Giáo án Ngữ văn 10 - Lập luận trong văn nghị luận + Chí khí anh hùng
Hoạt động 2: Yêu cầu học sinh đọc đoạn trích và tìm hiểu nội dung đoạn trích:
- Sau khi cứu Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh thì Thúy Kiều và Từ Hải đã có cuộc sống như thế nào?
GV bình:thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp lớn cũng là lúc cuộc sống lứa đôi với Thúy Kiều mới đang bắt đầu và vô cùng mặn nồng, hạnh phúc. Đó là cuộc sống “Trai anh hùng gái thuyền quyên. Phi nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng”. Thúy Kiều là tri kỷ của anh hùng. Từ hải là tri kỷ của giai nhân, họ đã nhận ra ngay từ buổi đầu gặp gỡ. “Cười rằng: tri kỷ trước sau mấy người”. Thế nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm chật hẹp, tù túng mà luôn khao khát giấc mộng anh hùng nên đã dứt áo ra đi.
- Thông thường thì người nam nhi thường đắm chìm vào trong “sắc” của nữ nhi, đặc biệt là người tài sắc như Kiều lại là hiếm có. Nhưng tại sao Từ Hải vẫn muốn ra đi, điều đó thể hiện qua những từ ngữ nào?
- Hãy cho biết giá trị biểu cảm của các từ ngữ ấy?
Tiết: Làm văn Ngày soạn: Ngày giảng: Lớp dạy: Bài: LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN MỤC TIÊU BÀI HỌC Về kiến thức: củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách thức xây dựng lập luận đã học ở trường THCS: khái niệm về lập luận, cách xác định luận điểm, tìm luận cứ và sử dụng các phương pháp lập luận. Về kỹ năng: giúp học sinh biết cách xây dựng lập luận trong bài văn nghị luận. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, giáo án, sách tham khảo. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Phát vấn, đàm thoại, gợi mở, thảo luận nhóm. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC(2ph) Kiểm tra bài cũ : Thế nào là nghị luận văn học? Bài mới: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học 8ph Hoạt động 1: Gọi Hs đọc đoạn văn trong SGK và trả lời câu hỏi sau: Mục đích của lập luận nằm ở câu văn nào? Vậy tác giả căn cứ vào lí lẽ nào mà kết luận như vậy? Nhận xét, đánh giá. Như vậy để đạt được mục đích lập luận Nguyễn Trãi căn cứ vào 2 lí lẽ “được thời”, “mất thời”. Từ sự phân tích trên em hãy cho biết lập luận là gì? Hoạt động 1: Học sinh đọc ngữ liệu SGK. Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh trả lời KHÁI NIỆM VỀ LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Tìm hiểu ngữ liệu: Đoạn văn nghị luận trích: “Lại dụ Vương Thông”- Nguyễn Trãi(sgk-109) Mục đích lập luận ở câu cuối: “ Nay các ông không rõ thời thế,Sao đủ để cùng nói việc binh được”. Các luận cứ: + Được thời, có thế -> biến mất thành còn; nhỏ thành lớn. + Mất thời, không thế -> mạnh thành yếu; yếu thành nguy như trở bàn tay=> đó là quy luật tất yếu, người dùng binh phải biết. Khái niệm Lập luận là đưa ra các lý lẽ, bằng chứng, nhằm dẫn dắt người đọc ( người nghe) đến một kết luận nào đó mà người nói( người viết) muốn đạt tới. 25ph Hoạt động 2: Thông thường để xây dựng một lập luận người viết phải xác định được gì? Tìm hiểu SGK và cho biết thế nào là luận điểm? Gọi Hs đọc văn bản Chữ ta- Hữu Thọ, Bản lĩnh Việt Nam, SGK và trả lời câu hỏi: Bài văn “ Chữ ta” bàn về vấn đề gì? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào? Bài văn có bao nhiêu luận điểm? Tìm các luận điểm đó? Yêu cầu Hs đọc SGK và trả lời luận cứ là gì? Chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận trả lời câu hỏi: Nhóm 1,2 : hãy chỉ ra những luận cứ, luận chứng ở đoạn trích “ Lại dụ Vương Thông” – Nguyễn Trãi( SGK, 109) Nhóm 3,4: hãy chỉ ra các luận cứ, luận chứng ở bài văn “ Chữ ta”- Hữu Thọ(SGK,110) Nhận xét, đánh giá. Gọi Hs đọc phần 3 SGK, tr110 và trả lời câu hỏi sau: Em hiểu phương pháp lập luận là gì? Trong 2 văn bản: đoạn văn bản của Nguyễn Trãi, Hữu Thọ lập luận theo phương pháp nào? Yêu cầu Hs đọc ghi nhớ SGK Hoạt động 2: Học sinh trả lời + Luận điểm + Luận cứ + Chọn phương pháp lập luận Học sinh trả lời Học sinh đọc bài văn trong SGK. Học sinh trả lời Các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời. Học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi. Đọc ghi nhớ SGK CÁCH XÂY DỰNG LẬP LUẬN Xác định luận điểm Luận điểm là ý kiến, tư tưởng, quan điểm, thái độ của người viết trong bài văn nghị luận. *Bài văn :Chữ ta –Hữu Thọ,Bản lĩnh Việt Nam. a, - Bàn về vấn đề: sử dụng tiếng Việt của người Việt Tác giả phê phán sự lạm dụng tiếng nước ngoài ở nước ta. b, Có 2 luận điểm: Bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta tiếng Anh lấn lướt tiếng Việt. Báo chí ở nước ta đưa tiếng nước ngoài vào nhiều chiếm mất trang, mất thông tin, gây thiệt thòi cho người đọc. Tìm luận cứ Luận cứ lả những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục dùng để thuyết minh cho luận điểm. a, - Luận cứ của “ Lại dụ Vương Thông” : + Được thời, có thế -> biến mất thành còn; nhỏ thành lớn. + Mất thời, không thế -> mạnh thành yếu; yếu thành nguy như trở bàn tay=> đó là quy luật tất yếu, người dùng binh phải biết. Luận cứ của bài văn “ Chữ ta”: *Luận điểm 1: + Cách sử dụng chữ nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo ở Hàn Quốc. + Cách sử dụng chữ nước ngoài trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam. *Luận điểm 2 : + Cách sử dụng tiếng nước ngoài trong báo chí ở Hàn Quốc. + Cách sử dụng tiếng nước ngoài trong báo chí ở Việt Nam. b, Luận cứ trong “Lại dụ Vương Thông là luận cứ lí lẽ, còn luận cứ trong bài văn “ Chữ ta” là luận cứ thực tế, mắt thấy tai nghe của tác giả. Lựa chọn phương pháp lập luận Là cách thức lựa chọn, sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho chặt chẽ, hợp lí và thuyết phục. Phương pháp lập luận trong: + Nguyễn Trãi lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân quả. + Hữu Thọ lập luận theo phương pháp quy nạp và so sánh đối lập: *Quảng cáo ở Hàn Quốc >< quảng cáo ở nước ta. *Báo chí ở Hàn Quốc>< báo chí ở nước ta. Một số phương pháp lập luận khác: + Phương pháp phản đề + Phương pháp loại suy. 8ph Hoạt động 3: Yêu cầu học sinh đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 1: Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong đoạn trích ở bài Khái quat văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX( Ngữ văn 10, tập một, tr.109). Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 và thực hiện yêu cầu. Hoạt động 3: Học sinh đọc và trả lời Học sinh đọc và phát biểu ý kiến. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Luận điểm của lập luận: chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng. Các luận cứ của lập luận: + Các luận cứ li lẽ: chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người, khẳng định, đề cao con người. + Luận cứ thực tế khách quan: “ có thể thấy. Nguyễn Đình Chiểu” Phương pháp quy nạp Bài tập 2: Tìm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm: a, Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích + Nâng tầm hiểu biết về tự nhiên và xã hội. +Khám phá ra chính bản thân mình. +Chắp cánh cho ước mơ và sáng tạo. b, Môi trường đng bị ô nhiễm nặng nề +Đất đai bị xói mòn, sa mạc hóa. + Không khí bị ô nhiễm + Nước bị nhiễm bẩn không thể tưới cây. + Môi sinh đang bị tàn phá, hủy diệt. c, Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng. +Vhdg là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. + Vhdg là những tác phẩm truyền miệng 3, Củng cố và dặn dò(10ph) Yêu cầu nắm được các khái niệm: luận điểm. luận cứ và các phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận. Làm bài tập 3 trong SGK, tr.111 Chuẩn bị bài mới : Văn bản văn học. ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM Tiết: Làm văn Ngày soạn: Ngày giảng: Lớp dạy: Bài : CHÍ KHÍ ANH HÙNG Đọc thêm: THỀ NGUYỀN Truyện Kiều- Nguyễn Du MỤC TIÊU BÀI HỌC Về kiến thức: - Hiểu được lý tưởng anh hùng của Nguyễn Du qua nhân vật Từ Hải - Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích. 2. Về kỹ năng: hình thành kỹ năng phân tích được nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích. 3. Về thái độ : giáo dục học sinh những tình cảm tốt đẹp, tự tin về bản thân mình trong cuộc sống. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Chuẩn bị của giáo viên: SGK, SGV, giáo án, sách tham khảo. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Phát vấn, đàm thoại, gợi mở. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC(3 ph) Kiểm tra bài cũ : Hãy phân tích diễn biến tâm trạng Thúy Kiều qua đoạn trích “Nỗi thương mình” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du ? Bài mới : Trong đời Kiều có nhiều cuộc chia tay, chia tay đột ngột với Kim Trọng khi mối tình đầu chớm hé; chia tay Thúc Sinh trong tâm trạng cô đơn, đầy dự cảm không lành. Trong đoạn trích này tác giả tái hiện Kiều chia tay Từ Hải để chàng ra đi thực hiện sự nghiệp lớn. Nhưng tại sao lại không đặt tên cho đoạn trích là “Từ Hải chia tay Thúy Kiều” mà là Chí khí anh hùng đó là vì đoạn trích này không tập trung khắc họa cảnh chia tay mà muốn khắc họa Từ Hải ở vẻ đẹp tầm vóc và quyết tâm đạt đến khát vọng. Tiến trình bài học: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung bài học 5ph Hoạt động 1: Yêu cầu học sinh đọc phần tiểu dẫn và trả lời câu hỏi: Các em hãy nêu vị trí của đoạn trích? Hãy cho biết nội dung của đoạn trích? Theo em nên chia đoạn trích này thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần? Hoạt động 1 : HS đọc tiểu dẫn và trả lời. TÌM HIỂU CHUNG Vị trí đoạn trích: Từ câu 2213 đến câu 2230. Nội dung: Thể hiện ước mơ về tư tưởng anh hùng và hình mẫu người anh hùng. Thái độ trân trọng, ngợi ca, ước mơ về tự do và công lí, ước mơ làm chủ cuộc đời của tác giả gửi gắm qua nhân vật Từ Hải. Bố cục:3 phần: P1: 4 câu đầu: cuộc chia tay của Từ Hải và Thúy Kiều sau nửa năm chung sống. P2: 12 câu tiếp theo: tính cách anh hùng của Từ Hải. P3: 2 câu cuối: hình ảnh Từ Hải dứt áo ra đi. 30ph Hoạt động 2: Yêu cầu học sinh đọc đoạn trích và tìm hiểu nội dung đoạn trích: Sau khi cứu Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh thì Thúy Kiều và Từ Hải đã có cuộc sống như thế nào? GV bình:thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp lớn cũng là lúc cuộc sống lứa đôi với Thúy Kiều mới đang bắt đầu và vô cùng mặn nồng, hạnh phúc. Đó là cuộc sống “Trai anh hùng gái thuyền quyên. Phi nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng”. Thúy Kiều là tri kỷ của anh hùng. Từ hải là tri kỷ của giai nhân, họ đã nhận ra ngay từ buổi đầu gặp gỡ. “Cười rằng: tri kỷ trước sau mấy người”. Thế nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm chật hẹp, tù túng mà luôn khao khát giấc mộng anh hùng nên đã dứt áo ra đi. Thông thường thì người nam nhi thường đắm chìm vào trong “sắc” của nữ nhi, đặc biệt là người tài sắc như Kiều lại là hiếm có. Nhưng tại sao Từ Hải vẫn muốn ra đi, điều đó thể hiện qua những từ ngữ nào? Hãy cho biết giá trị biểu cảm của các từ ngữ ấy? GV bình: Bốn phương ở đây là Đông, Tây, Nam, Bắc có nghĩa là thiên hạ.theo kinh lễ, xưa sinh con trai người ta làm cái cun g bằng cây dâu, mũi tên bằng cỏ bồng gọi tắc là tang bồng, bắn ra bốn phương, tượng trưng cho mong muốn sau này người con trai làm nên sự nghiệp lớn. ngày xưa làm trai là phải “ xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên” chính Nguyễn Công Trứ cũng đã từng khẳng định “ Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây. Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể” Vốn là một bậc anh hùng cái thế, đội trời đạp đất với “Gươm đàng nửa gánh non sông một chèo” Từ Hải làm sao có thể say sưa với hạnh phúc lứa đôi khi mà chí lớn chưa thành? Chính vì vậy chàng quyết chí lên đường chứ không hề bịn rịn, quyến luyến. Sự ra đi của Từ Hải mang tầm vóc như thế nào? Tóm lại qua bốn câu thơ đầu của tác giả cho ta thấy được điều gì ở nhân vật Từ Hải? GV gọi HS đọc, cho HS xác định lời của Thúy Kiều và Từ Hải. Trước quyết định ra đi của Từ Hải, Thúy Kiều đã muốn bên cạnh Từ Hải, thể hiện qua những từ ngữ nào? GV nhận xét, chốt ý (GV có bình thêm về chữ “tòng” trong quan niệm của Nho giáo) GV bình: Trước khi gặp Từ Hải Kiều đã trải qua một cuộc sống vô cùng đau khổ trong cảnh “ Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”. Chính Từ Hải đã chuộc Kiều ra và đem đến cho Kiều một danh phận và một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc. Cơn bão lớn của cuộc đời nàng vừa đi qua song dư âm của nó vẫn còn. Với dự cảm tinh tế của người phụ nữ hẳn Kiều cũng cảm thấy lo sợ trước quyết định ra đi của Từ Hải và hoang mang về cuộc sống của mình nhưng nàng không hề can gián hay cản bước người anh hùng mà vẫn quyết một lòng theo chàng, ủng hộ chàng theo đuổi chí làm trai.( vậy..) GV: Qua câu nói này em thấy Kiều là một người vợ ntn? GV yêu cầu HS đọc toàn bộ những câu lời của TH Trước lời tâm sự chí lí, chí tình của Kiều thì Từ Hải đã xử lý ra sao? GV giải thích cụm “ tâm phúc tương tri”: hai người đã hiểu biết lòng dạ nhau, tức là đã hiểu nhau sâu sắc. GV bình: Trong lời đáp của mình Từ Hải đã từ chối mong muốn của Kiều và khẳng định tình cảm chân thành đối với K, coi nàng là người tri ân, tri kỉ vì trong cuộc hội ngộ ở lầu xanh chính K đã nhìn ra TH bằng con mắt tinh đời của mình: “Khen cho con mắt tinh đời Anh hùng đoán giữa trần ai mới già”. TH khuyên K nên vượt lên thói tầm thường nhi nữ. Lời trách khéo của Từ với Kiều đồng thời cũng là lời khẳng định và nâng vị thế của nàng ( một kĩ nữ lầu xanh” lên ngang tầm với mình ( một vị anh hùng). Đằng sau lời trách ấy là ý chí dứt khoát, kiên quyết,ko bị níu kéo bởi thê nhi của TH. GV: Sau khi từ chối TK, Từ Hải muốn nói gì với nàng qua bốn câu thơ tiếp theo? GV bình: Nguyễn Du đã sử dụng một loạt các từ ngữ, hình ảnh thuộc phạm trù không gian như “ mười vạn tinh binh” với bóng cờ, tiếng chiêng gợi nên khát vọng lớn lao, tầm vóc vũ trụ của người anh hùng TH. Khát vọng “ làm cho rõ mặt phi thường” chính là khát vọng xây dựng một sự nghiệp, công danh lừng lẫy, xuất chúng, hơn người. Thành công ấy sẽ là sính lễ để TH rước người tri kỉ. “ Nghi gia” là nghi thức đón người con gái về làm vợ, làm dâu, một nghi thức có nhiều bước chu đáo và trang trọng. Thế là so với lần chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh trước đây thì lời hứa thực hiện những nghi thức trang trọng này chính là món quà và là hành động rửa sạch vết nhơ của đời kĩ nữ cho Kiều. Em có nhận xét gì về TH qua lời hẹn với TK? HS trả lời GV nhận xét, chốt Ngoài lời hứa trở về đón TK, TH còn nói những gì với TK qua 4 câu thơ tiếp? (GV bình qua về lời khẳng định của TH) GV bình: Người ta học nghề mất vài ba năm, phải mất hàng chục năm nghề nghiệp mới tinh thông vững vàng. Sự nghiệp lớn muốn hoàn thành có khi phải hiến dâng trọn đời người. TH quyết việc lớn ấy sẽ được thực hiện trong một năm. Phải là một người quyết đoán, tự tin, đầy tài năng mới dám đặt ra một thời hạn như thế cho một sự nghiệp long trời lở đất. Tóm lại, em có nhận xét gì về TH qua đoạn đối thoại với TK? GV nhận xét, chốt Hai câu thơ cuối cho ta thấy hành động gì của TH? Hình ảnh nào được xuất hiện trong hai câu thơ cuối ? GV bình: Theo sách xưa kể rằng chim bằng là một giống chim rất lớn, đập cánh làm động nước trong ba ngàn dặm, cưỡi gió mà bay lên chín ngàn dặm. Chim bằng trong thơ văn thường tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng có bản lĩnh phi thường, khao khát làm nên sự nghiệp lớn. Đem hình ảnh chim bằng để ẩn dụ cho tư thế ra đi của TH, Nguyễn Du muốn khẳng định TH chính là bậc anh hùng cái thế có tầm vóc phi thường, sánh ngang đất trời, vũ trụ. GV: Theo em Nguyễn Du đã gửi gắm điều gì qua nhân vật TH? GV bình: Trong KVK truyện, TH chỉ đơn thuần là một tên tướng cướp từng thi hỏng và đi buôn... Nhưng trong TK, ND đã nhận thức lại nhân vật TH, nhất quán miêu tả nhân vật với một sự cảm phục không che giấu, trao cho nhân vật TH lí tưởng anh hùng của ông. Đó là lí tưởng về một con người có phẩm chất, chí khí phi thường, một khát vọng làm nên sự nghiệp lớn. Hoạt động 2: Đọc đoạn trích. Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Học sinh đọc và trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời Trả lời ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN Cuộc chia tay của Từ Hải và Thúy Kiều sau nửa năm chung sống. “ Nửa năm hương lửa đang nồng Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” Thúy Kiều và Từ Hải đang có cuộc sống vô cùng hạnh phúc “ Hương lửa đang nồng”. Trượng phu: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng với hào nghĩa ngợi ca -> thái độ trân trọng, kính phục của Nguyễn Du đối với Từ Hải. Thoắt: thái độ dứt khoát mau lẹ, kiên quyết không chút do dự. Động lòng bốn phương: trong lòng náo nức chí tung hoành ở bốn phương. Tư thế đẹp hiên ngang không vướng bận, không lệ bộ của người quân tử sẵn sàng lên đường. Từ Hải không phải là con người bình thường mà là con người của khát vọng công danh vô cùng to lớn mang tầm vóc của đất trời. Tính cách anh hùng của Từ Hải a. Lời Thúy Kiều: - Xưng hô: Chàng – thiếp: tình cảm vợ chồng mặn nồng, tha thiết. - Phận gái chữ tòng: bổn phận của người vợ phải theo chồng. - Một lòng xin đi: quyết tâm theo Từ Hải -> Muốn ra đi để tiếp sức, chia sẻ, gánh vác công việc với chồng. -> Tâm lí thường tình của nữ nhi : không muốn xa chồng. => Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận của người vợ, thể hiện tình yêu với chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải. Nàng xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng. b. Lời Từ Hải * Lời đáp: “Từ rằng: “Tâm phúc tương tri Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình” Như trách yêu Thúy Kiều Khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ một người anh hùng. → Tính cách anh hùng của Từ Hải. * Lời hẹn: “Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rỡ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.” - Mười vạn tinh binh, tiếng chiêng, bóng cờ : sử dụng bút pháp cường điệu sử thi. - “Rõ mặt phi thường”: tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường→ niềm tin sắt đá vào bản thân, sự nghiệp của mình. - “Rước nàng nghi gia”: rước Kiều theo nghi lễ truyền thống. → Người anh hùng có chí khí, sự thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ. * 4 câu thơ tiếp: lời hứa “Bằng nay bốn bể không nhà, Theo càng thêm bận biết là đi đâu? Đành lòng chờ đó ít lâu Chầy chăng là một năm sau vội gì!” “Bốn bể không nhà”: khẳng định thực tế gian nan, vất vả, khó khăn của buổi đầu lập nghiệp. “ Một năm” : mốc thời gian cụ thể, nhanh chóng → Khẳng định ý chí, bản lĩnh, sự tự tin → Lời hẹn ước ngắn gọn, dứt khoát, tự tin Từ Hải không chỉ là người anh hùng có khát vọng, chí khí lớn mà còn rất tự tin vào tài năng của mình. 3. Hình ảnh Từ Hải dứt áo ra đi “Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” Hành động : + quyết lời + dứt áo ra đi →thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí người anh hùng Hình ảnh chim bằng : → ẩn dụ tượng trưng về người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ. Thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du ( chân dung kì vĩ, chí khí, tài năng, bản lĩnh phi thường, thực hiện giấc mơ công lí). 5ph Hoạt động 3: Tổng kết GV: Em hãy nhận xét giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích “ Chí khí anh hùng”? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên là CKAH? HS thảo luận (2 phút) và trả lời. Hoạt động 3: Học sinh suy nghĩ trả lời. III. TỔNG KẾT 1.Nghệ thuật * Bút pháp lí tưởng hóa : - Từ ngữ : trượng phu, thoắt... - Hình ảnh kì vĩ, ước lệ: lòng bốn phương, trời bể... 2.Nội dung Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện quan niệm về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lý. 3, Củng cố và dặn dò(2 ph) Yêu cầu học sinh học bài và soạn bài mới. Chuẩn bị bài mới : lập luận trong văn nghị luận ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_lap_luan_trong_van_nghi_luan.docx