Giáo án Ngữ văn 10 (Cả năm)

1. Vị trí đoạn trích

- Nằm trong phần tiễn dặn ( Truyện thơ Tiễn dặn người yêu gồm 1846 câu, trong đó chỉ có gần 400 câu tiễn dặn)

- Thuộc những câu thơ hay nhất của truyện

2. Đọc – Chú thích.

3. Bố cục: 2 phần.

- Phần 1: Tâm trạng xót thương của chàng trai và nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái.

- Phần 2: Lời tiễn dặn của chàng trai-> khẳng định mối tình tha thiết bền chặt.

 

doc216 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 32009 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 (Cả năm), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bức tranh sinh động, giản dị tràn đầy sức sống, vui tươi, rộn ràng - Nhà thơ cảm nhận không chỉ bằng những giác quan thông thường mà bằng cả tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giao cảm mãnh liệt với cuộc sống 
=> Tình yêu TN, cuộc sống tha thiết mãnh liệt 
 ( So sánh:
 + Bức tranh TN trong thơ cổ thường Tĩnh, nhưng ở đây Động
 + Cảnh ngày hè: Gợi nóng nực
 Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè
 - Hồng đức Quốc âm thi tập -
 Ai xui con quốc gọi hè
 Cái nắng nung người nóng nóng ghê 
 - Từ Diễn Đồng -)
b.Tâm sự của nhà thơ
- Ngu cầm: Điển tích ( SGK)
- Dẽ có: Lẽ ra nên có - ước mong
- Dân giàu đủ khắp đòi phương: Không giới hạn một DT, một quốc gia nào mà ND, nhân loại
-> Hai câu kết có 2 cách hiểu:
 + Câu 1: Ca ngợi sự thái bình
 + Câu 2: Ước mong ND giàu có no đủ
Cách hiểu này cũng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Nthơ: Tha thiết gắn bó với ND đất nước. Ước mong khát vọng của dân giàu nước mạnh là tình cảm thường trực sâu nặng.
 Liên hệ: " Bui một tấc lòng ưu ái cũ..."
 -> Yêu nước thương dân
4. Tổng kết
- Bài thơ là bức tranh phong cảnh ngày hè đặc trưng, giản dị, quen thuộc và sinh động, vui tươi, giàu sức sống - Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn vui sống, tươi trẻ, yêu tha thiết TN, cuộc sống, chan hoà với TN và canh cánh nỗi niềm ưu ái, khát vọng HP cho ND
- NT: Sáng tạo về hình thức thơ, sử duịng từ láy tài tình, sử dụng ĐT, tính từ giàu giá trị tạo hình, biểu cảm.
=> Quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ: Hài hoà - Cảnh để biểu hiện tình, tình khiến cảnh thêm đẹp.
 III. Luyện tập
4. Củng cố: Nét đẹp về nghệ thuật và nội dung của bài 
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài:
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
Giúp hsinh
Nắm được mục đích, yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính
 2. Kĩ năng:
 - Tóm tắt được những văn bản tự sự đơn giản, có độ dài vừa và phải (truyện ngắn) dựa theo nhân vật chính.
- Trình bày văn bản tóm tắt trước tập thể
 3. Thái độ:
Tự giác làm thêm bt luyện tập
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
 C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
 D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
Lớp 
10A5
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quỏ trỡnh học bài mới
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Gọi hsinh tóm tắt
? Em vừa tóm tắt truyện theo cách nào? 
( nhân vật…)
? Vì sao em lại tóm tắt theo cách đó?
? Tóm tắt vbản tự sự dựa theo nvật chính là ntnào? 
? Có tác dụng gì? 
? Yêu cầu chung?
?Truyện có những nvật nào?
? Xác định những nvật chính của truyện? 
( ADV- MC-TT)
? Tóm tắt truyện dựa theo nvật ADV ( hoặc MC)
Hs cú thể chia nhúm để làm bài
? Cho biết cách tóm tắt vbản tự sự dựa theo nvật chính?
? Những điểm cần lưu ý qua bài học? 
 Gọi hsinh đọc.
A. Lí thuyết
I. Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính
1. Khảo sát ngữ liệu.
 - Tóm tắt “ Truyện ADV và MC – TT”
2. Ghi nhớ:
- Tóm tắt vbản tự sự dựa theo nvật chính là viết hoặc kể lại 1 cách ngắn gọn nững sự việc cơ bản xảy ra với nvật đó…( 120)
- Mục đích : giúp nắm vững tính cách , số phận nvật ; đi sâu tìm hiểu, đánh giá tác phẩm.
- Yêu cầu : trung thành vbản gốc.
II. Cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.
1. Khảo sát ngữ liệu : “ Truyện ADV và MC- TT”
- Tóm tắt truyện dựa theo ADV:
ADV xây Loa Thành cứ đắp xong lại đổ. Mãi sau, nhà vua được Rùa Vàng giúp đỡ mới xây xong thành. Thần còn cho ADV chiếc vuốt để làm lẫy nỏ chống giặc ngoại xâm. TĐà đem quân sang xâm lược Âu Lạc nhưng bị thất bại. Ít lâu sau, TĐà cầu hôn MC- con gái của ADV- cho con trai mình là TT. Lợi dụng sự ngây thơ và cả tin của MC, TT đánh tráo lẫy nỏ thần mang về nước. TĐà lại cất quân sang xâm lược Âu Lạc. Mất nỏ thần, ADV thua trận bèn cùng MC chạy về phương Nam. Nhà vua cầu cứu Rùa Vàng và được thần cho biết : ‘‘Kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó’’. Hiểu nguồn cơn, nhà vua rút kiếm chém MC sau đó cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng xuống biển.
- Tóm tắt truyện dựa theo MC :MC là con gái vua ADV. Sau khi vua cha nhờ RVàng xây được thành và có nỏ thần, MC được vua cha gả cho TT, con trai TĐà. TT tìm cách lấy cắp lẫy nỏ thần mang về nước cho cha. TĐà cất quân sang đánh Âu Lạc. Nỏ thần giả ko linh nghiệm, quân Âu Lạc thua, MC ngồi sau cha, ngựa đưa họ chạy về phương nam. MC rắc những chiếc lông ngỗng dọc đường làm dấu cho TT. RVàng hiện lên báo cho nhà vua biết MC chính là giặc. Trước khi bị cha chém, MC khấn, nếu mình có lòng phản nghịch thì chết đi sẽ hóa thành cát bụi, còn nếu 1 lòng trung hiếu thì khi chết đi sẽ biến thành châu ngọc. MC chết, xác biến thành ngọc thạch.
2. Ghi nhớ:
- Khi tóm tắt cần:
+, Đọc kĩ vbản, xác định nvật chính.
+, Chọn các sự việc cơ bản.
+, Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nvật theo diễn biến của các sự việc.
B. Luyện tập
 BT1(121)
a, Bản 1 : tóm tắt toàn bộ câu chuyện
 Bản 2 : Tóm tắt được dùng làm d/chứng để làm sáng tỏ 1 ý kiến.
 BT2,3( 121)
……………
4. Củng cố: Cách tóm tắt văn bản tự sự
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài.: - Học thuộc bài và tự giác luyện tập
Giờ sau: Soạn bài Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm
E.Rút kinh nghiệm
NHÀN
 ( Nguyễn Bỉnh Khiêm)
 A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
Giúp hsinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ qua quan niệm sống nhàn; thấy được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ
- Chú ý tích hợp: quan niệm sống hài hoà với thiên nhiên
 2. Kĩ năng:
 Biết cách đọc bài thơ Nôm đường luật giàu triết lí. 
 3. Thái độ:
Trân trọng và học tập nhân cách sống cao đẹp của NBK
B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
 C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
 D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
Lớp 
10A5
Vắng
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc “ Cảnh ngày hè”? Vẻ đẹp tâm hồn NTrãi qua bài thơ ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? ( con người, sự nghiệp)
? Xuất xứ? Hoàn cảnh stác bthơ?
- Yêu cầu: đọc diễn cảm( giọng đọc thanh thản, nhẹ nhàng, thoải mái), đúng nhịp
? Chủ đề của bài thơ? ( quan niệm sống nhàn)
? Em đã bắt gặp qniệm ấy ở bài thơ nào trong chương trình ngữ văn THCS?
? Xác định bố cục và nêu hướng ptích?
G đọc 2 câu đầu
? Hai câu thơ đầu giới thiệu điều gì? Ptích những yếu tố nghệ thuật biểu đạt nội dung đó?
- So sánh “ Một mình lạt thuở ba đông”- NTrãi -> bản lĩnh sống. Ở đây là qniệm nhân sinh rộng hơn.
? Hai câu thơ đã bộc lộ qniệm về chữ 
“ nhàn” chưa?
? Trong thơ Đường luật 2 câu thực có vị trí ntnào? Hiện tượng khác thường ở hai câu thực? Nhận xét NT biểu đạt?
? Khái niệm “ dại, khôn” được nhà thơ bình luận, cắt nghĩa ra sao? Hiểu thế nào về “ nơi vắng vẻ” ? Vì sao tác giả lại lựa chọn như thế? Thực chất ông có phải là người dại như ông tự nhận hay ko?
? Thái độ tác giả bộc lộ qua cách nói? ( có phải là khiêm tốn , tự ti ko?)
? Em hiểu thế nào về “ chốn lao xao”
? Thái độ của tác giả bộc lộ qua cách nói?
( Khôn mà hiểm độc là khôn dại/ Dại vốn hiền lành ấy dại khôn- Bài 94)
? Biện pháp NT chủ yếu được sử dụng ở hai câu thơ? Hiệu quả?
? Đặc sắc NT?
? Ptích hiệu quả của cách ngắt nhịp?
? Ptích NT đối?
? Ý nghĩa khái quát của 2 câu thơ?
? Chỉ ra những biện pháp NT được sử dụng trong 2 câu kết? ( ngắt nhịp có sự phá cách, điển tích) 
? Ptích hiệu quả sdụng?
? Nhận xét gì về hình ảnh con người hiện lên ở hai câu kết?
? Đánh giá chung về nội dung , nghệ thuật
HS đọc SGK
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: ( 1491-1585), quê: Hải Phòng
- Con người:
+, Là nhà thơ lớn của dtộc, học vấn uyên thâm.
+, Bộc trực, nhân cách thanh cao
- Sáng tác: thơ chữ Hán + chữ Nôm -> mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
2. Tác phẩm
* Xuất xứ : Rút “ Bạch Vân quốc ngữ thi”
* Hoàn cảnh stác: từ quan về sống ở quê nhà.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc – chú thích.
- Thơ “ Ngôn chí”: bộc bạch, biểu dương, tự kđịnh lí tưởng, niềm tin của chính mình.
2. Bố cục
3. Phân tích.
a, Hai câu đề:
- Cụ Trạng về sống giữa thôn quê như một lão nông tri điền:
+, Nhịp: 2-2-3-> chắc, khỏe; sự hài hòa cân đối về mặt âm thanh.
+, Điệp từ “ một”
+,Liệt kê: mai, cuốc, cần câu-> công cụ lao động
à csống vui thú điền viên dường như đã được chuẩn bị sẵn sàng , chu đáo
à cực tả cái riêng, niềm thích thú trước cái riêng của mình: lựa chọn cho mình một cách sống ( không chỉ là lao động mà còn là thú vui tiêu khiển)
- Câu 2: 
+, Nhịp 2/5: sự khác biệt về sở thích, lối sống giữa tác giả và đa số người đời
+, Láy “ Thơ thẩn”: trạng thái thảnh thơi, ung dung, tự tại ko bận rộn đua chen.
….dầu ai vui thú nào
 đại từ phiếm chỉ: người đời
àý thức kiên định với lối sống đã chọn
=> Quan niệm: Nhàn –> tự mình kiếm sống ko lệ thuộc vào ai; hưởng cái thú làm chủ bản thân, ko bị những ham muốn vật chất tầm thường chi phối. ( nhàn tâm)
b, Hai câu thực:
- Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
 Người khôn, người đến chốn lao xao
àBàn luận về lẽ dại, khôn => sáng tạo : phá vỡ khuôn khổ để nói điều cần nói :
- Đối :
+, Ta dại
 -> Ngu dại ( “ Đại trí như ngu”: người có trí tuệ lớn thường ko khoe khoang, bề ngoài khiêm tốn, hay nhường nhịn, chịu thiệt thòi, có vẻ vụng về, hiền lành)
 … nơi vắng vẻ -> nơi trong sạch với lối sống thoải mái, ko bon chen vụ lợi.
-> ngôi nhà tâm hồn để di dưỡng tinh thần, rũ bỏ bụi bặm của cuộc đời.
à Cách nói ngầm bày tỏ niềm tự hào, tự tin,kiêu hãnh vào trí tuệ, đức độ của mình
+, Người khôn…. chốn lao xao
-> đông đúc, bon chen, tranh giành danh lợi => chốn nguy hiểm
à Nói ngược: khôn mà hóa dại -> mỉa mai lối sống bon chen, chạy theo danh lợi
- Thủ pháp đối ( ý, thanh): đối lập 2 loại người, 2 cách sống, đồng thời kđịnh sự lựa chọn của mình 1 cách kiêu hãnh, tự tin; mỉa mai lối sống bon chen, vụ lợi.
=> Vẻ đẹp nhân cách, trí tuệ của NBK
c, Hai câu luận.
 Thu/ ăn măng trúc,/ đông/ ăn giá
 Xuân /tắm hồ sen/, hạ/ tắm ao
-> nhịp 1->khẳng định đây là sinh hoạt quanh năm với những nhu cầu thiết yếu ( ăn , tắm) đều thích thú , tự nhiên, mùa nào thức ấy.
-> Đối rất chỉnh :
- Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
 Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
à khẳng định lối sống giản dị , đạm bạc mà thanh cao ; lối sống tự do, thoải mái, khoáng đạt, ko gì ràng buộc.( nhàn thân, nhàn tâm)
+, trúc : biểu tượng người quân tử ngay thẳng
+, sen : thanh cao
-> cốt cách người quân tử
èBức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với 4 mùa xuân, hạ , thu, đông: con người- TN giao hòa trọn vẹn.
è Niềm vui, niềm hạnh phúc dạt dào, tràn đầy của 1 con người có lối sống vừa nhàn thân, vừa nhàn tâm chan hòa với TN.
d, Hai câu kết
 Rượu ,đến cội cây, ta sẽ uống-> nhịp 1-3-3
 Nhìn xem, phú quý tựa chiêm bao-> nhịp 2/5 hư vô, ko tồn tại
- Điển tích => nhận ra lẽ sống :
+, phú quý : ko có ý nghĩa
+, C/s thanh nhàn, nhân cách con người : tồn tại vĩnh hằng
=> nhận thức rõ ràng , tỉnh táo; trí tuệ của 1 bậc hiền triết hiểu rõ lẽ biến dịch và quy luật của c/đời:
+, nhắc nhở người đời hãy tránh xa sự cám dỗ của phú quý, danh lợi
+, Thái độ coi thường phú quý, đứng cao hơn phú quý.
=> Tư thế ung dung, nhàn nhã, coi thường danh lợi giàu sang=> người tiên nơi cõi tục.
4. Tổng kết.
1. Nghệ thuật
- Sự phá cách thể thơ Đường luật-> Việt hóa thơ Đường
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tự nhiên, linh hoạt
2. Nội dung
- Đề cao lối sống nhàn dật, thanh cao mà vẫn gắn bó với TN, với cuộc đời-> giá trị nhân văn cao đẹp.
3. Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
Củng cố:
? Vì sao bài thơ ko hề có 1 chữ nhàn mà lại được đặt tên là “ nhàn”? ->( thể hiện triết lí sống nhàn dật, thanh cao-> nhan đề súc tích)
Khái quát lại nội dung của chữ “nhàn” trong bài thơ ? (->lối sống thú vị của người xưa: con người được tự do, tìm sự hòa hợp với TN, giải thoát khỏi gò bó của đời thường, của danh lợi, có sự hòa hợp giữa tinh thần và thể xác)
Hướng dẫn học và chuẩn bị bài.
Đọc thuộc bài thơ -> nắm phương pháp ptích
Soạn: Đọc “ Tiểu Thanh kí”
E.Rút kinh nghiệm:
 ĐỘC “ TIỂU THANH KÍ”
 ( Nguyễn Du)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
Giúp hsinh
Nắm kiến thức về một vấn đề được các nhà thơ VNam thế kỉ XVIII quan tâm: số phận của những người phụ nữ tài sắc.
Thấy được NDu đã mở rộng nội dung của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại ( quan tâm đến thân phận những người làm ra giá trị văn hóa tinh thần bị đối xử bất công…)
Quan niệm về con người trong stác của NDu đã toàn diện hơn.
- Thấy được thành công NT của bài thơ về từ ngữ, kết cấu.
 2. Kĩ năng:
 Kĩ năng tìm hiểu một bài thơ đường luật trữ tình trung đại 
 3. Thái độ:
- Trân trọng tình cảm Nguyễn Du 
- Cảm thương, xót xa cho số phận của nàng Tiểu Thanh 
 B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
 C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
 D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
Lớp 
10A5
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bthơ “ Nhàn” – NBK? Nêu cách hiểu về chữ “ Nhàn”
 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Trình bày những nét cơ bản về con người, cuộc đời NDu ?
? Xuất xứ, hcảnh stác bthơ?
? Nguyễn Du đã bắt gặp điều gì từ cuộc đời
 Tiểu Thanh để nảy sinh cảm hứng stác?
? Gọi hsinh đọc bài? – nxét cách đọc…
?Có thể phân chia bố cục bài thơ ntnào? Đề xuất hướng ptích?
?Câu mở đầu thông báo cho người đọc biết điều gì? Biện pháp NT nào được sdụng?Ptích hiệu quả diễn đạt? ( Nhà thơ muốn biểu đạt điều gì qua phép đối?)
? So sánh phiên âm với phần dịch thơ và rút ra nxét?
? Tâm sự của nhà thơ gửi gắm trong câu 2? Nxét gì về con người NDu? ( chú ý: độc – một, nhất – một)
? Khái quát nội dung 2 câu đề?
? Hsinh đọc
? Hai câu thơ nói về ai? Căn cứ vào đâu để nhận biết?
? Phân tích ý nghĩa của từ “ son phấn, văn chương”? Thủ pháp NT được sdụng ở đây? tác dụng? Thái độ của tác giả ?
-> Chính cảm hứng ngưỡng mộ, trân trọng cái đẹp và tài năng là dấu nối giữa số phận TThanh với bao người tài hoa bạc mệnh trong đó có NDu.
? Động từ “ chôn, đốt” gợi liên tưởng gì?
? Thái độ của tác giả?
? Em hiểu “ nỗi hờn kim cổ” tác giả nhắc tới ở đây là gì? Như vậy ý thơ có dừng lại ở 1 cuộc đời Tiểu Thanh ko?
? Câu hỏi trời bộc lộ cảm xúc gì? ( vì sao lại hỏi trời? nỗi đau có giải tỏa được ko?)
? Vì sao NDu tự coi mình cùng 1 hội với Tiểu Thanh? ( tài hoa mà bạc mệnh-> do đó ông khóc TThanh cũng là cách thương cảm cho chính số phận của những nhà nho như mình. Có thể nói NDu thuộc những nhà thơ đầu tiên ở VN nghĩ về thân phận những người nghệ sĩ trong XHPK )
Trong XHPK xưa ( phi ngã, vô ngã) sự kđịnh tài năng bản thân của NDu có ý nghĩa ntnào?
? Khái quát ý nghĩa 2 câu luận?
? Cảm xúc trong 2 câu thơ hướng về đâu? Vì sao lại thương mình ? ( cô đơn giữa c/đời)
? Con số 300 năm nói lên điều gì? ( ước lệ)
? Lời thơ ẩn chứa tâm sự gì của NDu?
? Nếu được trả lời, em sẽ nói gì?
( Tố Hữu: Hỡi người xưa của ta nay
 Khúc vui xin lại so dây cùng người)
? Đánh giá chung về nội dung , nghệ thuật?
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả : ( 1765 – 1820)
- Cuộc đời : có nhiều giai đoạn khó khăn, gian khổ, vất vả.
- Sự nghiệp : di sản phong phú, đồ sộ ( chữ Hán + chữ Nôm)
à danh nhân văn hóa thế giới ( 1965)
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Thanh Hiên thi tập
- Hoàn cảnh stác: 2 ý kiến
- Cảm hứng stác:
+, Cuộc đời bất hạnh của Tiểu Thanh
+, Tài năng: tâm hồn thơ của Tiểu Thanh.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Đoc – Chú thích
2. Bố cục.
3. Phân tích.
a, Hai câu đề.
* Câu 1: 
- Đối lập: xưa ( cảnh đẹp ) >< nay ( gò hoang)
à Sự đổi thay của cuộc đời + tâm sự nuối tiếc quá khứ
* Câu 2: Độc điếu ….… nhất chỉ thư
 một mình viếng một tập sách
à sự gặp gỡ, đồng cảm của 2 tâm hồn cô đơn: một lòng đau tìm đến một hồn đau => trái tim nhạy cảm dễ bắt nhịp với nỗi đau của đồng loại.
=> Nỗi niềm hoài cổ giàu tính nhân bản: nuối tiếc , xót xa trước cái đẹp bị quên lãng.
b, Hai câu thực
- Son phấn: sắc đẹp
- Văn chương: tài năng trí tuệ
à hoán dụ: con người tài sắc vẹn toàn-> vẻ đẹp lí tưởng
=> cảm hứng ngợi ca, ngưỡng mộ
- Động từ: chôn, đốt-> gợi: số phận oan nghiệt, bị vùi dập
à xót thương, lên án XHPK vùi dập, đọa đầy người tài sắc ( cảm hứng chủ đạo trong stác của NDu)
c, Hai câu luận
- Nỗi hận xưa nay: người tài sắc thì bạc mệnh, bị vùi dập => khái quát thành nỗi đau của những kiếp người
- Hỏi trời: trời cũng ko thể trả lời->đau đớn mà bất lực, bế tắc ( trời thăm thẳm)
à Bi kịch thời đại
- Ta tự coi là kẻ cùng một hội… 
à Đồng cảm sâu sắc với Tiểu Thanh + khẳng định tài năng của bản thân
=> Tư tưởng tiến bộ: đề cao ý thức cá nhân, khẳng định “ cái tôi” của mình.
=> Tiếng thở dài đau xót , lên án XH bất công tàn ác
d, Hai câu kết
- Chuyển : thương người -> thương mình
- Lời hỏi hướng về tương lai -> khao khát được chia sẻ, tri âm, tri kỉ ở đời
=> kết đọng tâm sự u hoài: niềm tự thương, tự đau vì cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cô đơn trước cuộc đời -> ý thức cá nhân chính đáng mang tư tưởng nhân văn sâu sắc.
4. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Hàm súc, giàu ý nghĩa
2. Nội dung
- Giá trị nhân đạo, nhân văn cao đẹp
3. Ghi nhớ: 
III. Luyện tập
4. Củng cố: Hãy giải thích vì sao NDu đặc biệt quan tâm tới những người phụ nữ tài hoa bạc mệnh?
Vì: Số phận của nhà thơ và số phận những người tài hoa có điểm tương đồng. Đồng thời sâu xa hơn qua số phận những người tài hoa, NDu nhìn thấy sự bất công của tạo hóa, sự vùi dập những giá trị tốt đẹp của con người; hơn nữa NDu còn là nhà thơ có trái tim rất đỗi nhân hậu..
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài.
Học thuộc bài thơ-> nắm phương pháp ptích
Giờ sau: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
E.Rút kinh nghiệm:
 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
(Tiếp)
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố khái niệm về ngôn ngữ sinh hoạt và khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Nắm được đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
 2. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích và sử dụng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
 3. Thái độ:
 Sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với phong cách
 B-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng
 HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo
 C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp
 D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định tổ chức lớp: 
Lớp 
10A5
Vắng
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Căn cứ vào phần trình bày trong Sgk hãy cho biết phong cách ngôn ngữ sinh hoạt có những đặc trưng gì?
? Tính cụ thể được biểu hiện như thế nào qua đoạn hội thoại trong Sgk – 113?
? Vì sao ngôn ngữ sinh hoạt phải có tính cụ thể?
-> ngôn ngữ càng cụ thể thì người nói ( nghe) càng dễ hiểu nhau
? Phân tích biểu hiện của tính cảm xúc qua đoạn hội thoại?
? Nhận xét về ngôn ngữ của 1 số bạn trong lớp?
? Qua lời nói có thể giúp ta hình dung điều gì về đối tượng?
? Thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt? Những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
- Gọi hsinh đọc ghi nhớ
- G hướng dẫn hsinh làm BT
HS cú thể chia nhúm để làm bài
A. Lí thuyết
II. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
1. Khảo sát ngữ liệu: SGK
- Nhận xét: 
1.1. Tính cụ thể
- Cụ thể về hoàn cảnh, về con người, về cách nói năng, từ ngữ diễn đạt.
1.2. Tính cảm xúc
- giọng điệu, từ ngữ, kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc
1.3. Tính cá thể
- phát âm, giọng nói, cách dùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu
* Ghi nhớ (126)
B. Luyện tập
Bài tập 1( 127)
* Ngôn ngữ sdụng trong đoạn nhật kí mang đặc trưng của phong cách ngôn ngữ shoạt:
- Tính cụ thể:
+, Thời gian: đêm khuya
+, Không gian: rừng núi
+, Nhân vật: ĐTTrâm tự phân thân để đối thoại ( thự

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 10 hay ca nam.doc
Giáo án liên quan