Giáo án Ngữ văn 10 học kỳ 2

NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

Bài tập về ngữ âm và chữ viết:

a) Hãy phát hiện lỗi chữ viết (chính tả) và chữa lại cho đúng.

b) Đọc đoạn hội thoại giữa một người cháu ở thành phố với một người bác ở nông thôn ra chơi và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân (xem đoạn hội thoại - SGK)

a)

- "Giặc”: sai chữ ghi phụ âm cuối, chữa lại thành "giặt”.

- "Dáo": sai chữ ghi phụ âm đầu, chữa lại thành "ráo”.

- "Lẽ”, "đỗi”: viết sai dấu thanh, chữa lại thành "lẻ”, "đổi”.

b) Người bác phát âm theo giọng địa phương nên có nhiều âm khác với cách phát âm chung trong ngôn ngữ toàn dân:

- Dưng mờ = nhưng mà.

- Bẩu = bảo.

- Mờ = mà.

 

docx112 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 học kỳ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công tìm kiếm, lưu chép cho hậu thế đến 15 cuốn (trên thực tế chỉ còn 6 cuốn) về thi ca các triều đại trước Lê sơ. Sau này nhiều nhà sưu tầm, nghiên cứu khác từ cổ đến cận, hiện và đương đại cũng đã phải dựa vào đó rất nhiều để tiếp tục bồi đắp vốn văn chương cổ. Do đó, ngoài ý nghĩa văn học sử, Trích diễm thi tập còn có ý nghĩa to lớn đối với văn hóa, văn hiến nước nhà.
Trước hết, tác giả nêu bật được một quan niệm về thơ bằng cách dùng hình ảnh so sánh thú vị: “Đối với thơ ca, người xưa thường ví với nem chả, hoặc ví với gấm vóc. Nem chả là vị rất ngon ở đời, gấm vóc là mầu rất đẹp ở đời. Phàm người có miệng, có mắt, ai cũng quý trọng, mà không vứt bỏ khinh thường. Có điều là: sắc đẹp của thơ lại ở ngoài mọi sắc đẹp, mắt thường không thấy được; cũng vậy, vị ngon của thơ lại ở ngoài mọi vị ngon, miệng thường không nếm thấy. Chỉ có thi nhân mới có thể thấy được sắc đẹp đó, nếm được vị ngon đó”. Như thế Hoàng Đức Lương cho rằng thơ là phải đẹp, mà phải “ở ngoài mọi sắc đẹp”, nghĩa là cái đẹp thông thường theo quan niệm của người đời là không thể so được.. Vậy, vẻ đẹp của thơ phải là vẻ đẹp mang tính vĩnh cửu, nó không bị biến chất, không bị mọi thứ tư duy thông thường xâm thực. Thơ không theo quy luật chung của cái đẹp thông thường. Thơ đã thế, người làm ra thơ cũng là loại người đặc biệt khác thường mới có thể “thấy” và “nếm” được thơ. Ở đây, theo quan niệm của Hoàng Đức Lương thì thi nhân vừa là người sáng tác, vừa là người thưởng thức, phê bình. Quan niệm như thế nên khi làm sách Hoàng Đức Lương chỉ Trích diễm, tức là chỉ chọn lựa cái hay, cái đẹp. Xem qua có vẻ như tác giả đã “tuyệt đối hóa” vai trò của thơ và của thi nhân, nhưng ngẫm kỹ thì dường như ông đã có lý. Thơ đối với cổ nhân đúng là một địa hạt đặc biệt, sau này Ngô Thì Sĩ cũng cho rằng kẻ phàm không vào thơ được.Hơn nữa, quan niệm của Hoàng Đức Lương còn tiến một bước xa trên con đường nhận thức thơ. Khi viết Tựa cho Việt âm thi tập vào năm 1433,
Nhưng rõ ràng, cạnh việc nói chí thì thơ bao giờ cũng là địa hạt của xúc cảm thẩm mĩ, của cái đẹp. Có thể Hoàng Đức Lương còn đi xa hơn cả quan niệm của chúng ta hiện nay khi ông cho rằng cái đẹp của thơ còn “ở ngoài mọi sắc đẹp” như đã nói trên.
Tiếp theo, bài Tựa còn đưa ra quan niệm về sự tiếp nhận, lưu truyền văn học, về thi học và phần nào là vấn đề tự do văn học. Sự tiếp nhận văn học, nói như ngôn từ hiện nay, thì ở người xưa là việc thẩm bình, cái mà tác giả đã gọi là nếm và thấy. Tức là yêu cầu người tiếp nhận phải có cả năng khiếu và năng lực, cũng có ý chỉ người tiếp nhận phải ở một trình độ cao, phải có một tầm đón nhận tương xứng. Biết sáng tác thơ và hiểu thơ là khó, nhưng tác giả vẫn muốn công việc sưu tập của mình “cốt được truyền bá rộng” di sản thơ Lý - Trần. Hẳn là có khao khát muốn bồi bổ, nâng cao năng lực tư duy, năng lực thẩm mĩ cho các thế hệ người đọc bằng thơ. Khái niệm thi học mà Hoàng Đức Lương dùng có ý chỉ cách học, phép làm thơ, nhưng cũng có thể hiểu là việc nghiên cứu tìm hiểu thi ca (Đức Lương thi học duy thị Đường chi bách gia - Thi học của Đức Lương tôi, duy chỉ dựa vào các thi gia đời Đường). Lê Quý Đôn rất tinh tường khi nói về Hoàng Đức Lương là người cực thích thi học (“khốc hiếu thi học”). Do đó, có thể thấy ngay từ thế kỷ XV, Hoàng Đức Lương đã nói đến vấn đề thi học, một trong những vấn đề cốt tử của thi ca. Khái niệm thi học bấy giờ nghĩa có thể chưa rộng như ngày nay, nhưng quả là cái gốc rễ thì đã thấy rõ. Bài Tựa cũng nêu ra một thực tế: “Qua sách vở thời Lý - Trần truyền lại đến ngày nay, chỉ thấy sách nhà chùa là nhiều. Thật ra, đâu có phải vì các nhà Nho học không giỏi bằng các nhà Phật học. Mà chính là trong nhà chùa không có sự cấm đoán in sách, cho nên mới có bản khắc truyền về sau.
Còn thơ ca của các nhà Nho nếu như chưa được nhà vua cho phép, thì không được in ra để lưu hành” . Đó là sự chặt chẽ và lề luật quá nghiêm khắc đương thời. Toàn bộ thơ văn phải qua tay kiểm duyệt của một ông vua. Mặc dù nhà vua có cả một đội ngũ để giúp việc, nhưng việc “dắt bò qua cổ chai” đó đã khiến thơ văn mất hẳn sinh sắc. Người sáng tác lúc nào cũng nơm nớp húy phạm, nơm nớp câu chuyện “văn tự ngục”.
NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
Bài tập về ngữ âm và chữ viết:
a) Hãy phát hiện lỗi chữ viết (chính tả) và chữa lại cho đúng.
b) Đọc đoạn hội thoại giữa một người cháu ở thành phố với một người bác ở nông thôn ra chơi và phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân (xem đoạn hội thoại - SGK) 
a)
- "Giặc”: sai chữ ghi phụ âm cuối, chữa lại thành "giặt”.
- "Dáo": sai chữ ghi phụ âm đầu, chữa lại thành "ráo”.
- "Lẽ”, "đỗi”: viết sai dấu thanh, chữa lại thành "lẻ”, "đổi”.
b) Người bác phát âm theo giọng địa phương nên có nhiều âm khác với cách phát âm chung trong ngôn ngữ toàn dân:
- Dưng mờ = nhưng mà.
- Bẩu = bảo.
- Mờ = mà. 
Bài tập về từ ngữ:
a) Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu sau (SGK)
b) Lựa chọn những câu dùng từ đúng.
a) - Dùng từ sai do không hiểu nghĩa: "chót lọt”; chữa lại là:"chót”.
- Nhầm lẫn từ Hán Việt gần âm, gần nghĩa: "truyền tụng", cần chữa lại là "truyền thụ” hoặc "truyền đạt”.
- Sai về kết hợp từ, chỉ có thể nói hoặc viết là "mắc các bệnh truyền nhiễm”, không thể nói hoặc viết là "chết các bệnh truyền nhiễm”. Cần chữa là: "số người mắc và chết vì các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần”.
- Sai về kết hợp từ: "bệnh nhân được pha chế điều trị” là sai; phải nói hoặc viết là "bệnh nhân được điều trị” mới đúng. Có thể chữa lại là "Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa dược đã pha chế”.
b)
+ Các câu thứ hai, thứ ba, thứ tư đúng.
+ Câu thứ nhất sai từ "yếu điểm”, chữa thành "điểm yếu".
+ Câu thứ năm sai từ "linh động”, chữa thành "sinh động”.
Bài tập về ngữ pháp:
a) Phát hiện và sửa lỗi về ngữ pháp trong những câu sau (SGK).
b) Lựa chọn những câu văn đúng trong các câu sau.
c) Từng câu trong đoạn văn sau đều đúng, nhưng đoạn văn vẫn không có được tính thống nhất, chặt chẽ. Hãy phân tích lỗi và chữa lại (Xem SGK).
a) - Ở câu thứ nhất, người viết không phân định rõ các thành phần trạng ngữ và chủ ngữ. Kiểu sai này có những cách chữa như sau:
+ Cách thứ nhất: bỏ từ "Qua” ở đầu câu.
+ Cách thứ hai: bỏ từ "của” và thay vào đó bằng dấu phảy.
+ Cách thứ ba: bỏ các từ "đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy.
- Ở câu thứ hai, cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài mà chưa đủ các thành phần chính. Kiểu sai này có những cách chữa như sau:
+ Thêm chủ ngữ thích hợp, ví dụ "Đó là lòng tin tưởng........."
+ Thêm vị ngữ thích hợp, ví dụ "Lòng tin tưởng.......... đã được biểu hiên trong tác phẩm”.
b) Câu đầu sai vì không phân định rõ thành phần phụ ở đầu câu với chủ ngữ. Các câu sau đều đúng.
c) Cả đoạn văn không có câu nào sai nhưng cái sai của đoạn văn chủ yếu lại ở mối liên hệ, sự liên kết giữa các câu. Các câu lộn xộn, thiếu lôgic. Cần sắp xếp lại các câu, các vế câu và thay đổi một số từ ngữ để ý của đoạn mạch lạc, phát triển hợp lí. Có thể chữa như sau:
Thuý Kiều và Thuý Vân đều là con gái của ông bà Vương Viên Ngoại. Họ sống êm đềm dưới một mái nhà, hoà thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều xinh đẹp tuyệt vời. Thuý Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thuý Vân có nét đẹp đoan trang, thuỳ mị. Về tài thì Kiều hơn hẳn Thuý Vân nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.
Bài tập về phong cách ngôn ngữ:
a) Phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ.
b) Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sing hoạt trong đoan trích Chí Phèo của Nam Cao (SGK).
a)
- Từ "hoàng hôn” dùng trong biên bản một vụ tai nạn giao thông (thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính) là không phù hợp vì từ này thường dùng cho văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Cần thay bằng "buổi chiều”.
- Cụm từ "hết sức là” thường dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Đây là văn bản nghị luận nên dùng cụm từ này là không phù hợp phong cách. Cân thay bằng "rất” hoặc "vô cùng” có ý nghĩa chỉ mức độ tương đương.
b)Trong lời thoại của Chí Phèo có nhiều từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Các từ xưng hô: "bẩm”, "cụ”, "con”.
- Các thành ngữ: "trời tru đất diệt”, "thước đất cắm dùi”.
- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: "sinh ra", "có dám nói gian”, "quả”, "về làng về nước”, "chả làm gì nên ăn”,... 
 Những từ ngữ và cách nói như trên không thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị vì đơn đề nghị thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, lời lẽ, câu văn phải thể hiện tính trang trọng. Chẳng hạn câu của Chí Phèo "con có dám nói gian thì trời chu đất diệt” nếu trong lá đơn thì phải viết là "tôi xin cam đoan điều đó là đúng sự thật”.
Bài tập 1: Trong câu tục ngữ "Chết đứng còn hơn sống quỳ", các từ "đứng" và "quỳ" được sử dụng theo nghĩa như thế nào? Việc sử dụng như thế làm cho câu tục ngữ có tính hình tượng và giá trị biểu cảm ra sao?
Trong câu tục ngữ, các từ "đứng" và "quỳ" được dùng với nghĩa chuyển. Chúng không dùng để biểu thị các tư thế của thân thể con người mà theo lối ẩn dụ để biểu hiện nhân cách, phẩm giá. "Chết đứng" là chết một cách hiên ngang, có khí phách. "Sống quỳ" là sống quỵ luỵ, hèn nhát. Phép chuyển nghĩa này đã cụ thể hoá những điều trừu tượng, vì vậy cách diễn đạt trở nên hình tượng và biểu cảm.
Bài tập 2: Phân tích hiệu quả biểu đạt của việc dùng ẩn dụ và so sánh trong câu sau: Chúng ta luôn nằm trong lòng chiếc nôi xanh của cây cối, đó là cái máy điều hoà khí hậu của chúng ta.
Các cụm từ "chiếc nôi xanh", "cái máy điều hoà khí hậu" đểu biểu thị cây cối nhưng mang tính hình tượng và biểu cảm hơn. Chiếc nôi và cái máy điều hoà đều là những vật thể mang lại những lợi ích cho con người. Dùng chúng để biểu hiện cây cối khiến cho câu văn vừa mang tính cụ thể, hình tượng vừa tạo được cảm xúc thẩm mĩ.
Bài tập 3: (SGK)
Đoạn văn dùng phép điệp, phép đối đồng thời có nhịp điệu khoẻ khoắn, mạnh mẽ tạo cho lời kêu gọi âm hưởng hùng hồn vang dội, tác động mạnh mẽ đến người đọc, người nghe.
Bài tập 4: Lựa chọn những từ ngữ viết đúng trong các trường hợp sau (SGK).
Những từ ngữ được in đậm là những từ ngữ viết đúng: bàn hoàng/ bàng hoàng; chất phát/ chất phác; bàng quan/ bàng quang; lãng mạn/ lãng mạng; hiu trí/ hưu trí; uống riệu/ uống rượu; trau chuốt/ chau chuốt; lồng làn/ nồng nàn; đẹp đẽ/ đẹp đẻ; chặc chẻ/ chặt chẽ.
Bài tập 5: Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của từ "lớp" (thay cho từ "hạng") và của từ "sẽ" (thay cho từ "phải") trong bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (trong bản thảo Di chúc, lúc đầu dùng các từ "hạng", "phải", sau đó gạch bỏ) (Văn bản trích, xem SGK).
- Từ "lớp" phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ, không có nét nghĩa xấu nên phù hợp với câu văn này. Từ "hạng" phân biệt người theo phẩm chất xấu, tốt, mang nét nghĩa xấu khi dùng với người nên không phù hợp.
- Từ "phải" mang nét nghĩa bắt buộc, cưỡng bức nặng nề không phù hợp với sắc thái nghĩa nhẹ nhàng, vinh hạnh của việc "đi gặp các vị cách mạng đàn anh", còn từ "sẽ" có nét nghĩa nhẹ nhàng phù hợp hơn. Do đó, câu văn này cần dùng từ "sẽ"
Bài tập 6: Phân tích chỗ đúng, sai của các câu trong đoạn văn và của đoạn văn (xem đoạn văn trong SGK).
Các câu trong đoạn văn đều nói về tình cảm của con người trong ca dao, nhưng vẫn có những lỗi sau:
- ý của câu đầu và các câu sau không nhất quán. Câu đầu nói về tình yêu nam nữ, những câu sau lại chỉ nói về những tình cảm khác.
- Quan hệ thay thế của đại từ "họ” ở câu 2 và câu 3 không rõ.
- Một số từ ngữ diễn đạt không rõ ràng.
Đoạn văn có thể chữa lại như sau:
Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ là nhiều nhất nhưng số bài thể hiện những tình cảm khác cũng không phải ít. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn nhau cắt rốn. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.
Bài tập 7: Phân tích tính hình tượng và tính biểu cảm của câu văn sau:
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. (Theo Anh Đức- Hòn Đất)
Tính hình tượng và tính biểu cảm của câu văn được tạo nên bởi:
- Cách dùng quán ngữ tình thái: "biết bao nhiêu".
- Cách dùng từ ngữ miêu tả âm thanh và hình ảnh: "oa oa cất tiếng khóc đầu tiên".
- Dùng hình ảnh ẩn dụ: "quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”.
Câu văn được tở chức một cách mạch lạc, mang tính chuẩn mực vừa có tính nghệ thuật cao.
TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
Bài tập 1: Đọc văn bản Nhà sàn (SGK) và thực hiện các bước tóm tắt (SGK).
a) Văn bản Nhà sàn thuyết minh về một ngôi nhà sàn, một công trình xây dựng gần gũi, quen thuộc của bộ phận khá lớn người miền núi nước ta và một số dân tộc khác ở khu vực Đông Nam á.
Đại ý của văn bản: thuyết minh về kiến trúc, nguồn gốc và những tiện ích của ngôi nhà sàn.
b) Văn bản có bố cục ba phần:
* Mở bài (từ đầu đến "...văn hoá cộng đồng."): Định nghĩa về nhà sàn và mục đích sử dụng của ngôi nhà sàn.
* Thân bài (từ "Toàn bộ ..." đến "... là nhà sàn"): Thuyết minh về cấu tạo, nguồn gốc và công dụng của nhà sàn.
* Kết bài (tiếp theo đến hết): đánh giá, ngợi ca vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nhà sàn ở Việt Nam xưa và nay.
c) Văn bản Nhà sàn có thể tóm tắt như sau:
 Nhà sàn là công trình kiến trúc dùng để ở hoặc với những mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên, nhiều cột chống. Không gian nhà sàn gồm mặt sàn, gầm sàn, ba khoang lớn nhỏ, hai bên cầu thang... được sử dụng vào những mục đích sinh hoạt, ăn ở, tiếp khách... khác nhau. Nhà sàn xuất hiện ở miền núi Việt Nam và khu vực Đông Nam á từ thời Đá mới. Nhà sàn có nhiều tiện ích, vừa phù hợp với địa bàn cư trú vừa tận dụng nguyên liệu vừa giữ vệ sinh... Nhà sàn ở miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật, thẩm mĩ cao, đã và đang là đối tượng hấp dẫn khách du lịch.
Bài tập 2: Anh (chị) hãy nêu cách tóm tắt một văn bản thuyết minh.
Nói chung, việc tóm tắt một văn bản thuyết minh có thể tiến hành theo các bước:
- Trước hết cần xác định mục đích và yêu cầu tóm tắt.
- Đọc kĩ văn bản gốc để nắm vững nội dung văn bản gốc, lưu ý những nội dung chính cần đưa vào văn bản tóm tắt.
- Diễn đạt nội dung tóm tắt thành đoạn hoặc bài tuỳ theo yêu cầu và mục đích tóm tắt.
Bài tập 3: Đọc phần Tiểu dẫn bài "Thơ hai-cư của Ba-sô" (Ngữ văn 10, tập 1) và thực hiện các yêu cầu:
a) Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản.
b) Tìm bố cục của văn bản.
c) Viết đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư.
a) Đối tượng thuyết minh của văn bản phần Tiểu dẫn bài Thơ hai-cư của Ba-sô là:
- Tiểu sử, sự nghiệp của nhà thơ Ma-su-ô Ba-sô.
- Những đặc điểm của thể thơ hai-cư.
b) Bố cục của văn bản chia thành hai phần:
- Phần một (từ đầu đến "... M.Si-ki (1867 - 1902)”): Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ma-su-ô Ba-sô.
- Phần hai (tiếp theo đến hết): Thuyết minh về đặc điểm của thơ hai-cư.
c) Đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư:
 Thơ hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất nhưng vẫn ngắt làm ba đoạn. Mỗi bài thơ đều có một tứ thơ nhất định, tả phong cảnh để khơi gợi cảm xúc, suy tư. Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông. Cảm thứ thẩm mĩ của hai-kư rất cao và tinh tế. Hai-cư không dùng nhiều tính từ và trạnh từ để cụ thể hoá sự vật mà thường chỉ dùng những nát chấm phá, gợi chứ không tả, tạo nên nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Thơ hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hoá nhân loại.
Bài tập 4: Đọc văn bản "Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội" (SGK) và thực hiện các yêu cầu:
a) Xác định văn bản thuyết minh vấn đề gì? So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, đối tượng và nội dung thuyết minh của Lương Quỳnh Khuê có gì khác?
b) Văn bản gồm mấy đoạn? Nêu đại ý mỗi đoạn.
c) Viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.
a) Văn bản "Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội" thuyết minh về một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội - đền Ngọc Sơn. 
So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, văn bản này vừa khác ở đối tượng (một thắng cảnh), vừa khác ở nội dung (tập trung vào những đặc điểm kiến trúc và ngợi ca vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn đồng thời bày tỏ tình yêu, niềm tự hào đối với di sản văn hoá của dân tộc).
b) Văn bản có thể chia làm ba phần: 
* Phần mở đầu (từ đầu đến "... bài thơ trữ tình"): Giới thiệu vị trí và đặc điểm bao quát của kiến trúc đền Ngọc Sơn.
* Phần thân bài (tiếp theo đến "... cái đẹp và cái thiện"): Thuyết minh cụ thể quá trình xây dựng, tôn tạo, qui mô kiến trúc đền Ngọc Sơn, một danh thắng vừa mang dấu ấn tâm linh vừa thể hiện tình yêu cái đẹp và cái thiện của người Hà Nội.
* Phần kết (tiếp theo đến hết): Nhấn mạnh vẻ đẹp nên hoạ, nên thơ khơi nguồn cảm hứng không cạn của đền Ngọc Sơn.
c) Đoạn văn tóm tắt cảnh Tháp Bút, đài Nghiên có thể viết như sau:
Tháp Bút, Đài Nghiên (hình tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng khi đến thăm dền Ngọc Sơn) là biểu tượng của trí tuệ văn hoá. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ "tả thanh thiên" (viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng dẫn tới Đài Nghiên. Gọi là "Đài Nghiên" bởi cổng mang hình tượng "cái đài" đỡ "nghiên mực" hình trái đào tạc bằng đá, đặt trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa "ao nghiên, ruộng chữ". Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi toạ lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.
HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
(Trích Tam quốc diễn nghĩa)
 La Quán Trung
Bài tập 1: Đọc Tiểu dẫn và cho biết những nét cơ bản về La Quán Trung, tiểu thuyết Minh Thanh và Tam quốc diễn nghĩa?
La Quán Trung xuất thân trong một gia đình quí tộc cuối Nguyên đầu Minh, từng nuôi chí phò vua, giúp nước, gặp cơ đất nước đổi mới (triều Minh), ông dồn sức đọc và biên soạn các công trình từng ấp ủ, nghiên cứu lịch sử 100 năm xâu xé, phân hợp của các tập đoàn phong kiến Trung Quốc để viết nên bộ tiểu thuyết đồ sộ: Tam quốc diễn nghĩa.
Bài tập 2: Tóm tắt tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa Nêu vị trí đoạn trích, những chi tiết quan trọng trước đoạn trích học. Tóm tắt đoạn trích Hối trống Cổ thành.
- Tóm tắt tác phẩm: (SGK).
- Vị trí đoạn trích học: nửa sau hồi 28.
- Trước đoạn trích: Sau thất thủ Từ Châu, Lưu Bị chạy sang Hà Bắc nương nhờ Viên Thiệu, Quan Vũ túng thế phải ở với Tào Tháo nhưng với điều kiện nếu biết Lưu Bị ở đâu, sẽ lập tức ra đi. Khi nghe tin Lưu Bị ở với Viên Thiệu, Quan Vũ đã bỏ Tào, vượt năm cửa ải chém sáu tướng Tào (trong đó có Tần Kỳ, cháu Sái Dương).
Trên đường đưa hai chị về với Lưu Bị, Quan Vũ bất ngờ gặp Trương Phi ở Cổ Thành.
 - Tóm tắt đoạn trích: Nghe tin Quan Vũ cùng hai chị đến, Trương Phi do hiểu nhầm và nóng nảy, lên ngựa quyết chiến với Quan Vũ. Tình cờ gặp lúc Sái Dương đuổi theo Quan Vũ để trả thù cho cháu, sự việc càng làm cho Trương Phi nghi ngờ. Hai anh em Quan- Trương đối chất. Trương Phi ra điều kiện bắt Quan Vũ phải lấy đầu Sái Dương để chứng minh. Trương giang tay giục trống. Quan Công lấy đầu Sái Dương như trở bàn tay. Nghe hai chị và tên lính nói, Trương Phi khóc lạy Quan Công.
Bài tập 3: Hãy phân tích tính cách, phẩm chất của Trương Phi và Quan Vũ qua đoạn trích.
- Tính cách Trương Phi nóng nảy, cương trực, nhưng ngay thẳng, đường hoàng, trung thực. Đó là tính cách của một võ tướng và một đấng trượng phu được cụ thể hoá trong một cá tính hồn nhiên, bộc trực. Tính cách đó còn thể hiện phẩm chất của Trương Phi là một người trọng nghĩa khí, giàu tình cảm...
Dẫn chứng: Khi nghe Tôn Càn nói Vân Trường đưa hai chị đến. "Trương Phi không nói không rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu, lên ngựa... mắt trợn tròn xoe râu hùm vểnh ngược, hò hết như sấm...". Trương Phi xưng hô "mày - tao" và đòi tử chiến, rồi ra điều kiện và giang tay giục trống...
Trong đoạn trích này, sự hung hăng, nóng nảy của Trương Phi dễ được cảm thông vì sự “hồn nhiên”, xuất phát từ tấm chân tình và lòng trung thực. Cho nên, khi Quan Vũ chứng minh lòng trung thực của mình, chém đầu Sái Dương rơi xuống đất, nhất là khi nghe tên 

File đính kèm:

  • docxGiao_Trinh_Ngu_Van_10_HKII_20150725_035321.docx