Giáo án Ngữ văn 10 - Hồi chống cổ thành

2. Tóm tắt đoạn trích:

Quan Công dẫn hai chị chạy đến Cổ Thành, được nhân dân địa phương cho biết Trương Phi đã chiếm được thành, mộ quân tậu ngựa, chứa cỏ tích lương, ông rất mừng rỡ, sai Tôn Càn vào báo tin cho Trương Phi thân ra đón. Tôn Càn y lời vào thành gặp Trương Phi. Nghe Tôn Càn nói xong, Trương Phi chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc. Gặp Trương Phi, Quan Công vô cùng mừng rỡ. Nhưng Trương Phi nghi ngờ Quan Công đã hàng Tào, Bội nghĩa vườn đào nên vác mâu xông tới đâm Quan Công mặc cho hai chị có can ngăn. Quan Công nhún nhường giải thích nhưng vô hiệu. Một toán quân mã của Tào Tháo xuất hiện càng làm Trương Phi ngờ vực. Quan Công đã quyết lấy đầu Sái Dương- viên tướng cầm đầu toán quân ấy- trong thời gian Trương Phi gióng ba hồi trống. nhưng chưa dứt một hồi trống, Quan Công đã lấy được đầu Sái Dương. Quan Công lại bắt một tên lính quân Tào kể lại đầu đuôi sự việc cho Trương Phi nghe. bấy giờ Trương Phi mới tin lời Quan Công. Trương Phi mời hai chị vào thành, nghe họ kể lại mọi việc Quan Công đã trải qua, khóc và thụp lạy Vân Trường.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Hồi chống cổ thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
Trích Tam quốc diễn nghĩa – La Quán Trung
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: hs nắm được cơ bản nội dung của truyện: tính cách nhân vật, chi tiết đắt giá: hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ
2. Kĩ năng: đọc hiểu vb theo đặc trưng thể loại
3. Thái độ:
- trân trọng tình anh em 
- trân trọng lối sống thủy chung, tình nghĩa
 I.Chuẩn bị của GV và HS:
 1.Giáo viên: Thiết kế bài học,tìm những phương pháp dạy học phù hợp với bài học (phương pháp đọc sáng tạo,gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận,trả lời các câu hỏi..)
 2. Học sinh: -Soạn bài theo câu hỏi GV đã giao .
 II.Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài giảng.
3.Nội dung bài mới:
1. ổn định lớp
2. kiểm tra bài cũ: 
3. bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
GV:Yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk.
GV: Nêu vài nét về tác giả La Quán Trung? 
GV: Nêu nguồn gốc và quá trình hình thành tác phẩm? 
GV: Các giá trị của tác phẩm?
HS dựa vào sgk trả lời.
Hoạt động 2:Đọc hiểu văn bản
GV: Yêu cầu hs đọc và tóm tắt đoạn trích.
.
GV: Tìm bố cục của đoạn trích?
Gv nêu các câu hỏi để hs thảo luận tìm hiểu về nhân vật Trương Phi:
GV: Qua hiểu biết về tác phẩm và độc đoạn trích này, em buớc đầu hiểu gì về nhân vật Trương Phi?
Hs nêu cách cảm nhận, đánh giá khái quát.
Gv nhận xét, bổ sung: Trương Phi là một trong ngũ hổ tướng của Lưu Bị, một anh hùng lừng lẫy thời Tam Quốc, mình cao tám thước, đầu báo mắt tròn, râu hùm hàm én, tiếng như sấm động. Tính cách nổi bật là nóng nảy (thành ngữ: nóng như Trương Phi, tính Trương Phi), ngay thẳng, ko ít lần tỏ ra khôn ngoan, mưu trí và là người rất phục thiện.Trương Phi cũng có hạn chế là bộc trực đến thô lỗ, nghiện rượu.
GV:Khi nghe Tôn Càn nói việc Quan Công dẫn hai chị đến thành của mình, Trương Phi có những phản ứng, hành động ntn? Nó cho thấy tính cách gì của Trương Phi? Vì sao Trương Phi lại có những cử chỉ và hành động như vậy?
GV: Trương Phi đã buộc tội Quan Công ntn? Tại sao Trương Phi ko nghe lời thanh minh cho Quan Công của Tôn Càn, Cam phu nhân và Mi phu nhân?
GV: Việc Sái Dương xuất hiện đóng vai trò gì? Đây là chi tiết tình cờ, ngẫu nhiên hay có sự xếp đặt của tác giả?
HS thảo luận khoảng 5p, sau đó đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.
GV: Nhưng tại sao khi đầu Sái Dương đã rơi mà Trương Phi vẫn còn nghi ngờ, vẫn chưa chịu nhận anh? Trương Phi còn làm những việc gì để nhận rõ sự thực về Quan Công? Chi tiết Trương Phi khóc, lạy Vân Trường cho ta biết thêm tính cách gì của Trương Phi?
GV: Tính cách, phẩm chất nổi bật của Trương Phi qua đoạn trích?
Gv nêu câu hỏi để hs thảo luận: 
- Quan Công rơi vào hoàn cảnh bất ngờ và khó khăn ntn? Vì sao nói đây là cửa quan thứ 6 với viên tướng thứ 7 đặc biệt nhất? Vì sao Quan Công chỉ một mực né tránh mũi mâu và thanh minh trong sự lúng túng?
- Vì sao Quan Công chẳng nói chẳng rằng, xông vào, chưa hết một hồi trống đã chém rơi đầu Sái Dương? Ý nghĩa biểu đạt của hành động đó? (cho thấy nét đẹp nào ở ông?) 
- Vì sao có thể đặt tên cho đoạn trích là Hồi trống Cổ Thành? (Những ý nghĩa đặc biệt của hồi trống Cổ Thành?) 
HS suy nghĩ, trả lời.
Yêu cầu hs đọc và học phần ghi nhớ. 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả La Quán Trung(1330-1400):
- Tên: La Bản, hiệu: Hồ Hải tản nhân.
- Quê: Thái Nguyên (Sơn Tây- Trung Quốc).
- Con người: tính cách cô độc, lẻ loi, thích ngao du.
- Viết nhiều tiểu thuyết dã sử.
2. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa:
- Nguồn gốc và quá trình hình thành tác phẩm:
+ La Quán Trung căn cứ vào lịch sử, các truyện kể dân gian (thoại bản), kịch dân gian đế sáng tạo.
+ Đến đời Thanh (1644-1911), Mao Tôn Cương nhuận sắc, chỉnh lí, viết các lời bình thành 120 hồi lưu truyền đến ngày nay.
- Tóm tắt:(sgk).
- Giá trị: 
+ Có giá trị lịch sử, quân sự.
+ Giá trị nội dung:
 -Phơi bày cục diện chính trị xã hội Trung Hoa cổ đại- một giai đoạn cát cứ phân tranh, chiến tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân cực kì khốn khổ
- Nguyện vọng hòa bình, thống nhất, ổn định của nhân dân.
- Tư tưởng ủng Lưu phản Tào.
+ Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể truyện theo trình tự thời gian (đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử).
- Xây dựng các nhân vật đặc sắc.
 - Chọn lọc được nhiều sự việc li kì, hấp dẫn (hồi trống Cổ Thành, tam cố thảo lư,...)
- Nghệ thuật tả các trận chiến đấu rất đa dạng, phong phú.
3. Vị trí đoạn trích:
- Thuộc hồi 28 của tác phẩm.
- Có tiêu đề là hai câu thơ: Chém Sái Dương anh em hòa giải- Hồi Cổ Thành tôi chúa đoàn viên.
II. Đọc- hiểu:
1.Đọc.
2. Tóm tắt đoạn trích:
Quan Công dẫn hai chị chạy đến Cổ Thành, được nhân dân địa phương cho biết Trương Phi đã chiếm được thành, mộ quân tậu ngựa, chứa cỏ tích lương, ông rất mừng rỡ, sai Tôn Càn vào báo tin cho Trương Phi thân ra đón. Tôn Càn y lời vào thành gặp Trương Phi. Nghe Tôn Càn nói xong, Trương Phi chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc. Gặp Trương Phi, Quan Công vô cùng mừng rỡ. Nhưng Trương Phi nghi ngờ Quan Công đã hàng Tào, Bội nghĩa vườn đào nên vác mâu xông tới đâm Quan Công mặc cho hai chị có can ngăn. Quan Công nhún nhường giải thích nhưng vô hiệu. Một toán quân mã của Tào Tháo xuất hiện càng làm Trương Phi ngờ vực. Quan Công đã quyết lấy đầu Sái Dương- viên tướng cầm đầu toán quân ấy- trong thời gian Trương Phi gióng ba hồi trống. nhưng chưa dứt một hồi trống, Quan Công đã lấy được đầu Sái Dương. Quan Công lại bắt một tên lính quân Tào kể lại đầu đuôi sự việc cho Trương Phi nghe. bấy giờ Trương Phi mới tin lời Quan Công. Trương Phi mời hai chị vào thành, nghe họ kể lại mọi việc Quan Công đã trải qua, khóc và thụp lạy Vân Trường.
3.Tìm hiểu đoạn trích:
* Bố cục: 2 phần.
P1: Mâu thuẫn giữa Trương phi và Quan Công.
P2: Chém Sái Dương, mâu thuẫn, hiểu lầm được hóa giải, anh em đoàn tụ.
a. Hình tượng nhân vật Trương Phi:
- Phản ứng của Trương Phi khi nghe xong lời Tôn Càn:
+ Chẳng nói chẳng rằng.
+ Mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân đi tắt qua cửa Bắc.
+ Mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.
" Các phản ứng khác thường.
" 11 động từ miêu tả những động tác hết sức khẩn trương, dứt khát, quyết liệt đr biểu thị thái độ rõ ràng, kiên quyết, tính cách cương trực đến nóng nảy.
- Nguyên nhân:
+ Do tin tức ko thông, Trương Phi chưa biết rõ sự thật.
+ Nghi ngờ Quan Công đã bội nghĩa.
+ Do tính cách bộc trực, ngay thẳng và quan điểm riêng (trung thần thà chịu chết chứ ko chịu nhục, đại trượng phu ko thờ hai chủ) nên Trương Phi ko đủ bình tĩnh và độ sâu sắc để lí giải tại sao Quan Công nhún mình nương nhờ Tào Tháo.
" Trong mắt Trương Phi, Quan Công là kẻ phản bội lời thề kết nghĩa vườn đào cùng nhau giúp nhà Hán. Trương Phi ko hiểu và ko chấp nhận những viêc Quan Công đã làm. Trương Phi đinh ninh rằng giờ Quan Công dang vâng lệnh Tào Tháo đến lừa bắt mình để lập công nên đã đối xử với người anh kết nghĩa như kẻ thù.
- Lời buộc tội Quan Công của Trương Phi:
+ Xưng hô: xưng “tao” (3 lần)- gọi Quan Công là “mày” (5 lần), “nó” (3 lần), “thằng” (1 lần)" cách xưng hô đầy khinh bỉ như với kẻ thù.
+ Các tội của Quan Công theo Trương Phi: bỏ anh, hàng Tào, được phong hầu tứ tước, lừa em.
" Hai chị dâu và Tôn Càn càng thanh minh lại càng như đổ dầu vào lửa giận của Trương Phi. Bởi Trương Phi cho rằng Quan Công là “thằng phụ nghĩa”, lừa cả hai chị và đến Cổ Thành là định bắt mình dâng nộp Tào Tháo.
- Việc Sái Dương xuất hiện:
+ Hợp với lôgic của tác phẩm: Quan Công vừa giết cháu ngoại của Sái Dương là Tần Kì bên bờ Hoàng Hà khiến y đuổi theo báo thù. Thêm nữa, y từu lâu vốn ko phục Quan Công, từng nhiều lần xin Tào Tháo cho lệnh đuổi theo, chặn bắt Quan Công.
+ Làm mối nghi ngờ của Trương Phi càng tăng lên " đẩy mâu thuẫn, hiểu lầm giữa hai nhân vật lên đỉnh điểm và kết thúc hứng thú. Bởi Quan Công đã nhờ đó mà đề xuất một cách thanh minh độc đáo: chém Sái Dương để tỏ lòng trung nghĩa.
- Khi Quan Công đã chém đầu Sái Dương:
+ Trương Phi vẫn chưa tin hẳn.
+ Hỏi kĩ tên lính bị bắt chuyện về Quan Công ở Hứa Đô- một nhân chứng khách quan " vẫn chưa tỏ rõ thái độ.
+ Nghe lời kể của hai chị dâu " khóc, thụp lạy Vân Trường.
" Tính cách: thận trọng, khôn ngoan, trung nghĩa và hết lòng phục thiện.
*Tính cách, phẩm chất nổi bật của Trương Phi qua đoạn trích: Dũng cảm, cương trực, trung nghĩa, nóng nảy đến thô lỗ mà lại thận trọng, khôn ngoan, hết lòng phục thiện
b. Nhân vật Quan Công:
 Gặp Trương Phi ở Cổ Thành- cửa quan thứ 6, viên tướng thứ 7 với Quan Công.
" Thử thách lòng trung nghĩa.
" Bày tỏ sự trong sáng, tình nghĩa vườn đào thiêng liêng.
- Đối mặt với người em kết nghĩa,Quan Công cần thanh minh rõ lòng mình, ko thể dùng vũ khí " chỉ một mực né tránh mũi mâu và thanh minh trong sự lúng túng.
- Việc chém Sái Dương là cách thanh minh thuyết phục nhất của Quan Công với Trương Phi 
" Quan Công chẳng nói chẳng rằng, xông vào, chưa hết một hồi trống đã chém rơi đầu Sái Dương.
" Tài năng phi thường và lòng trung nghĩa của Quan Công.
3. Âm vang hồi trống Cổ Thành:
Những ý nghĩa đặc biệt của hồi trống Cổ Thành:
- Mang tính chất thử thách để đoàn tụ anh em.
- Giải nghi với Trương Phi.
- Minh oan với Quan Công.
- Là biểu tượng của lòng trung nghĩa, tinh thần dũng cảm.
-Thể hiện rõ tính cách của Trương Phi, tài năng và lòng trung nghĩa của Quan Công.
- Tạo nên ko khí chiến trận hào hùng, ý vị hấp dẫn đặc biệt của tác phẩm.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (sgk).
II. Hướng dẫn hs củng cố, luyện tập
giá trị của tác phẩm: nhân vật trong truyện đã trở thành đại diện cho một hạng người...
cho hs nhận xét về cái hay, cái dở trong tính cách của 2 nv từ đó có lối sống cho phù hợp
III.hướng dẫn hs tự học :
Tại sao nói: Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt,mất hết ý vị Tam quốc?
soạn bài tiếp theo
IV. Tài liệu tham khảo
-Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10,tập 2
-Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,kỹ năng Ngữ văn 10.
-Bài tập Ngữ văn 10 – tập 2.
VI. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTuan_26_Hoi_trong_co_Thanh.doc