Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Anh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Về kiến thức:

 - Hiểu được khái niệm, đặc điểm thể loại.

 - Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân lao động trong xã hội cũ.

 - Nắm được nghệ thuật tác phẩm.

 2. Về kỹ năng: Biết cách đọc hiểu các tác phẩm ca dao.

 3. Về thái độ: Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người lao động và yêu quí những sáng tác của họ.

II. CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên

 - Chương trình giảng dạy: Cơ bản

 - Phương pháp giảng dạy: Thảo luận nhóm, thuyết trình, đọc sáng tạo, nêu vấn đề.

 - Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi thêm một số câu ca dao.

 - Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh: Vấn đáp nhanh.

2. Học sinh

 - Những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến bài học: Các kiến thức VHDG đã học liên quan đến ca dao và một số câu ca dao đã biết.

 - Chuẩn bị kĩ bài trước khi học.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức (0.5 phút)

 Kiểm tra sĩ số lớp học.

2. Kiểm tra bài cũ (3.5 phút):

 Câu hỏi: Truyện cười ”Nhưng nó phải bằng hai mày” phê phán điều gì? Bài học rút ra?

 3. Bài mới:

 Đặt vấn đề bài mới (01 phút): Những câu cao dao ngọt ngào qua lời ru ấm áp của bà, của mẹ luôn theo mỗi con người trong suốt cuộc đời. Đến với kho tàng văn học dân gian Việt Nam, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thể loại ca dao qua bài ”Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”.

 

doc113 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Lê Thị Anh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức giao tiếp cũng phát triển. Có thể kể đến 2 hình thức co bản là nói và viết. Việc phân biệt rõ 2 hình thức này sẽ đem lại hiệu quả giao tiếp tốt hơn.
 Tổ chức bài mới:
THỜI
GIAN
HĐ CỦA 
GIÁO VIÊN
HĐ CỦA 
HỌC SINH
NỘI DUNG
2 phút
25 phút
10 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành của ngôn ngữ.
Hỏi: Ngôn ngữ nói và viết hình thành ntn?
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ nói và viết
Chia lớp thành 2 nhóm lớn.
Hỏi: Ngôn ngữ nói là gì?
Hỏi: Khi nói, ngoài việc sử dụng ngôn ngữ nói thì người nói còn sử dụng phương tiện giao tiếp gì?
Hỏi: Vốn từ ngữ được dùng trong ngôn ngữ nói ntn? Ví dụ?
Hỏi: Đặc điểm ngữ pháp của ngôn ngữ nói? Ví dụ?
Hỏi: Ngôn ngữ viết là gì?
Hỏi: Ngôn ngữ viết có sự hỗ trợ của cái gì? Ví dụ?
Hỏi: Từ ngữ của ngôn ngữ viết được sử dụng như thế nào? Ví dụ?
Hỏi: Về đặc điểm ngữ pháp? Ví dụ?
Lưu ý các trường hợp đặc biệt 
Hoạt động 3: HD luyện tập
Đổi nhóm
Hướng dẫn làm bài tập
Đọc lại bài ca dao
- Trả lời 
- Thảo luận
Nhóm 1
- Trình bày
- Trình bày
- Trình bày.
- Trình bày
- Trình bày
- Trình bày
- Trình bày
- Ghi nhớ
- Thảo luận, trình bày
Nhóm 1
Nhóm 2
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI
 1. Khái niệm
 Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày, trao đổi trực tiếp với nhau.
 2. Đặc điểm diễn đạt
 - Ngữ điệu đa dạng và các phương tiện hỗ trợ: cử chỉ, nét mặt, ánh mắt.
 - Từ ngữ đa dạng, gồm:
 + Lớp từ mang tính khẩu ngữ, 
 + Sử dụng từ địa phương tiếng lóng
 + Các trợ từ, thán từ, các từ ngữ đưa đẩy, chêm xen…
 - Ngữ pháp
 + Thường dùng câu tỉnh lược
 + Câu quá ngắn, hoặc quá dài.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ VIẾT
 1. Khái niệm
 Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ thể hiện bằng chữ viết và được tiếp nhận bằng thị giác.
 2. Đặc điểm diễn dạt
 - Ngoài chữ viết sử dụng thêm hệ thống dấu câu, kí hiệu, hình …
 - Từ ngữ
 + Từ ngữ có lựa chọn
 + Khoa học, chính xác phù hợp với từng phong cách.
 - Ngữ pháp 
 + Đúng ngữ pháp
 + Các thành phần câu: chặt chẽ, mạch lạc
 - Chú ý: 2 trường hợp
 + Ngôn ngữ nói được ghi bằng chữ viết.
 + Ngôn ngữ viết được trình bày bằng lời nói miệng.
 III. LUYỆN TẬP
1. Bài tập 1. Phân tích đặc điểm ngôn ngữ viết:
 - Sử dụng nhiều loại dấu câu: hai chấm, ngoặc đơn, ngoặc kép, chấm, phẩy, ba chấm
 - Thuật ngữ: từ vựng, ngữ pháp, phong cách…
 - Bố cục trình bày rõ ràng chặt chẽ: phân nhiều đoạn, từ liên kết.
 2 Bài tập 2. Phân tích đặc điểm ngôn ngữ nói
 - Từ khẩu ngữ, hô ngữ, thán từ: kìa, có khối, mấy giò, đấy, ơi, sợ gì.
 - Câu tỉnh lược, câu đơn đặc biệt
 - Cử chỉ: cong cớn, ton ton, liếc mắt cười tít
 - Thay phiên :Lượt lời(1): mấy cô gái (bạn thị); lượt lời(2): lời thị; lượt lời(3): lời Tràng; lượt lời(4): lời thị.
 - Trao đổi trực tiếp
 4. Củng cố, đánh giá học sinh sau bài học: (2.5 phút)
Yêu cầu: Lập bảng so sánh ngôn ngữ nói và ngô ngữ viết.
 5. Dặn dò: (0,5 phút)
- Làm bài tập 4- 6 trong sách bài tập Ngữ văn 10 (Tr.58)
- Soạn bài: Ca dao hài hước
 6. Rút kinh nghiệm:  
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 9 Ngày soạn: 14/10/2012 
Tiết PPCT: 27 Ngày dạy: 20/10/2012
CA DAO HÀI HƯỚC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 1. Về kiến thức: 
 - Cảm nhận được tiếng cười lạc quan của nhân dân lao động cho du cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn. 
 - Nắm được nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh thông qua những bài ca dao hài hước.
 2. Về kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu các tác phẩm ca dao.
 3. Về thái độ: Biết trân trọng và yêu quí tâm hồn lạc quan, yêu đời và tiếng cười của người dân qua ca dao.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
 - Chương trình giảng dạy: Cơ bản
 - Phương pháp giảng dạy: Thảo luận, thuyết trình, đọc sáng tạo, nêu vấn đề.
 - Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi thêm một số câu ca dao hài hước.
 - Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh: Vấn đáp nhanh.
2. Học sinh
 - Những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến bài học: Các kiến thức VHDG đã học liên quan đến ca dao và một số câu ca dao đã biết.
 - Chuẩn bị kĩ bài trước khi học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định tổ chức (0.5 phút)
 Kiểm tra sĩ số lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ (3.5 phút):
 Câu hỏi: Hãy chọn và phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của 2 trong 6 bài ca dao than thân đã học.
 3. Bài mới: 
 Đặt vấn đề bài mới (01 phút): Ngoài tiếng cười trong những câu chuyện cười thì VHDG còn đem đến niềm vui giải trí và phê phán nhẹ nhàng qua những bài ca dao hài hước. Tiếng cười đó sẽ đến với chúng ta qua tiết học hôm nay.
 Tổ chức bài mới:
THỜI
GIAN
HĐ CỦA 
GIÁO VIÊN
HĐ CỦA 
HỌC SINH
NỘI DUNG
5 phút
30 phút
5 phút
Hoạt động 1: Đọc VB
HD 2 hs đọc bài ca dao 1
 1 hs đọc các bài còn lại.
Giải nghĩa từ khó
Đọc lại bài ca dao
Hỏi: Bài ca dao có kết cấu như thế nào?
Hỏi: Bài ca dao này cười đối tượng nào? Cười cái gì?
Hỏi: Yếu tố gây cười có từ đâu?
Hỏi: Lời dẫn cưới của chàng trai có gì đặc biệt?
Hỏi: Có phải vì chàng trai coi khin gia đình cô gái nên dẫn cưới như vậy?
Hỏi: Thông thường người ta thách cưới những gì?
Hỏi: Lễ vật cô gái thách cưới là gì? Vì sao?
Hỏi: Số lượng “một nhà khoai lang” có ý nghĩa ntn?
Hỏi: Đằng sau bài ca dao này muốn phê phán điều gì?
Kết luận
Đọc lại bài ca dao
Hỏi: Tiếng cười ở 2 bài ca dao này có gì khác với bài 1?
Hỏi: Đối tượng phê phán của hai bài ca dao này là ai?
Hỏi: Mô típ “Làm trai...” xuất hiện nhiều trng ca dao và thơ trung đại. Lấy ví dụ.
Hỏi: Bpnt nào được sử dụng trong 2 bài ca dao này?
Hỏi: 2 bài ca dao phê phán điều gì ở những người đàn ông?
Đọc lại bài ca dao
Hỏi: Đối tượng phê phán của bài ca dao này là ai?
Hỏi: Tác giả dân gian đã sử dụng bpnt gì?
Hỏi: Bpnt nào được sử dụng trong 2 bài ca dao này?
Hỏi: Điều gì đáng phê phán ở người phụ nữ này?
Hoạt động 4: Tổng kết
 Lắng nghe 
- Đọc VB
- Lắng nghe
- Trình bày
- Thảo luận, trình bày.
- Thảo luận, trình bày
- Trình bày
- Thảo luận, trình bày
- Trả lời
- Trả lời
- Thảo luận, trình bày
- Lắng nghe
- Trả lời
- Thảo luận, trình bày
- Trình bày
- Trình bày
- Thảo luận, trình bày
- Trình bày.
- Thảo luận, trình bày
- Tự TK giá trị ND, NT
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
 1. Bài ca dao 1
 - Đây là bài ca dao tự trào viết theo hình thức đối đáp. Họ tạo nên tiếng cười từ chính cuộc sống nghèo khổ của mình.
 - Lời chàng trai dẫn cưới:
 + Lễ vật dự định dẫn cưới được nêu ra theo lối kkhoa trương, giảm dần: voi – trâu – bò – chuột.
 + Sự đối lập giữa ý đinh (dẫn voi, trâu, bò) và việc làm (dẫn chuột).
 + Cách lập luận, suy diễn thông minh, hóm hỉnh: Miễn là có thú 4 chân.
 - Lời cô gái thách cưới:
 + Thách cưới bằng khoai lang bởi cô biết chàng trai quá nghèo.
 + Số lượng “một nhà khoai lang” vừa mang đến tiếng cười nhưng cũng thể hiện ước mơ mùa màng bội thu.
 - Đằng sau tiếng cười ấy nhân dân muốn phê phán hủ tục thách cưới nặng nề.
 à Đây là tiếng cười lạc quan của nhân dân lao động trong cuộc sống nghèo khổ.
 2. Bài ca dao 2 & 3
 - Đây là tiếng cười trào lộng, phê phán, châm biếm, đả kích.
 - Đối tượng phê phán là những người đàn ông:
 - Sự kết hợp giữa cách nói đối lập và ngoa dụ:
 + Làm trai >< khom lưng, chống gối…
 + Đi ngược về xuôi >< sờ đuôi con mèo.
 à Những người đàn ông vô tích sự, không làm nổi việc gì.
 3. Bài ca dao 4
 - Đối tượng phê phan là người phụ nữ.
 - Nghệ thuật cường điệu, đối lập, nói ngược: 
 + Lỗ mũi 18 gánh lông >< râu rồng
 + Ngáy o o >< vui nhà …
 à Người phụ nữ mất đi vẻ đẹp duyên dáng, trở nên thô kệch, đỏng đảnh.
 II. TỔNG KẾT
 Ghi nhớ (SGK)
 4. Củng cố, đánh giá học sinh sau bài học: (4.5 phút)
Yêu cầu: Đọc thêm 1 số bài ca dao hài hước mà em biết.
 5. Dặn dò: (0,5 phút)
- Làm bài tập 3 trong sách bài tập Ngữ văn 10 (Tr.61)
- Soạn bài: Lời tiễn dặn
 6. Rút kinh nghiệm:  
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 10 Ngày soạn: 17/10/2012 
Tiết PPCT: 28 Ngày dạy: 23/10/2012
Đọc thêm: LỜI TIỄN DẶN
(Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 1. Về kiến thức: 
 - Thấy được nỗi xót thương, đau khổ tuyệt vọng ; cảm nhận được khát vọng tự do yêu đương, thủy chung gắn bó của chàng trai và cô gái Thái.
 - Hiểu được sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, cách diễn tả tâm trạng nhân vật trong truyện thơ dân gian.
 2. Về kỹ năng: Hình thành kĩ năng phân tích truyện thơ dân gian..
 3. Về thái độ: Biết cảm thông, chia sẻ với những tình cảm và cuộc sống của nhân dân lao động.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
 - Chương trình giảng dạy: Cơ bản
 - Phương pháp giảng dạy: Thảo luận, thuyết trình, đọc sáng tạo, nêu vấn đề.
 - Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học: Bảng phụ tóm tắt nội dung tác phẩm.
 - Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh: Vấn đáp nhanh.
2. Học sinh
 - Những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến bài học: Các kiến thức VHDG đã học liên quan đến truyện thơ.
 - Chuẩn bị kĩ bài trước khi học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định tổ chức (0.5 phút)
 Kiểm tra sĩ số lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ (3.5 phút):
 Câu hỏi: NHững biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụngr tong ca dao hài hước?
 3. Bài mới: 
 Đặt vấn đề bài mới (01 phút): Nếu như ở lớp 89 các em đã được tìm hiểu 1 tác phẩm thuộc thể loại truyện thơ là ”Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du thì hôm nay chúng ta sẽ đến với 1 truyện thơ dân gian của dân tộc Thái. Lời tâm sự của người lỡ duyên trong ca dao yêu thương tình nghĩa sẽ được tiếp nối ở truyện thơ này.
 Tổ chức bài mới:
THỜI
GIAN
HĐ CỦA 
GIÁO VIÊN
HĐ CỦA 
HỌC SINH
NỘI DUNG
10 phút
5 phút
20 phút
2 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu phần tiểu dẫn
Hỏi: Nhấn mạnh những nét chính về truyện thơ và cốt truyện “Tiễn dặn người yêu”.
Hoạt động 2: Đọc VB
HD đọc
Hoạt động 3: HD phân tích
Chia nhóm hs
Hỏi: Khi theo tiễn dặn người yêu, tâm trạng chàng trai ntn?
Hỏi: Khi ở nhà chồng cô gái, tâm trạng chàng trai ntn?
Hỏi: Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu của đoạn.
Hoạt động 4: Tổng kết
- Trình bày
- Đọc VB 
- Thảo luận
Nhóm 1
- Trình bày
Nhóm 2
- Trình bày
- Thảo luận, trình bày
- Tự TK giá trị ND, NT
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Truyện thơ
 (SGK) 
2. Tác phẩm Tiễn dặn người yêu
 (SGK) 
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Tâm trạng chàng trai khi theo tiễn dặn người yêu
 - Cảm nhận được nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái nên lòng đau xót khôn nguôi.
 - Khẳng định tấm lòng chung thuỷ của mình đối với cô gái.
 2. Tâm trạng chàng trai khi ở nhà chồng cô gái
 - Lo lắng, thương xót, động viên cô gái vượt qua những đau đớn về thể xác và tâm hồn.
 - Tiếp tục khẳng định tấm lòng chung thuỷ của mình đối với cô gái.
 à Tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái 
 3. Nghệ thuật
 - Miêu tả tâm trạng và cảnh vật tinh tế
 - Phép điệp được sử dụng khéo léo để khẳng định tình cảm sâu nặng của chàng trai.
 II. TỔNG KẾT
 Ghi nhớ (SGK)
 4. Củng cố, đánh giá học sinh sau bài học: (2.5 phút)
Câu hỏi: Văn bản này có nhằm mục đích phê phán điều gì không?
 5. Dặn dò: (0,5 phút)
Soạn bài: Ôn tập VHDG Việt Nam
 6. Rút kinh nghiệm:  
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 10 Ngày soạn: 17/10/2012 
Tiết PPCT: 29 + 30 Ngày dạy: 23/10/2012
ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 1. Về kiến thức: 
 - Củng cố kiến thức chung về văn học dân gian.
 - Củng cố kiến thức về đặc điểm thể loại qua các tác phẩm, đoạn trích đã học
 2. Về kỹ năng: Có kĩ năng hệ thống hóa kiến thức và làm các bài tập vận dụng.
 3. Về thái độ: Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học được học, từ đó có lòng say mê với văn học Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
 - Chương trình giảng dạy: Cơ bản
 - Phương pháp giảng dạy: Thảo luận, thuyết trình, vấn đáp…
 - Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học: Bài giảng PowerPoin, máy chiếu, các mẫu bảng hệ thống, câu hỏi trắc nghiệm củng cố kiến thức…
 - Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh: Vấn đáp nhanh, trắc nghiệm khách quan..
2. Học sinh
 - Những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến bài học: Các kiến thức về văn học dân gian và các thể loại văn học đã được học.
 - Chuẩn bị kĩ bài trước khi học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định tổ chức (0.5 phút)
 Kiểm tra sĩ số lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ (3.5 phút):
 Câu hỏi: Văn học Việt Nam được hợp thành bởi mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào? 
3. Bài mới: 
 Đặt vấn đề bài mới (01 phút): Trong 9 tuần học vừa qua các em đã được tìm hiểu về văn học dân gian và một số tác phẩm, đoạn trích tiêu biểu đối với từng thể loại. Như chúng ta đã biết, một trong những giá trị của văn học dân gian đó là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết. Để học tốt những tác phẩm văn học viết sắp tới, hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại những kiến thức liên quan đến văn học dân gian.
 Tổ chức bài mới:
THỜI
GIAN
HĐ CỦA 
GIÁO VIÊN
HĐ CỦA 
HỌC SINH
NỘI DUNG
Tiết 1
5 phút
35 phút
Tiết 2
35 phút
Hoạt động 1: Ôn tập đặc trưng VHDG
Hỏi: Văn học dân gian có những đặc trưng nào? 
Hỏi: Hãy phân tích và chỉ ra đặc trưng đó qua một số tác phẩn đã học.
Giải thích các đặc trưng, lấy thêm ví dụ
Hoạt động 2: Ôn tập thể loại VHDG
Hỏi: VHDG có những thể loại nào?
Hỏi: Hãy sắp xếp các thể loại trên thành 4 nhóm như yêu cầu.
Treo bảng phụ, chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ.
Giới thiệu bảng tổng hợp
Hướng dẫn học sinh thảo luận
Hỏi: Trình bày nội dung và nghệ thuật của các kiểu bài ca dao.
Chia nhóm hs
Hỏi: Theo gợi ý SGK
HD lập bảng
Hỏi: Theo gợi ý SGK
HD lập bảng
- Trình bày 
- Lấy ví dụ, phân tích
- Lắng nghe
- Trả lời
- Thảo luận cặp, trình bày
- Thảo luận theo nhóm
- Thảo luận cặp
- Thảo luận, 
Nhóm 1
- Trình bày
Nhóm 2
- Trình bày
Nhóm 3
- Trình bày
Nhóm 4
I. NỘI DUNG ÔN TẬP
 1. Đặc trưng văn học dân gian
 - Tính tập thể 
 - Tính truyền miệng
 - Tính diễn xướng
 - Tính dị bản
 - Tính địa phương
2. Thể loại văn học dân gian
a. Hệ thống thể loại
 - Truyện dân gian: Sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ, thần thoại.
 - Câu nói dân gian: Câu đó, tục ngữ.
 - Thơ ca dân gian: Ca dao, vè
 - Sân khấu dân gian: Chèo, tuồng.
 b. Đặc điểm thể loại: (Bảng 1 – trang sau)
Thể loại
Mục đích sáng tác
Hình thức lưu truyền
Nội dung phản ánh
Kiểu nhân vật chính
Đặc điểm nghệ thuật
Sử 
thi
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện cười
3. Nội dung và nghệ thuật của ca dao
(Bảng 2)
Ca dao 
than thân
Ca dao
 tình nghĩa
Ca dao 
hài hước
Nội dung
Lời than của người bát hạnh, không được làm chủ số phận
Tình cảm trong sáng, cao đẹp, ước mơ hạnh phúc của nhân dân lao động.
Tinh thần lạc quan, yêu đời trong cuộc sống của người lao động
Nghệ thuật
So sánh, ẩn dụ, sử dụng môtip, biểu tượng...
So sánh, ẩn dụ, sử dụng biểu tượng
Cường điệu, phóng đại, so sánh, đối lập, ...
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
 1. Bài tập 1
 Nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi là ngòi bút so sánh phóng đại:
 - Miêu tả hành động của người anh hùng Đăm San, Đăm Săn hiện thân cho sức mạnh cả cộng đồng – VD minh hoạ
 - Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi lý tưởng mang tầm vóc kỳ vĩ, hoành tráng.
 2. Bài tập 2
 Lập bảng
Cái lõi sự thật lịch sử
Bi kịch được hư cấu
Những chi tiết hoang đường, kì ảo
Kết cục của bi kịch
Bài học rút ra
- Triệu Đà xâm lược
- ADV xây thành
- Bi kịch tình yêu
- Bi kịch tình cha con
- Rùa Kim quy
- Sự hóa thân của MC
- ADV đi xuống nước
- Tình yêu tan vỡ.
- Cha giết con
- Bài học giữ nước
- Bài học về giải quyết mối quan hệ riêng , chung
 3. Bài tập 3
 - Chi tiết Tấm yếu đuối, thụ động
 + Mất giỏ cá
 + Mất cá bống
 + Nhặt thóc lẫn gạo
 à Ôm mặt khóc.
 - Chi tiết đấu tranh giành hạnh phúc, nhiều lần biến hoá à đấu tranh kiên quyết, mạnh mẽ để giành hạnh phúc.
 4. Bài tập 4
 Lập bảng
Tên truyện
Đối tượng cười
Nội dung cười
Tình huống gây cười
Cao trào để tiếng cười òa ra
Tam đại con gà
Thầy đồ 
Dốt, dấu dốt
- Chữ kê đọc là “Dủ dỉ...
- Bảo đọc khẽ
- Hỏi thổ công
Chạm trán chủ nhà
Nhưng nó phải bàng hai mày
Thầy lí 
Tham lam
- Lời nói
- Hành động
Hành động thầy lí
 4. Củng cố, đánh giá học sinh sau bài học: (4.5 phút)
Yêu cầu: Hoàn thành các bảng thống kê
 5. Dặn dò: (0,5 phút)
- Làm bài tập 1 - 5 trong sách bài tập Ngữ văn 10 (Tr.65)
- Soạn bài: Trả bài làm văn số 2
 6. Rút kinh nghiệm:  
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 11 Ngày soạn: 25/10/2012 
Tiết PPCT: 31 Ngày dạy: 30/10/2012
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 1. Về kiến thức: Ôn tập, củng cố lại các kiến thức về văn tự sự.
 2. Về kỹ năng: Rèn kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc, kĩ năng lập dàn ý... cho bài văn tự sự.
 3. Về thái độ: Có cách đánh giá đúng và rút kinh nghiệm cho bài sau.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên
 - Chương trình giảng dạy: Cơ bản
 - Phương pháp giảng dạy: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề.
 - Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học: Bài kiểm tra của hs; bảng thống kê lỗi.
 - Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh: Vấn đáp nhanh.
2. Học sinh
 - Những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến bài học: Các kiến thức về văn tự sự
 - Chuẩn bị kĩ bài trước khi học.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1. Ổn định tổ chức (0.5 phút)
 Kiểm tra sĩ số lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ (3.5 phút):
 Câu hỏi: Khi viết văn tự sự có thể kết hợp với những yếu tố nào?
 3. Bài mới: 
 Đặt vấn đề bài mới (01 phút): Để có những đánh giá chính xác đồng thời rút ra được những kinh nghiệm cho các bài viết tiếp theo thì việc nhìn lại các bài viết là điều không thể thiếu. Hôm nay chúng ta sẽ đánh giá kết quả của bài viết số 2 – văn tự sự.
 Tổ chức bài mới:
THỜI
GIAN
HĐ CỦA 
GIÁO VIÊN
HĐ CỦA 
HỌC SINH
NỘI DUNG
10 phút
15 phút
10 phút
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề
Hỏi: Hãy xác định yêu cầu của đề bài.
Hỏi: Hãy trình bày dàn ý bài viết của em.
Bổ sung, hoàn thiện dàn ý
Hoạt động 2: Nhận xét, đ

File đính kèm:

  • docvan10.doc
Giáo án liên quan