện Thanh Trì, Hà Nội(nay là quận Thanh Xuân- Hà Nội);
- Là người thông minh, học giỏi;
- Tác phẩm: Chinh phụ ngâm và các bài thơ, phú chữ Hán,…
b. Dịch giả
- Đoàn Thị Điểm (1705-1748), hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm, Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay là Hưng Yên)
- Nổi tiếng thông minh từ nhỏ, lấy chồng muộn (37 tuổi), vừa lấy chồng xong chồng đã đi sữ sang Trung Quốc nên có thể bà đã dịch “Chinh phụ ngâm” trong thời gian này;
- Bà còn là tác giả của tập truyện chữ Hàn Truyền kì tân phả.
2. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm”
a. Hoàn cảnh sáng tác
 Đầu đời Lê Hiển Tông có nhiều cuộc nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình phải cất quân đánh giặc. Trai tráng phảo đi ra trận. Cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là với người vợ lính, Đặng Trần Côn đã viết “Chinh phụ ngâm”.
b. Thể loại
- Nguyên tác chữ Hán,là thể ngâm khúc; thể thơ trường đoản cú (câu dài ngắn khác nhau), gồm 467 câu thơ;
- Bản diễn Nôm theo thể ngâm khúc; thể thơ song thất lục bát.
c. Nội dung 
- Sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa
- Tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi
c. Đoạn trích “Chin phụ ngâm”
* Vị trí:
Từ câu 192 đến câu 216
* Nội dung
Thể hiện nội tâm cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà, không rõ tin tức ; nỗi mong đợi, khát khao hạnh phúc lứa đôi.
*Bố cục:
3 phần:
-Phần 1: 8 câu đầu 
-Phần 2: 8 câu tiếp theo
-Phần 3: 8 câu cuối
II- Đọc - hiểu đọan trích
1. Tâm trạng buồn rầu, cô đơn, lẻ loi của người chinh phụ
- Hành động “Dạo hiên vắng”, “rủ thác đòi phen”: Một mình ở nhà, lẻ loi ngoài hiên, đi đi lại lại, quanh quẩn, quẩn quanh;buông rèm., cuốn rèm bao nhiêu lần để mong mỏi, chờ đợi tin tức tốt lành từ người chồng ở phương xa
=> Những động tác, hành động lặp đi lặp lại không mục đích, vô nghĩa, người chinh phụ cho ta thấy tâm trạng cô đơn, lẻ loi của nàng, cùng với nỗi lòng nàng không biết san sẻ cho ai!
- Đáp lại hành động khắc khoải, mong ngóng đó là “thước chẳng mách tin”, và “đèn biết chăng”: cuối cùng thì người chồng vẫn bặt vô âm tín, người chinh phụ với nỗi cô đơn giày xéo, không biết tỏ cùng ai, không biết có ai hiểu cho.
- Tác giả sử dụng điệp ngữ bắc cầu: 
+ “đèn biết chăng - đèn có biết” là một biện pháp nghệ thuật phổ biến trong đoạn trích và trong toàn khúc ngâm, diễn tả tâm trạng buồn lê thê, kéo dài trong thời gian và không gian, dường như không bao giờ dứt.
+“Đèn biết chăng - đèn có biết” còn là sự kết hợp việc sử dụng câu hỏi tu từ như lời than thở, nỗi khắc khoải đợi chờ và hi vọng trong nàng day dứt không yên. Từ lời kể chuyển thành lời độc thoại nội tâm da diết, tự dằn vặt, rất thương, rất ngậm ngùi. “Đèn có biết dường bằng chẳng biết
 Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”
- Hình ảnh “ngọn đèn”, “hoa đèn” cùng với hình ảnh “bóng người” trên tường của người chinh phụ gợi lên không gian mênh mông, rộng lớn với sự cô đơn, lẻ loi của con người.
=> Không gian quanh người chinh phụ mênh mông, rộng lớn, cảnh vật hoang vắng, yên tĩnh khiến sự cô đơn càng đáng sợ.
2. Miêu tả tâm trạng của người chinh phụ (Tám câu tiếp theo)
- Dùng cảnh vật thiên nhiên, để miêu tả tâm trạng con người, dùng khách quan để tả chủ quan: 
+ Tiếng gà “eo óc” báo hiệu canh năm, chứng tỏ người vợ trẻ xa chồng, đã thao thức suốt cả đêm.
+ Bóng “phất phơ” của cây hoè ngoài sân, trong vườn ngắn rồi dài, dài rồi lại ngắn: bước đi chậm chạp của thời gian, một khắc, một giờ dài như một năm.
+ Tác giả sử dụng biện pháp so sánh quen thuộc: như niên, miền biển xa để cụ thể hoá cho mối sầu chất chứa, dằng dặc, đằng đẵng của người chinh phụ
- Hành động: gảy, soi, đốt,... gắn liền với các đồ vật như đàn, gương, hương - những thú vui tao nhã, những thói quen trang điểm của người chinh phụ giờ đây thành miễn cưỡng, gượng gạo, chán chường.
(+) Đốt hương để tìm sự thanh thản mà hồn lại mê man, bấn loạn;
(+) Soi gương mà không cầm được nước mắt, vì giờ làm đẹp cũng chẳng để làm gì, đâu còn ai ngắm, ai khen,...
(+) Dây đàn, phín đàn chỉ nhắc cảnh chia li và nỗi chia lìa ám ảnh dây đứt, phím chùng…
-> Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng mang tính ước lệ của thi pháp trữ tình trung đại bóng bẩy, sang trọng và cổ kính khiến người đọc cảm nhận được tâm trạng thật của người phụ nữ buồn rầu, cô đơn, lẻ loi, nhớ thương, dằn vặt khi chồng đi chinh chiến phương xa.
3. Nỗi nhớ chồng đi chinh chiến sa trường (Tám câu cuối)
- Gió đông: mang hơi gió xuân đến
- Non Yên: địa danh người chồng chinh chiến.
=> Không gian xa cách muôn trùng giữa người chinh phu và người chinh phụ chỉ có gió đông mới có thể truyền đến với người chồng nỗi lòng , sự cô đơn, chờ đợi của người vợ ở nhà
- Tâm trạng người chinh phụ được miêu tả trực tiếp:
+Điệp ngữ bắc cầu “Non Yên- Non Yên”, “’thăm thẳm- thăm thẳm”: gợi khoảng cách xa xôi, cách trở giữa người chồng phương xa và người chinh phụ đồng thời là niềm thương nhớ chồng sâu sắc của người vợ (đau đáu), luôn hướng về người chinh phu
+ Nỗi nhớ được cụ thể hoá bằng độ dài “thăm thẳm”, ''đường lên...''
+ Đất trời dường như bao la đến vô hạn: ''xa thẳm" không có đích, ''đau đáu'' trăn trở không sao gỡ ra được.
=> Tâm trạng của ngừơi chinh phụ được miêu tả ngày càng sầu thảm, làm cho khung cảnh thêm hoang vắng, quạnh hiu. Hình ảnh người chinh phụ chìm sâu trong cô đơn, vò võ, lẻ loi chiếc bóng thao thức suốt 5 canh: nhớ nhung, sầu muộn, lo lắng, day dứt. Khao khát âm thanh mãnh liệt được hưởng hạnh phúc ái ân đôi lứa, đoàn tụ gia đình của người chinh phụ. 
III-Tổng kết
1. Nội dung
- Bằng sự đồng cảm và chia sẻ nỗi niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ, tác giả khẳng định được giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc của khúc ngâm. 
- Đồng thời gián tiếp phê phán chiến tranh phong kiến chia rẽ tình cảm gia đình, gây nên bao tấn bi kịch tinh thần cho con người.
2. Nghệ thuật 
- Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc
- Tiếng nói độc thoại dẫn lòng người vì giá trị nhân văn cao cả
- Xây dựng hình tượng nhân vật, cử chỉ hành động, qua các điệp ngữ điệp từ, ẩn dụ tượng trưng và cau hỏi tu từ …
	Buôn Hồ, ngày 08 tháng 03 năm 2014
	GI ÁO VIÊN HƯỚNG DẪN	GIÁO SINH
	(Ký, ghi rõ họ tên)	(Ký, ghi rõ họ tên)
	Lê Ngọc Kim Vy	Lê Thị Ánh Nguyệt

File đính kèm:

  • docchinh phu ngam.doc
Giáo án liên quan