Giáo án Ngữ văn 10 - Câu cá mùa thu (Thu điếu)

 - Biện pháp nghệ thuật nhà thơ sử dụng để tả cảnh mùa thu:

 + Bút pháp nghệ thuật cổ điển với thu thủy (nước mùa thu), thu thiên (trời mùa thu), thu diệp (lá mùa thu), ngư ông (người câu cá).

 + Nghệ thuật lấy động tả tĩnh.

 + Cách gieo vần độc đáo: vần “eo” gợi ra khung cảnh hẹp.

 + Nghệ thuật đối sử dụng trong hai câu thực: (màu xanh – màu vàng, tí – vèo) tô đậm sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng, hài hòa của bức tranh thu.

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 16390 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Câu cá mùa thu (Thu điếu), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu cá mùa thu 
 (Thu điếu)
 - Nguyễn Khuyến -
A. Mục tiêu bài học
	Giúp HS:
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ.
	- Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, tâm trạng thời thế.
	- Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ.
B. Phương pháp: phân tích, giảng bình.
C. Chuẩn bị của thầy và trò
	1. Giáo viên: Đọc SGK, tài liệu tham khảo, thiết kế giáo án.
	2. Học sinh: Đọc, soạn bài.
D. Tiến trình lên lớp
	1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ.
	3. Bài mới.
	a. Giới thiệu bài mới: Mùa thu là một đề tài rất quen thuộc trong thơ ca phương Đông nói chung, thơ ca Việt Nam nói riêng. Vì thế đã rất nhiều thi nhân viết về đề tài này, nhưng có lẽ Nguyễn Khuyến là người thành công nhất. Chùm thơ thu của ông được đón nhận và đánh giá rất cao, trong đó “Câu cá mùa thu” là bài thơ tiêu biểu hơn cả. 
	b. Triển khai bài mới
TL
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu dẫn.
GV hướng dẫn HS đọc phần tiểu dẫn. Định hướng:
 - Những nét chính về cuộc đời tác giả.
 - Sự nghiệp sáng tác, nội dung thơ văn Nguyễn Khuyến.
 - Đề tài, xuất xứ, thể thơ của bài thơ.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc và cảm nhận về bài thơ.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết.
 - Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn đó nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?
 - Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi nên nét riêng của cảnh sắc mùa thu?
 - Màu sắc, chuyển động có gì đặc biệt?
GV nêu vấn đề: câu thơ cuối có hai cách hiểu là đâu có cá và cá đớp mồi đâu đó. Em hiểu theo cách nào? Tại sao?
Định hướng: nên hiểu theo cách thứ hai (từ “đâu” với nghĩa là “đâu đó” mang tính chất khẳng định) để thấy được nghệ thuật lấy động tả tĩnh.
 - Khái quát những biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng để tả cảnh thu? Em có nhận xét gì về cảnh thu?
 - Nỗi lòng của nhà thơ được bộc lộ như thế nào qua bức tranh thu?
 - Tâm trạng của tác giả được bộc lộ qua những từ ngữ nào?
* Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tổng kết những nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài thơ và giá trị nội dung?
GV chốt lại.
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả
 a. Cuộc đời
 - Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), tên lúc nhỏ là Nguyễn Thắng, quê ở Bình Lục – Hà Nam.
 - Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo, học giỏi, đỗ đầu trong ba kỳ thi (Tam Nguyên Yên Đổ).
 - Làm quan hơn mười năm, sau đó từ quan về quê sống và dạy học.
 - Là người có cốt cách thanh cao, yêu nước thương dân.
 b. Sự nghiệp sáng tác
 - Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm, hiện nay còn khoảng 800 bài, chủ yếu là thơ. 
 - Nội dung: nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn; châm biếm, đả kích tầng lớp thống trị.
 2. Tác phẩm
 - Đề tài: mùa thu
 - Xuất xứ: nằm trong chùm ba bài thơ thu (Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm).
 - Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
II. Đọc – hiểu văn bản
 1. Đọc
 2. Tìm hiểu chi tiết
Cảnh thu
- Điểm nhìn cảnh thu của tác giả: 
Cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao, xa rồi từ cao, xa lại gần: từ chiếc thuyền câu ra mặt ao, lên bầu trời, tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, thuyền câu. Từ khung ao hẹp, không gian và cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng.
→ Điểm nhìn không cố định, mở ra không gian rộng rãi, thoáng đãng.
- Từ ngữ, hình ảnh: ao thu, chiếc thuyền câu, ngõ trúc…
→ Từ ngữ, hình ảnh rất bình dị, dân dã và xinh xắn.
 - Màu sắc, chuyển động:
 + Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt → màu sắc xanh trong, dịu nhẹ cùng với màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi tạo nên sự hài hòa.
 + Chuyển động: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng, cá đớp động.
→ Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng, khẽ khàng, không đủ để tạo âm thanh.
 - Biện pháp nghệ thuật nhà thơ sử dụng để tả cảnh mùa thu:
 + Bút pháp nghệ thuật cổ điển với thu thủy (nước mùa thu), thu thiên (trời mùa thu), thu diệp (lá mùa thu), ngư ông (người câu cá).
 + Nghệ thuật lấy động tả tĩnh.
 + Cách gieo vần độc đáo: vần “eo” gợi ra khung cảnh hẹp.
 + Nghệ thuật đối sử dụng trong hai câu thực: (màu xanh – màu vàng, tí – vèo) tô đậm sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng, hài hòa của bức tranh thu.
=> Cảnh thu với những hình ảnh quen thuộc, dân dã, bình dị mang đặc trưng mùa thu của đồng bằng Bắc Bộ. Mùa thu đẹp, nên thơ, tĩnh lặng và phảng phất buồn.
 b. Tình thu
 - Không gian thu cũng chính là không gian tâm trạng: cõi lòng nhà thơ yên tĩnh, vắng lặng.
 - Từ ngữ thể hiện tâm trạng của tác giả:
 + “Khẽ đưa vèo”: lá rụng nhanh, cũng có thể hiểu là thời gian trôi nhanh với nhiều sự đổi thay của đất nước mà tác giả không thể làm gì được.
 + “Khách vắng teo”: không có người trong bức tranh thu, có thể hiểu là vắng những người tài giỏi cứu nước, cứu dân.
 + “Tựa gối ôm cần”: tư thế, tâm thế của người câu cá nhàn nhã song đó chỉ là dáng vẻ bên ngoài, ngỡ là bất động, tĩnh lặng tuyệt đối nhưng đó là cả một nỗi niềm u uất, uẩn khúc trong lòng nhà thơ.
=> Tấm lòng gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước không kém phần sâu sắc.
IV. Tổng kết
 1. Về nội dung: Bài thơ thể hiện sự tinh tế của nhà thơ trong cách cảm nhận về cảnh sắc thiên nhiên mùa thu vùng đồng bằng Bắc Bộ. Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giả.
 2. Về nghệ thuật:
 - Từ ngữ giản dị, trong sáng, có khả năng diễn đạt những biểu hiện tinh tế của thiên nhiên, lòng người.
 - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, lấy động gợi tĩnh.
 - Hình ảnh gợi tả, mang hồn dân tộc.
	4. Củng cố: - Cảm nhận về hình ảnh Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Câu cá mùa thu”.
	 - So sánh điểm giống và khác nhau với bài “Thu vịnh” và “Thu ẩm”.
	5. Dặn dò: - Nắm chắc bài vừa học.
 - Chuẩn bị trước bài mới “Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận”.
ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM GIỜ HỌC
…………………………………………………………………..
………………………………………………………………….
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
	Quy Nhơn, ngày tháng năm
GV hướng dẫn	 SV soạn
…
.H GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM GIỜ HỌC

File đính kèm:

  • docCâu cá mùa th1.doc