Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản - Năm học 2014-2015 - Đinh Hồng Văn

TÌM HIỂU THÊM VỀ CA DAO VIỆT NAM

 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Học sinh nắm được một số đặc điểm riêng biệt về thể loại ca dao Việt Nam trong đó các biện pháp tu từ là những biện pháp nghệ thuật cần thiết làm nên giá trị của van học dân gian.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC , KĨ NĂNG

1. Về kiến thức

 -Hiểu thêm một số nét đặc trưng và thi pháp của ca dao mà sách giáo khoa chưa đề cập.

 -Cách phân loại ca dao

2. Về kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng :

+ phân biệt ca dao với một số thể loại VHDG dễ nhầm lẫn.

+ phân tích thẩm bình một số bài ca dao tiêu biểu

C. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ

GV: giáo án, sách GK, một số bà ca dao tiêu biểu

HS: sưu tầm một số bài ca dao trong dân gian.

 

doc180 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản - Năm học 2014-2015 - Đinh Hồng Văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 , tình nghĩa.
- Tư duy sáng tạo : bình luận , bày tỏ quan niệm cá nhân về tiếng nói yêu thương tình nghĩa , tình cảm yêu thương , chia sẻ , cảm thông của con người Việt Nam trong ca dao.
D-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH , PHƯƠNG PHÁP
 GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
 - Động não : suy nghĩ , phát biểu ý kiến về vẻ đẹp tình yêu , tình nghĩa của con người Việt Nam trong ca dao , từ đó rút ra bài học cho bản thân về cách sống , cách đói nhân xử theestrong cuộc đời.
- Thảo luận , trình bày 1 phút về tình yêu , tình nghĩa của con người Việt Nam trong cuộc sống và bài học cho mỗi cá nhân
G- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 TIẾT 29 ( TIẾT 26 )
 1. Ổn định tổ chức lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh
 ? Phân tích nghệ thuật gây cười qua hai truyện Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dng cần đạt
GV: gọi1 H đọc phần tiểu dẫn SGK
 ? Ca dao là gì? Ca dao có những đặc điểm gì nổi bật về nội dung và nghệ thuật?
Ca dao có những đặc trưng của VHDG, khác với văn học viết....
Gọi HS đọc chùm ca dao. 
Tại sao 3 bài ca dao lại đặt chung vào 1 bài? Xác định chủ đề của các bài ca dao?
GV: đọc bài 1
? Phát hiện và chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau của hai bài ca dao?( Bằng sự hiểu biết về ca dao, em chỉ ra biện pháp NT được sử dụng trong bài 1)
? Đây là lời than thân của ai? 
? Thân em được so sánh với những hình ảnh nào?? Bài ca dao sử dụng h/a gì để than thân?
? Cho Hs thảo luận về những hình ảnh so sánh: tấm lụa đào, ... những hình ảnh đó có giá trị như thế nào trong việc thể hiện chủ đề than thân.
GV: Ca dao có một hệ thống bài ca mở đầu bằng cụm từ “ thân em như...” được xem như lời chung của người phụ nữ trong xã hội cũ.
 ? Tìm những bài ca dao có môtíp tương tự?
Bối cảnh trên , em liên tưởng đến cảnh ngộ và số phận của nhân vật trữ tình như thế nào?
? Vậy giá trị tư tưởng của bài ca dao trên là gì? Qua đó, thấy nét đẹp gì của người phụ nữ xưa?
G: dẫn dắt : thương nhớ vốn là tình cảm khó hình dung nhất là thương nhớ trong tình yêu . Vâỵ mà cũng có khi nó lại được dân gian thể hiện một cách cụ thể trong ca dao. Đó là nhờ cách nói mang tính nghệ thuật cao của ca dao.
? H đọc bài-> hsinh khác nxét.
? Bài thơ làm theo thể thơ gì? Cách đọc?
- Câu 4 chữ: nhanh, dồn dập
- Câu lục bát: chậm
? Em biết những bài cdao nào cũng biểu hiện nỗi nhớ: Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi
Đêm nằm lưng chẳng tới giường
? Xác định kết cấu của bài cdao số 4 ?( Có thể chia làm mấy phần ?Nội dung từng phần? Căn cứ phân chia?)
? Cách biểu hiện nỗi nhớ thương có gì đặc biệt
? Tìm cái hay, cái đặc sắc qua 3 hình ảnh: khăn, đèn , mắt.
? Đọc 1 số câu cdao có h/ả “ khăn” mà em biết.
? Sự lặp lại từ “ khăn” có ý nghĩa gì?
? Trạng thái: rơi, vắt, chùiliên tưởng ntnào về nỗi nhớ?
? Cách phân bố B-T có gì đặc biệt ? Nó có tác dụng gì trong việc biểu đạt nỗi nhớ?
? Sự chuyển biến từ khăn sang đèn có ý nghĩa?
? Hình ảnh “ đèn” được biểu hiện ntnào?
? Tại sao ca dao lại sử dụng h/ả đèn trong việc thể hiện nỗi nhớ?
? Ánh sáng của ngọn đèn không tắt giúp em liên tưởng điều gì?
? Hình ảnh mắt được biểu hiện ntnào?
? Tsao cdao lại sdụng h/ả đôi mắt để biểu hiện nỗi nhớ?
? Em biết câu cdao nào cũng có h/ả đôi mắt?
- Liên hệ thơ ca hiện đại:
+, Anh đứng bên em, em lặng im
 Mắt em lẩn trốn mắt anh tìm
+, Phút biết anh là phút gặp mắt anh nhìn
 Phút hiểu anh cũng là phút ấy
 Vì giếng quá trong nên giếng dễ nhìn thấy đáy.
 Vì mắt quá trong nên mắt nói rất nhiều
 Có lẽ mắt muôn đời vẫn nói hộ lời yêu
 ( Lời của mắt- Lệ Thu)
? Em cảm nhận được gì về cung bậc của nỗi nhớ ?
? Nxét về kiểu câu, cách sdụng từ ngữ qua 10 câu cdao ?
? Cô gái lo phiền vì điều gì ?
? Có phải 1 nỗi lo không? Nỗi lo phiền có phải chỉ của riêng cô gái trong bài cdao này ko?
? Qua cung bậc của nỗi nhớ em có nhận xét gì về tình cảm của cô gái?
? Gọi hsinh đọc bài.
? Đây là lời của ai nói với ai? và nói về điều gì ? ND đó được biểu đạt bằng 1 cách nói độc đáo ntnào? Hãy PT
? Lấy 1 vài VD khác mà em biết
 H đọc bài
? Vì sao khi nói đến tình nghĩa của con người, cdao lại dùng h/ả muối – gừng?
? PT ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm của hai h/ả đó?
? Tìm thêm 1 số câu cdao khác?
Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
? Đặc sắc về nghệ thuật biểu đạ
? Qua chùm bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa em thấy và hiểu gì về đời sống tâm hồn, tình cảm và vẻ đẹp của người lao động xưa?
? Em hãy khái quát lại các cách thức biểu đạt mà các bài ca dao sử dụng?
I. Tìm hiểu chung 
 1. Thể loại ca dao:
- Khái .niệm SGKtrang 19 
- Đặc điểm:
 + Nội dung : Ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ gia đình, xã hội, đất nước. Ca dao là tiếng nói của cộng đồng ...( thiên về trữ tình).
 + Nghệ thuật:
 . Ca dao là tiếng nói chung của cộng đồng
 . Thể thơ: thường là thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.
 . Ngôn ngữ: ngắn gọn, mang đậm sắc thái dân gian.
 . Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ.
- Phân loại: 3 loại SGK
 2. Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa:
 a. Đọc – Chú thích
 b. Chủ đề: Đều nói chung về tình cảm của con người
 - Bài 1: Ca dao than thân
- Bài 4,6: Ca dao yêu thương, tình nghĩa:
 + Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết bồn chồn.
+ Bài 6: Nghĩa tình gắn bó thủy chung của vợ chồng.
II. Đọc –hiểu văn bản:
* Ca dao than thân:
 1. Bài ca dao số 1
 + Mở đầu = cụm từ “thân em như”( So sánh) : Lời than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là tiếng nói, là tình cảm, là lời than thân ngậm ngùi, xót xa; nhấn mạnh, tạo sự chú ý với người tiếp nhận.
 + hình ảnh so sánh, ẩn dụ: tấm lụa đào.
Tấm lụa đào( Lụa hồng rất đẹp và quý)
Gợi ra vẻ đẹp tự nhiên duyên dáng, đầy nữ tính, đáng được trân trọng
Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình( như tấm lụa đào). 
Giữa chợ ( Bối cảnh sử dụng)
 Không nơi bấu víu, bị phụ thuộc hoàn toàn vào người mua, cách sử dụng của từng người mua chúng => Nổi bật lên số phận của người phụ nữ xưa là hoàn toàn phó mặc cho sự may rủi của cuộc đời. Họ không chủ động, không có quyền quyết định hạnh phúc của mình. Nỗi đau xót của nhân vật trữ tình chính là ở chỗ khi người con gái bước vào độ tuổi đẹp nhất thì cũng là lúc họ lại lo cho thân phận , tương lai của họ
=>Bài ca dao nói lên thân phận bị phụ thuộc của người phụ nữ và là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của họ.
* Ca dao yêu thương, tình nghĩa
1, Bài số 4;
a, Nỗi nhớ thương người yêu của cô gái
* Hình ảnh: khăn- đèn- mắt.
- Khăn:
+ Khăn thương nhớ ai- khăn- rơi xuống đất
 vắt lên vai
 chùi nước mắt
 điệp từ, điệp ngữ
=> nỗi nhớ triền miên da diết trải nhiều chiều, nhiều hướng-> không gian 
-> trạng thái bồn chồn ko yên.
- Thanh bằng 16/24-> nỗi nhớ nhẹ nhàng, da diết, đằm sâu nữ tính.
- Đèn: Sự chuyển biến từ không gian sang thời gian
+, Đèn - thương nhớ ai-> nhân hóa
 không tắt-> trằn trọc, cồn cào, da diết, thời gian(ngày->đêm) 
- Mắt: - thương nhớ ai
trực tiếp, cửa sổ tâm hồn ngủ ko yên 
-> nỗi nhớ trào dâng mãnh liệt trong lòng cô gái-> hình tượng hay, đẹp.
- Kiểu câu hỏi-> lặp cấu trúc: nỗi nhớ khôn nguôi, nỗi niềm khắc khoải.
- Đại từ ai- phiếm chỉ-> nỗi nhớ thăm thẳm mênh mông ko giới hạn.
b, Nỗi lo phiền:
- Đêm qua em những lo phiền.
 Lo vì một nỗi ko yên một bề.
 trăm mối tơ vò
=> Bài ca là tiếng hát đầy yêu thương của 1 tấm lòng đòi hỏi phải được yêu thương.
* Bài 6.
- Muối – gừng +, gia vị: bữa ăn
 +, vị thuốc của những người
 LĐ nghèo.
 +, hương vị tình người.
-> biểu tượng cdao: sự thủy chung gắn bó.
- Muối – gừng trong bài-> biểu tượng tình cảm vợ chồng bền vững, thủy chung.
- Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối, lục bát biến thể(13 tiếng) 
=> Tình cảm sâu nặng, thắm thiết, thuỷ chung, luôn bền vững của vợ chồng trước thử thách của thời gian, cuộc đời. 
III. Tổng kết.
Nội dung.
+ Đời sống tâm tồn phong phú với nhiều cung bậc tinh cảm, cảm xúc chua xót, đắng cay, lo lắng, nhớ thương
+ Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa giàu tình yêu thương, khát khao hạnh phúc, thuỷ chung.
Nghệ thuật.
Hình ảnh biểu tượng: cầu, khăn, ngọn đèn, gừng cay muối mặn.
+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ: tấm lụa, củ ấu
+ Hình thức lặp lại: những công thức mở đầu, những mô típ gần gũi thân em, trèo lên, ước gì
+ Thể lục bát: thể hỗn hợp, nhịp điệu biến hoá linh hoạt.
3. Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập.
 BT2 (85) 
4. Củng cố:
? Qua việc tìm hiểu một số bài ca dao tiêu biểu trong chùm ca dao than thân yêu thương tình nghĩa, em hãy khái quát giá trị của thể loại ca dao này trong đời sống xưa và nay.
- Khuyến khích H đọc thuộc lòng những bài ca dao vừa tìm hiểu.
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài
- Học bài, sưu tầm những bài ca dao cùng chủ đề
- Chuẩn bị bài Ca dao hài hước
E RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày soạn 16.10.2014
TIẾT 31 ( TỰ CHỌN )
TÌM HIỂU THÊM VỀ CA DAO VIỆT NAM
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Học sinh nắm được một số đặc điểm riêng biệt về thể loại ca dao Việt Nam trong đó các biện pháp tu từ là những biện pháp nghệ thuật cần thiết làm nên giá trị của van học dân gian.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC , KĨ NĂNG
1. Về kiến thức
 -Hiểu thêm một số nét đặc trưng và thi pháp của ca dao mà sách giáo khoa chưa đề cập.
 -Cách phân loại ca dao
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng :
+ phân biệt ca dao với một số thể loại VHDG dễ nhầm lẫn.
+ phân tích thẩm bình một số bài ca dao tiêu biểu
C. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ
GV: giáo án, sách GK, một số bà ca dao tiêu biểu
HS: sưu tầm một số bài ca dao trong dân gian.
Kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại như diễn giải, gợi mở, đàm thoại
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Thế nào là ca dao?
HS: Nhớ lại - trả lời
tham khảo: là lời của các bài hát dân ca đã tước đi những tiếng đệm tiếng láy
? Đọc một số bài ca dao chúng minh cho các đặc trưng trên?
 Tưởng giếng sâu, nối sợi dây dài
Hay đâu giếng cạn, tiếc hoài sợi dây
 Quả cau nho nhỏ
 Cái vỏ vân vân
 Nay anh học gần
 Mai anh học xa
Lấy chồng từ thuở mười ba
Đến năm mười tam em đà năm con
Ra đường người nghĩ còn son
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng
? Tìm một số bài ca dao để minh họa cho đặc điểm về TGNT & KGNT?
"Hôm nay gặp buổi êm trời
Má đào lại được sánh người trượng phu"
4. Bài tập về nhà
Tìm đọc những bài ca dao theo chủ đề 
5. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài:
- Xem thêm một số biện pháp nghệ thuật trong ca dao
* Khái niệm: 
Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả nội tâm của con người.
I. Những đặc trưng cơ bản của ca dao
1. Thể thơ
a. Thơ lục bát: đa số các bài ca dao được sáng tác bằng thơ lục bát
* Đặc điểm: 
- Lục bát trong ca dao ngắn gọn, thường không quá 10 cặp, phần lớn là lời ca dao gồm 2 dòng
b. Các thể thơ khác
Ngoài thể lục bát trong ca dao còn sử dụng lục bát biến thể, song thất lục bát, thể song thất, thể hỗn hợp.
2. Kết cấu
 Trong ca dao đa dạng về kết cấu
- kết cấu một vế đơn giản.
- Kết cấu một vế có phần vần
- Kết cấu hai vế tương hợp
- Kết cấu hai vế đối lập
- Kết cấu nhiều vế nối tiếp
3. Thời gian và không gian nghệ thuật( TGNT & KGNT)
 * Thời gian và không gian nghệ thuật là những mặt của hiện thực khách quan được phản anh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
- Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, TGNT có thể đảo ngược về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, và có thể kéo dài một khoảnh khắc tới vô tận .
 => TGNT trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng. Tức là, thời gian của tác giả và của người thưởng thức hòa lẫn với thời gian diễ xướng, thường được bộc lộ trực tiếp qua các trạng từ ( bây giờ, hôm nay...)
- Các công thức miêu tả thời gian:
 Thời gian trong ca dao có tính chất công thức ước lệ: bây giờ, hôm nay, đêm đêm, chiều chiều, ngày ngày...
 Công thức miêu tả thời gian đối lập giữa quá khứ- hiện tại, không những giúp cho việc thể hiện tâm trạng mà còn tạo nên cảm giác về sự thay đổi vận động thời gian.
* KGNT: là môi trường hoạt động cau nhân vật. KGNT bao gồm không gian vũ trụ, xã hội, không gian tĩnh- động, không gian chung- riêng ..
=> KGNT trong ca dao cũng là không gian diễn xướng, tuy nhiên cũng có những bài ca dao không gian, cảnh vật được miêu tả chỉ là cái cớ để nhân vật trữ tình bộc lộ nội tâm .
 Ngày soạn: 18.10.2014 
 TIẾT 32( TIẾT 28 CB):
 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI 
 VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm được những đặc điểm về tình huống giao tiếp , các phương tiện ngôn ngữ chủ yếu và các phương tiện hỗ trợ của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thích hợp với dạng nói và dạng viết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC , KĨ NĂNG
1. Kiến thức 
Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết xét theo các phương diện :
- Phương tiện ngôn ngữ : âm thanh / chữ viết .
- Tình huống giao tiếp : các nhân vật giao tiếp tiếp xúc trực tiếp , có sự đổi vai , phản hồi tức khắc , nhưng người nói ít có điều kiện lựa chọn , gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm , phân tích ( dạng nói ) / không tiếp xúc trực tiếp , không đổi vai , có điều kiện lựa chọn , suy ngẫm , phân tích ( dạng viết )
- Phương tiện phụ trợ : ngữ điệu , nét mặt , cử chỉ , điệu bộ ,...( dạng nói) /dấu câu , kí hiệu văn tự , sơ đồ , bảng biểu ,...( dạng viết )
- Từ , câu, văn bản : từ khẩu ngữ , câu văn linh hoạt về kết cấu , về kiểu câu , văn bản không thật chặt chẽ , mạch lạc ( dạng nói ) / từ được lựa chọn , câu và văn bản có kết cấu chặt chẽ , mạch lạc ở mức độ cao ( dạng viết )
2. Kĩ năng
 - Những kĩ năng thuộc về hoạt động nói và hoạt động nghe trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói ( nói : phát âm , ngữ điệu , phối hợp cử chỉ , điệu bộ , nét mặt , quan sát người nghe , điều chỉnh lời nói ,...; nghe : chăm chú theo dõi , phản ứng lại , đổi vai nói, ...)
- Những kĩ năng thuộc hoạt động viết và hoạt động đọc trong giao tiếp ở dạng ngôn ngữ viết ( viết : xác định các nhân tố giao tiếp , lập đề cương , lựa chọn từ ngữ , lựa chọn kiểu câu , dùng dấu câu , liên kết câu , ...; đọc : đọc thành tiếng , đọc diễn cảm , đọc hiểu , tóm tắt nội dung...)
- Kĩ năng phân biệt để không sử dụng nhầm lẫn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết : tránh nói như viết , hoặc viết như nói.
C- NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN
- Giao tiếp , trình bày suy nghĩ / ý tưởng về các đặc điểm chung và riêng của ngôn ngữ nói và viết .
- Ra quyết định trong việc sử dụng ngôn ngữ để tạo lập các văn bản và viết phù hợp với mục đích , đối tượng , hoàn cảnh giao tiếp.
 D-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH, PHƯƠNG PHÁP
 GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
- Phân tích một số tình huống sử dụng ngôn ngữ , qua đó so sánh để nhận ra các đặc điểm của ngôn ngữ nói và viết .
- Thực hành luyện tập sử dụng ngôn ngữ phù hợp với văn phong nói và viết
G- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 
“ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng”
Nhân vật giao tiếp trong bài ca dao trên là ai? Mục đích giáo tiếp là gì? 
Nhân vật giao tiếp: Chàng trai và cô gái vừa đến tuổi cập kê
Mục đích giao tiếp: lời dạm hỏi của chàng trai về tình cảm của cô gái, đồng thời bày tỏ tình cảm của mình.
Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
? Điền từ ( ngôn ngữ, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết) thích hợp với các khái niệm:
1.// là những kí hiệu bằng âm thanh và chữ viết dùng trong giao tiếp của con người.
2.// là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết và được tiếp nhận bằng thị giác.
3././ là ngôn ngữ được thể hiện bằng âm thanh được sử dụng trong lời nói giao tiếp hàng ngày.
THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm 1.2. Ngôn ngữ ở trong các đoạn phim, hài, kịch là ngôn ngữ gì? Nêu đặc điểm của loại ngôn ngữ đó?
Nhóm 3.4. Ngôn ngữ trong các bài báo, các văn bản văn học, là loại ngôn ngữ nào? Nêu đặc điểm của loại ngôn ngữ đó?
“Từ ngày về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Ánh trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường” 
 ( Ánh trăng- Nguyễn Duy)
? Theo dõi hai dạng văn bản và trả lời câu hỏi: 
Văn bản 1.
Văn bản 2:
 “- Sắp đến chưa? 
Người đàn bà chợt hỏi
Sắp
Nhà có ai không?
Có một mình tôi mấy u.” 
( Trích truyện Vợ Nhặt của Kim Lân)
? Cho biết văn bản(1) và văn bản (2) văn bản nào sử dụng ngôn ngữ nói, văn bản nào sử dụng ngôn ngữ viết? lí giải vì sao?
? Từ các đặc điểm trên theo em cần lưu ý điều gì?
HS làm BT
Phân tích những biểu hiện của ngôn ngữ nói trong bài ca dao:
Thân em  củ ấu gai
 .. ngọt bùi
KHÁI NIỆM: 
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ viết
Ngôn ngữ nói
II.ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
1. Ngôn ngữ nói
- Đa dạng về ngữ điệu, có sự kết hợp giữa nét mặt cử chỉ, điệu bộ của người nói
- Từ ngữ mang tính khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ, trợ từ, thán từ, các từ đưa đẩy, chêm xen
- Sử dụng nhiều câu tỉnh lược, đôi khi rườm rà, dư thừa, trùng lặp theo dụng ý của người nói.
- Được tạo ra tức thời nên ít có điều kiện gọt giũa.
Ngôn ngữ viết
Sử dụng các kí hiệu chữ viết, đúng quy tắc chính tả, kết hợp hệ thong dấu câu hoặc hình ảnh minh họa.
Tránh những từ ngữ mang tính khẩu ngữ, từ ngữ địa phương.
Câu dài nhiều thành phần nhưng được tổ chức mạch lạc, chặt chẽ.
Có điều kiện lựa chọn, gọt giũa từ ngữ.
-Văn bản 1: ngôn ngữ viết nhưng được thể hiện ở dạng đọc
-Văn bản 2: ngôn ngữ nói được thể hiện qua chữ viết
 3. Lưu ý
Cần phân biệt đọc và nói thành tiếng
Đôi khi ngôn ngữ nói được ghi thành chữ viết trên văn bản
Ngôn ngữ viết trong văn bản đôi khi được trình bày bằng lời nói miệng
Tránh sự lẫn lộn giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
4.Ghi nhớ Sgk trang 88
Luyện tập
BT 3(89)
- Lối nhầm lẫn ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết
a. Các từ “thì”, “hết ý” mang tính chất ngôn ngữ nói → bỏ từ “thì” thay “hết ý” bằng “rất” và đặt trước “đẹp”
b. Các từ khẩu ngữ: vống lên, vô tội vạ → tăng lên, chẳng có căn cứ nào (1 cách tuỳ tiện)
c. Câu lộn xộn, tối nghĩa, văn nói
→ viết lại:
Chúng chẳng chừa 1 thứ gì: từ cá, rùa, ba ba, ếch, nhái, ốc, tôm, cua đến những loài chim ở gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng
BT 5(SBT- 58)
- Hình thức độc thoại nhưng vẫn hàm ý đối thoại với người khác: tự xưng là em; hô ngữ: ai ơi
- Ngôn ngữ nói: so sánh, cầu khiến( nếm thử mà xem) hư từ ( từ “thì”)
BT bổ sung
1. Có một đề tài thảo luận ở lớp anh( chị ) về vai trò của việc tự học.
a. Với tư cách là người kể, anh(chị) hãy ghi lại cuộc hội thoại này.
b. Hãy viết một báo cáo về nội dung thảo luận ấy với GVCN.
4. Củng cố
- Khái niệm:+ ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết
- Củng cố qua hệ thống BT
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau
-Kẻ bảng để đói chiếu ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết theo từng đặc điểm.
-xem lai các bài làm văn của anh chị để phát hiện và sửa các lỗi “viết như nói”( nếu có )
-Tập chuyển đoạn hội thoại ở bài tập 2 trong SGK ( dạng NN nói ) thành một đoạn văn thuộc ngôn ngữ viết theo hình thức kể lạidiễn biến của cuộc hội thoại
- Yêu cầu chuẩn bị cho giờ sau Ca dao hài hước ( Về nhà sưu tầm những bài ca dao hài hước)
E. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Ngày soạn: 19.10.2014 
TIẾT 33 (TIẾT 29 CB):
 CA DAO HÀI HƯỚC
.
A.- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan yêu đời của người bình dân trong xã hội xưa; 
- Thấy được nghệ thuật trào lộng thông minh , hóm hỉnh trong các bài ca dao hài hước .
B- TRỌNG TÂM

File đính kèm:

  • docgioa_an.doc
Giáo án liên quan