Giáo án Ngoài giờ lên lớp tháng 3 lớp 6 và 7: Kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2015)
Mùa xuân năm 1941, Bác Hồ trở về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5/1941, Người đã chủ trì Hội nghị Trung ương VIII tại Pắc Bó (Cao Bằng). Dưới ánh sáng Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII, Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam ra đời.
Sau gần 20 năm hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Đại Từ - Thái Nguyên từ ngày 07 - 14/2/1950 với chủ đề "Chiến đấu và xây dựng tương lai". Phát huy thành công của Đại hội, hàng vạn nam nữ thanh niên hăng hái xung phong tham gia phục vụ các chiến dịch, phong trào "Tòng quân giết giặc lập công" phát triển khắp mọi nơi.
Ngày 19/10/1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết đổi tên Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II từ ngày 25/10 - 04/11/1956, Bác Hồ đã ân cần căn dặn: "Đảng và Chính phủ ta có thể tự hào đã tạo nên một thế hệ thanh niên dũng cảm như các cháu và mong các cháu tiếp tục phấn đấu hăng hái cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nước nhà".
GV: Phạm Văn Khởi Dạy các lớp: 6A9, 6A10, 7A8 và 7A9 GIÁO ÁN NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THÁNG 3. 2015 KỶ NIỆM 84 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH (26/3/1931 – 26/3/2015) I. Mục tiêu Qua hoạt động học sinh hiểu, biết thêm về lịch sử và truyền thống Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong 84 năm qua đồng thời hành động tốt trong các hoạt động cá nhân cũng như tham gia các hoạt động tập thể. Tham gia hoạt động của cuộc thi: “Em yêu yêu biển đảo quê hương” các em hiểu biết thêm về biển, đảo quê hương đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về chủ quyền của đất nước, hăng say học tập và bảo vệ Tổ quốc. Qua các hoạt động tập thể rèn luyện các kĩ năng sống cơ bản, thực hành trách nhiệm cá nhân, tính tập thể và kĩ năng trả lời các câu hỏi. II. Chuẩn bị 1. Nhà trường và ban tổ chức cuộc thi: Sân và các diều kiện về trang trí, âm thanh, ánh sáng, dẫn chương trình, 2. Giáo viên chủ nhiệm: Hướng dẫn học sinh học tập, Trực tiết ôn lại truyền thống Đoàn TN CS HCM. 3. Học sinh: Học tập các câu hỏi do Ban tổ chức đưa ra, Trang phục cá nhân (Cờ, áo đỏ có in chữ em yêu biển đảo hoặc có hình ảnh sao vàng 5 cánh), 01 băng rôn của tập thể lớp, tập cách cổ động. III. Phương pháp tổ chức hoạt động 1. Hoạt động do Ban tổ chức thực hiện: Ngoài sân trường/ toàn trường thực hiện (có phối hợp với Bộ tư lệnh vùng Cảnh sát biển 4). 2. Trên lớp: Tổ chức trên lớp, học sinh tham khảo tài liệu và trả lời các câu hỏi có liên quan. IV. Tiến trình hoạt động. 1. Giáo viên giới thiệu tài liệu Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/2/1930), Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn. Tại Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ hai, họp từ ngày 20 - 26/3/1931, Trung ương Đảng đã dành một ngày trong thời gian Hội nghị để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng về công tác vận động thanh niên của Đảng. Được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III (họp từ ngày 22 - 25/3/1931 tại Hà Nội) đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là ngày thành lập Đoàn. Ngay sau khi thành lập, Đoàn thanh niên cộng sản Đông Dương đã phát triển được nhiều đoàn viên trong cao trào cách mạng (1930 – 1931) mà đỉnh cao là Xô - Viết Nghệ Tỉnh. Từ phong trào cách mạng giai đoạn này đã xuất hiện nhiều gương thanh niên đấu tranh oanh liệt, tiêu biểu là người đoàn viên thanh niên cộng sản Lý Tự Trọng với câu nói nổi tiếng trước kẻ thù: "Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác". Tháng 7/1936, Hội nghị Trung ương Đảng đã định ra đường lối chuyển hướng nhiệm vụ từ đấu tranh bí mật, bất hợp pháp sang đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp. Tổ chức Đoàn phải chuyển vào hoạt động bí mật và xây dựng tổ chức chặt chẽ với tên mới là Đoàn thanh niên phản đế Đông Dương. Mùa xuân năm 1941, Bác Hồ trở về nước cùng Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5/1941, Người đã chủ trì Hội nghị Trung ương VIII tại Pắc Bó (Cao Bằng). Dưới ánh sáng Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII, Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam ra đời. Sau gần 20 năm hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Đại Từ - Thái Nguyên từ ngày 07 - 14/2/1950 với chủ đề "Chiến đấu và xây dựng tương lai". Phát huy thành công của Đại hội, hàng vạn nam nữ thanh niên hăng hái xung phong tham gia phục vụ các chiến dịch, phong trào "Tòng quân giết giặc lập công" phát triển khắp mọi nơi. Ngày 19/10/1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết đổi tên Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam thành Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ II từ ngày 25/10 - 04/11/1956, Bác Hồ đã ân cần căn dặn: "Đảng và Chính phủ ta có thể tự hào đã tạo nên một thế hệ thanh niên dũng cảm như các cháu và mong các cháu tiếp tục phấn đấu hăng hái cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nước nhà". Từ ngày 23 - 25/3/1961, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III được triệu tập tại Hà Nội, Đại hội đã phát động phong trào "Xung phong tình nguyện vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất". Tháng 8/1964, đế quốc Mỹ leo thang gây chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc, Ở miền Bắc, hàng triệu ĐVTN đăng ký tham gia phong trào "Ba sẵn sàng" nêu cao quyết tâm chi viện cho chiến trường miền Nam với tinh thần "Chưa thắng giặc Mỹ, chưa về quê hương". Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đảng, thể theo nguyện vọng của cán bộ, ĐVTN cả nước, BCH TW Đảng đã ra quyết định: Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam được mang tên Đoàn thanh niên Lao động Hồ Chí Minh; Thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã làm nên một đại thắng mùa xuân năm 1975, cả nước thống nhất và đi lên xây dựng CNXH. Sau ngày thống nhất nước nhà, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) đã ra quyết định Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh mang tên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Từ ngày 20 - 22/11/1980, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV đã được tiến hành tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã quyết định đẩy mạnh hơn nữa phong trào “Ba xung kích” thành cao trào thi đua hành động cách mạng của tuổi trẻ thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, diễn ra tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 17 - 21/ 12/2007. Đại hội đã khẳng định: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục đổi mới toàn diện, phấn đấu thực sự trở thành người bạn thân thiết của thanh niên, định hướng cho thanh niên đến với lý tưởng cách mạng và những giá trị cao đẹp, đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp, xung kích trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Các phong trào, các cuộc vận động và các hoạt động của Đoàn đều phải hướng tới mục tiêu tập hợp, đoàn kết, giáo dục thanh niên, tạo môi trường lành mạnh, an toàn cho thanh niên rèn luyện và tự khẳng định, vì sự tiến bộ của thanh niên và sự phát triển của đất nước. 84 năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các thế hệ thanh niên Việt Nam đã nối tiếp nhau viết nên những truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước, đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, trung thành tuyệt đối với Đảng, gắn bó chặt chẽ với lợi ích dân tộc, với nhân dân và chế độ XHCN; truyền thống xung kích cách mạng, xung phong tình nguyện, sẵn sàng đón nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo; truyền thống đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Nối tiếp truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam hôm nay vững bước dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, với hoài bão cách mạng đang ngày đêm phấn đấu, đem sức trẻ, nhiệt tình ra sức cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. "Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội", lời dạy của Bác Hồ muôn vàn kính yêu cũng chính là tâm niệm của mỗi thanh niên, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm tin tưởng đặc biệt đối với thế hệ trẻ, đó chính là niềm cổ vũ lớn lao, là động lực mạnh mẽ để tuổi trẻ tự tin vững bước. Kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, phát huy truyền thống vẻ vang của Đoàn và các thế hệ thanh niên Việt Nam, tuổi trẻ hôm nay hãy ra sức học tập, rèn luyện và làm theo lời Bác; thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” - Vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ. Tuổi trẻ trường THCS 1 Sông Đốc rất tự hào vì được Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, đồng thời càng thấy rõ trách nhiệm của mình đối với tổ quốc, với dân tộc trong chặng đường sắp tới. Để xứng đáng là nồng cốt nước nhà, tô thắm thêm truyền thống của dân tộc, của Đảng, của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, mỗi đoàn viên thanh niên luôn nguyện chung sức, chung lòng, xây dựng quê hương Sông Đốc tươi đẹp, giàu về kinh tế, mạnh về an ninh quốc phòng, làm theo Bác Hồ dạy: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, đem sức trẻ và hoài bảo cách mạng hoàn thành bất cứ nhiệm vụ khó khăn mà Đảng và nhân dân giao phó. 2. Học sinh trả lời các câu hỏi sau đây: Câu 1: Nêu quá trình hình thành và phát triển của Đoàn từ khi thành lập cho đến nay, lấy một số dẫn chứng? Câu 2: Hãy viết đoạn văn không quá 100 từ nói về việc ra sức học tập để góp phần xây dựng trường THCS 1 Sông Đốc đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015. Ghi chú: GVCN tham khảo, soạn bài và tổ chức hoạt động cho lớp vào tuần 28, kí sổ TD tiết học
File đính kèm:
- Giao_an_NGLL_thang_3_2015.doc