Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Ánh Nguyệt - Tiết 3: Lập luận trong văn nghị luận

a. Khái niệm

Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.

b. Các phương pháp lập luận

-Lập luận ở ngữ liệu mục I: Lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân - quả.

-Lập luận ở ngữ liệu mục II: phương pháp quy nạp và so sánh, đối lập.

=> Ngoài ra còn một số phương pháp phản đề, loại suy,

 

docx6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 5260 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Ánh Nguyệt - Tiết 3: Lập luận trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng Ngày soạn: 19/02/2014
GVHD: Lê Ngọc Kim Vy Ngày dạy: 25/02/2014
Người soạn: Lê Thị Ánh Nguyệt Tiết: 74ppct
Lớp dạy: 10A3 
Tiết dạy: 03
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
 A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh: 
- Củng cố và nâng cao kiến thức (hiểu biết) về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở THCS: khái niệm về lập luận, cách xác định luận điểm, tìm kiếm luận cứ và cách sử dụng các phương pháp lập luận.
- Xây dựng được lập luận trong bài văn nghị luận.
 B. Phương tiện thực hiện:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng, chuẩn kiến thức kỹ năng, bảng phụ,...
C. Cách thức tiến hành:
Giáo viên tổ chức giờ dạy học kết hợp với các phương pháp nêu vấn đề, gợi tìm, vấn đáp, thảo luận nhóm, trong đó sử dung phương pháp phân tích ngôn ngữ là phương pháp chủ đạo để phân tích rõ, phân biệt rõ cái đúng và cái sai.
 D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Tiếng Việt có nguồn gốc ở đâu và thuộc họ ngôn ngữ nào?
3. Giới thiệu bài mới
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Học sinh đọc ví dụ
? Kết luận(mục đích ) của lập luận là gì?
?Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã đưa ra những lí lẽ hoặc dẫn chứng (luận cứ) nào?
HS trả lời câu hỏi
GV nhận xét, chốt ý
?Thông qua ví dụ đã làm em nào có thể cho biết thế nào là lập luận?
HS phát biểu ý kiến
Giáo viên chốt ý
GV cho HS nhắc lại thế nào là luận điểm, luận cứ?
HS phát biểu ý kiến
GV nhận xét, chốt ý
GV cho 1 HS đọc văn bản “Chữ ta” trong SGK trang 110
HS theo dõi văn bản và trả lời các câu hỏi
?Bài văn nghị luận trên bàn về vấn đề gì?Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào?
?Bài văn có bao nhiêu luận điểm?Hãy chỉ ra các luận điểm đó?
HS tìm các luận điểm và trả lời
GV nhận xét, chốt ý
HS tự đọc lại đoạn văn ở mục I và văn bản “Chữ ta” và trả lời các câu hỏi
? Xác định luận cứ trong đoạn văn phần I
? Căn cứ vào luận điểm hãy xác định luận cứ trong văn bản “Chữ ta”?
?Cho biết đâu là luận cứ lí lẽ? đâu là bằng chứng thực tế?
HS tìm hiểu trả lời
GV nhận xét, chốt ý
? Dựa vào SGK và sự chuẩn bị bài ở nhà em hãy cho biết thế nào là phương pháp lập luận?
? Trong hai ngữ liệu mục I và II đã vận dụng các phương pháp lập luận nào?
?Kể tên một số phương pháp lập luận thường được sử dụng trong văn bản nghị luận?
HS lần lượt trả lời
GV cho một vài học sinh nhận xét
GV nhận xét, chốt ý
GV tổng kết bài học, cho HS đọc ghi nhớ SGK trang 111
GV cho HS đọc bài tập 1 SGK trang 111
HS theo dõi và thực hiện theo yêu cầu của bài tập
? Tìm luận điểm cho đoạn trích
? Tìm. Phân tích các luận cứ lí lẽ, luận cứ thực tế và phương pháp lập luận trong đoạn trích 
GV gợi ý cho HS làm bài
HS dựa vào hiểu biết về bài học để giải quyết yêu cầu của bài tập
HS trả lời
GV nhận xét, chốt ý
GV dặn dò HS 
I- Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận
1.Xét ví dụ SGK
- Đích của lập luận: khẳng định bọn Vương Thông không hiểu thời thế, lại dối trá nên chỉ là “kẻ thất phu hèn kém”, cầm chắc thất bại.
- Các luận cứ đều là lí lẽ: xuất phát từ một chân lí tổng quát: “người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế….” mà suy ra kết luận (hệ quả): “được thời có thế thì biến mất làm còn, hoá nhỏ thành lớn” và “mất thời không thế thì thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy”.
 2. Khái niệm
 Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người viết (nói) muốn đạt tới.
II- Cách xây dựng lập luận
1. Xác định luận điểm, luận cứ
a. Khái niệm
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.
- Luận cứ là những lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ cho luận điểm, làm cho người tiếp nhận hiểu, tin vào tính đúng đắn của nó.
b.Xác định luận điểm, luận cứ
- Ví dụ : Văn bản “Chữ ta”
+ Bài văn bàn về vấn đề tiếng nước ngoài đang lấn lướt tiếng Việt ở nước ta.
+ Bài văn có hai luận điểm cơ bản:
(1)Tiếng nước ngoài (tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta.
Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên.
Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên”.
Ở ta “nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt”.
(2)Một số trường hợp tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí một cách không cần thiết gây thiệt thòi cho người đọc.
Ở Hàn Quốc: “Các phát hành ở trong nước đều không có mấy trang viết bằng tiếng nước ngoài...” 
Ở Việt Nam: “Khá nhiều báo, kể cả một số tờ báo của các ngành của nhà nước ta có cái mốt là tóm tắt một số bài chính bằng tiếng nước ngoài ở trang cuối”.
- Luận cứ của hai luận điểm trong văn bản “Chữ ta” là những bằng chứng thực tế “mắt thấy tai nghe” của người viết đã từng ở Hàn Quốc và Việt Nam.
- Các luận cứ trong lập luận của Nguyễn Trãi đều là lí lẽ.
2. Lựa chọn phương pháp lập luận
a. Khái niệm
Phương pháp lập luận là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho lập luận chặt chẽ và thuyết phục.
b. Các phương pháp lập luận
-Lập luận ở ngữ liệu mục I: Lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân - quả.
-Lập luận ở ngữ liệu mục II: phương pháp quy nạp và so sánh, đối lập.
=> Ngoài ra còn một số phương pháp phản đề, loại suy,…
3. Kết luận
III- Luyện tập
Bài tập 1 SGK Tr 111
- Luận điểm của lập luận: chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng.
- Các luận cứ của lập luận:
+ Các luận cứ lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người; lên án tố coá những thế lực tàn bào chà đạp lên con người; khẳng định đề cao con người.
+ Các luận cứ thực tế khách quan: liệt kê các tác phẩm cụ thể giàu tính nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam từ văn học Phật giáo thời Lí đến các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII giữa thế kỉ XIX.
+ Phương pháp lập luận: lập luận theo phương pháp quy nạp
* Chú ý: cần phân biệt giữa phương pháp lập luận và cách trình bày lập luận. Hai lĩnh vực này không hoàn toàn thống nhất với nhau.
	Buôn Hồ, ngày 19 tháng 02 năm 2014
	GI ÁO VIÊN HƯỚNG DẪN	GIÁO SINH
	(Ký, ghi rõ họ tên)	(Ký, ghi rõ họ tên)
	Lê Ngọc Kim Vy	Lê Thị Ánh Nguyệt

File đính kèm:

  • docxlap luan van nghi luan.docx