Giáo án Mỹ thuật Lớp 9 - Học kỳ II

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS hiểu sơ lược về chạm khắc gỗ đình làng Việt nam.

2. Kỹ năng: Biết quan sát, phân tích nội dung của một số tác phẩm điêu khắc.

3. Thái độ:

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng

- HS có thái độ yêu quý, giữ gìn, trân trọng các công trình văn hoá lịch sử của quê hương, đất nước.

4. Hình thành năng lực cho học sinh:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên: Sưu tầm tranh, ảnh về đình làng.

2. Học sinh: Xem bài ở nhà.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

 

doc27 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 9 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..............................................
TỔ TRƯỞNG DUYỆT
Ngày tháng năm 2017
Tuần: 24+25
Tiết: 5+6. Vẽ tranh.
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH QUÊ HƯƠNG (2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: HS hiểu thêm về thể loại tranh phong cảnh.
2. Kỹ năng: HS biết cánh tìm, chọn cảnh đẹp và vẽ được tranh đề tài phong cảnh quê hương
3. Thái độ: HS thêm yêu quê hương và tự hào về nơi mình đang sinh sống
4. Hình thành năng lực cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: 
- Một số tranh phong cảnh (của hoạ sỹ và HS) về các vùng miền khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ tranh.
 2. Học sinh: Giấy vẽ, màu, chì, hoặc giấy thủ công, bìa, hồ dán.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)
*Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại những hình ảnh thường được sử dụng trong tranh phong cảnh, từ đó tạo tâm thế giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
* Giới thiệu bài mới:
- GV yêu cầu HS kể những hình ảnh thường được sử dụng trong tranh phong cảnh.
- GV nhận xét, chốt lại và giới thiệu bài mới.
- HS làm việc theo cá nhân.
- HS nhận xét, đóng góp ý kiến cho nhau.
- HS ghi nhớ kiến thức.
B. Hoạt động hình thành kiến thức: (35’)
* Mục tiêu:
- HS hiểu thêm về thể loại tranh phong cảnh.
- HS biết cánh tìm, chọn cảnh đẹp và vẽ được tranh đề tài phong cảnh quê hương
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Một dãy phố.
- Một góc chợ.
- Một con sông
- Phong cảnh làng quê.
GV tổ chức cho HS tìm hiểu về nội dung đề tài.
HS làm việc theo cá nhân.
II. Cách vẽ tranh
- Chọn hình ảnh tiêu biểu phù hợp với nội dung.
- Tìm bố cục, sắp xếp các mảng hình chính, phụ.
- Vẽ màu theo cảm nhận riêng. Chú ý tới đậm nhạt của màu sắc và không gian chung của cảnh vật.
 GV đặt câu hỏi để học sinh tìm ra cách vẽ tranh phong cảnh quê hương.
HS làm việc theo cá nhân.
III. Thực hành:
Vẽ tranh về đề tài phong cảnh quê hương
GV tổ chức cho HS làm bài: lưu ý HS cách phác khung hình chung, cách tìm tỉ lệ và vẽ phác nét chính, 
HS làm việc theo cá nhân.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( Nhận xét) (5’)
* Mục tiêu: HS nhận xét được bài vẽ của bạn cũng như biết được những ưu điểm , hạn chế của bài vẽ của mình.
* Nhận xét bài
- Tổ chức cho HS nhận xét bài vẽ. 
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại.
- HS làm theo nhóm, các nhóm bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỔ TRƯỞNG DUYỆT
Ngày tháng năm 2017
Tuần: 26
Tiết: 7
CHẠM KHẮC GỖ ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: HS hiểu sơ lược về chạm khắc gỗ đình làng Việt nam.
2. Kỹ năng: Biết quan sát, phân tích nội dung của một số tác phẩm điêu khắc.
3. Thái độ:
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của chạm khắc gỗ đình làng
- HS có thái độ yêu quý, giữ gìn, trân trọng các công trình văn hoá lịch sử của quê hương, đất nước.
4. Hình thành năng lực cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: Sưu tầm tranh, ảnh về đình làng. 
2. Học sinh: Xem bài ở nhà.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)
*Mục tiêu: Giúp HS biết sơ lược về đình làng, từ đó tạo tâm thế giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
* Giới thiệu bài mới:
- GV yêu cầu HS kể những đình làng ở địa phương mà em biết.
- GV nhận xét, chốt lại và giới thiệu bài mới.
- HS làm việc theo cá nhân.
- HS nhận xét, đóng góp ý kiến cho nhau.
- HS ghi nhớ kiến thức.
B. Hoạt động hình thành kiến thức: (35’)
* Mục tiêu:
- HS hiểu sơ lược về chạm khắc gỗ đình làng Việt nam.
- Biết quan sát, phân tích nội dung của một số tác phẩm điêu khắc.
I/ Vài nét khái quát về đình làng Việt nam.
- Đình là nơi thờ thành Hoàng làng, là ngôi nhà chung, nơi hội họp giải quyết các công việc của làng, xã và lễ hội hàng năm.
- Kiến trúc mộc mạc, khoẻ khoắn, sinh động kết hợp chạm khắc trang trí.
- Đình làng là niềm tự hào của người dân đối với quê hương (đi vào tiềm thức con người: cây đa, bến nước, sân đình)
- VD: Đình Bảng (Bắc Ninh), Thổ Tang (Vĩnh Phúc); Thổ Hà (Bắc Giang); 
Chu Quyến, Tây Đằng (Hà Tây).
GV tổ chức cho HS tìm hiểu khái quát về đình làng qua các câu hỏi:
- Đình làng dùng để làm gì?
- Kiến trúc đình làng có đặc điểm gì?
- Nêu tên một số đình làng tiêu biểu ở VN?
HS làm việc theo cá nhân.
II/ Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng.
- Đình làng là một dòng nghệ thuật dân gian đặc sắc, độc đáo được những người nghệ nhân nông dân sáng tạo nên.
- Cách chạm khắc dứt khoát, khoẻ khoắn, phóng khoáng tạo nên độ nông sâu (có độ sáng tối, lung linh huyền ảo)
- Nội dung của các bức chạm khắc diễn tả: 
+ Cuộc sống hàng ngày của con người, mộc mạc, giản dị; 
+ Cách tạo hình khoẻ khoắn, mạch lạc, tự do thoát khỏi những chuẩn mực chặt chẽ, khuôn mẫu của nghệ thuật cung đình, mang đậm đà bản tính dân gian và bản sắc dân tộc.
 GV cho HS thảo luận tìm hiểu về nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng: Nội dung, giá trị nghệ thuật.
HS làm việc theo nhóm.
III/ Một vài đặc điểm chạm khắc gỗ đình làng.
- Các bức chạm khắc chủ yếu là phản ánh những sinh hoạt của nhân dân trong cuộc sống thường nhật.
- Nghệ thuật chạm khắc mộc mạc, khoẻ khoắn, phóng khoáng, bộc lộ tâm hồn sáng tạo của người nông dân.
GV tổ chức cho HS làm bài: lưu ý HS cách phác khung hình chung, cách tìm tỉ lệ và vẽ phác nét chính, 
HS làm việc theo cá nhân.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Củng cố)(5’)
* Mục tiêu: HS nêu khái quát được nội dung cơ bản của bài học.
* Củng cố:
- Tổ chức cho HS khái quát lại bài học bằng sơ đồ hóa. 
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại.
- HS làm theo nhóm.
- HS ghi nhớ kiến thức.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỔ TRƯỞNG DUYỆT
Ngày tháng năm 2017
Tuần: 27+28
Tiết: 8+9.VTT
 TẬP PHÓNG TRANH ẢNH (2 TIẾT).
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU 
Kiến thức: HS biết cách phóng tranh ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
2. Kĩ năng: HS phóng được tranh ảnh đơn giản.
3. Thái độ: HS có thói quen quan sát và cách làm việc kiên trì, chính xác.
4. Hình thành năng lực cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: Tranh ảnh mẫu và những tranh ảnh đã được phóng to. Hình minh họa cách phóng tranh.
2. Học sinh: Giấy vẽ, màu, chì, hình mẫu, thước kẻ.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)
*Mục tiêu: Giúp HS biết vai trò của việc phóng tranh, ảnh; từ đó tạo tâm thế giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
* Giới thiệu bài mới:
- GV cho HS 2 bức tranh 1 bức có kích thước nhỏ và 1 bức có kích thước lớn và yêu cầu HS cho biết 2 bức tranh trên khác nhau ở chỗ nào? tranh này.
- GV nhận xét, chốt lại và giới thiệu bài mới.
- HS làm việc theo cá nhân.
- HS nhận xét, đóng góp ý kiến cho nhau.
- HS ghi nhớ kiến thức.
B. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 80’)
* Mục tiêu:
- HS biết cách phóng tranh ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
- HS phóng được tranh ảnh đơn giản.
I/ Quan sát, nhận xét
Có những bức tranh ảnh rất cần cho việc học tập, vui chơi giải trí và nhiều hoạt động trong cuộc sống, nhưng lại có khuôn khổ nhỏ không đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Để phát huy tác dụng của các tranh, ảnh đó có thể dùng kĩ thuật phóng tranh, ảnh để phóng to gấp nhiều lần..
GV tổ chức cho HS tìm hiểu về tác dụng của việc phóng tranh.`
HS làm việc theo cá nhân.
II/ Cách phóng tranh ảnh
1/ Cách 1: Kẻ ô vuông
Tìm vị trí của hình qua các đường kẻ ô vuông
Vẽ hình cho giống với mẫu.
2/ Cách 2: Kẻ ô vuông
Sau đó kẻ các đường chéo
 GV cho HS quan sát minh họa phóng tranh bằng 2 cách trên bảng (hoặc bảng phụ) 
HS làm việc cá nhân.
III/ Thực hành:
 Vẽ phóng một bức tranh, ảnh bằng một trong hai cách trên (tự chọn tranh, ảnh theo ‎ thích)
GV yêu cầu HS chọn tranh, ảnh đơn giản trong SGK hoặc hình đã chuẩn bị để kẻ ô vuông và phóng. Khi kẻ ô vuông có phần lẻ (không chẵn số ô vuông) ở tranh ảnh mẫu thì phần lẻ ở bản phóng to cũng đồng dạng với phần lẻ ở bản mẫu.
HS làm việc theo cá nhân.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( Nhận xét) (5’)
* Mục tiêu: HS nhận xét được bài vẽ của bạn cũng như biết được những ưu điểm , hạn chế của bài vẽ của mình.
*Nhận xét
- Tổ chức cho HS nhận xét bài vẽ. 
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại.
- HS làm theo nhóm, các nhóm bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỔ TRƯỞNG DUYỆT
Ngày tháng năm 2018
Tuần: 29+30
Tiết: 10+11
ĐỀ TÀI LỄ HỘI (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: HS hiểu ý nghĩa và nội dung của một số lễ hội ở nước ta.
2. Kỹ năng: HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài lễ hội.
3. Thái độ: HS yêu quê hương và những lễ hội của dân tộc. 
4. Hình thành năng lực cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: 
- Ảnh về các lễ hội ở nước ta
- Bài vẽ về đề tài lễ hội của HS các năm trước.
- Bài vẽ về đề tài lễ hội của Các hoạ sỹ.
- Hình minh họa cách vẽ.
2. Học sinh: Giấy vẽ, màu, chì, tẩy.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)
*Mục tiêu: Giúp HS biết được các lễ hội lớn ở các miền trên đất nước ; từ đó tạo tâm thế giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
* Giới thiệu bài mới:
- GV cho HS xem một số hoạt động lễ hội ở nước ta và yêu cầu HS nêu các hoạt động ở các lễ hội.
- GV nhận xét, chốt lại và giới thiệu bài mới.
- HS làm việc theo cá nhân.
- HS nhận xét, đóng góp ý kiến cho nhau.
- HS ghi nhớ kiến thức.
B. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 80’)
* Mục tiêu:
- HS biết cách phóng tranh ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
- HS phóng được tranh ảnh đơn giản.
I/ Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Lễ hội đầu xuân
- Lễ hội xuống đồng.
- Hội đam trâu. 
- Múa sư tử.
GV tổ chức cho HS thảo luận để tìm và chọn nội dung đề tài.
HS làm việc theo cá nhân.
II/ Cách vẽ tranh
- Chọn nội dung đề tài.
- Tìm những hình ảnh tiêu biểu phù hợp với nôi dung đề tài.
- Sắp xếp hình ảnh chính phụ cho hợp lý
- Vẽ màu.
 GV tổ chức hướng dẫn HS cách vẽ tranh: Tìm nội dung, bố cục, vẽ hình và vẽ màu.
HS làm việc theo cá nhân.
III/ Thực hành:
 Vẽ tranh về đề tài lễ hội.
GV tổ chức cho HS làm bài: lưu ý HS cách tìm bố cục, vẽ hình và vẽ màu.
HS làm việc theo cá nhân.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( Nhận xét) (5’)
* Mục tiêu: HS nhận xét được bài vẽ của bạn cũng như biết được những ưu điểm , hạn chế của bài vẽ của mình.
*Nhận xét
- Tổ chức cho HS nhận xét bài vẽ. 
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại.
- HS làm theo nhóm, các nhóm bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỔ TRƯỞNG DUYỆT
Ngày tháng năm 2018
Tuần: 31
Tiết: 12
TRANG TRÍ HỘI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: HS hiểu được một số kiến thức sơ lược về trang trí hội trường.
2. Kĩ năng:
- HS vẽ được phác thảo trang trí hội trường.
- HS thấy được vẻ đẹp và sự cần thiết của trang trí hội trường.
3. Thái độ: HS thêm yêu thích hình thức trang trí hội trường.
4. Hình thành năng lực cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: 
- Tranh ảnh vẽ trang trí hội trường.
- Một số bài vẽ trang trí hội trường của HS lớp trước.
- Hình gợi ý cách trang trí hội trường.
2. Học sinh: Giấy vẽ, màu, chì, tẩy.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)
*Mục tiêu: Giúp HS biết được các hình thức trang trí hội trường; từ đó tạo tâm thế giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
* Giới thiệu bài mới:
- GV cho HS xem một số hình thức trang trí hội trường ở và yêu cầu HS nêu nhận xét về các hình thức trang trí hội trường này.
- GV nhận xét, chốt lại và giới thiệu bài mới.
- HS làm việc theo cá nhân.
- HS nhận xét, đóng góp ý kiến cho nhau.
- HS ghi nhớ kiến thức.
B. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 80’)
* Mục tiêu:
- HS biết các hình thức trang trí hội trường.
- HS biết cách trang trí và vẽ phác thảo được một hội trường đơn giản.
I/ Quan sát, nhận xét 
Ngày lễ, ngày hội cần được trang trí đẹp và trang trọng.
Phần trang trí thường là sân khấu, được thiết kế cao hơn nền, có lối lên xuống, có treo phông màu.
Cách trang trí lễ hội, hội trường tùy thuộc vào nội dung của buổi lễ thường có: quốc kì, ảnh tượng lãnh tụ
Có thể trang trí đối xứng, không đối xứng nhưng cần đảm bảo cân đối thuận mắt.	
GV tổ chức cho HS tìm hiểu về hội trường qua các câu hỏi:
- Hội trường là gì?
- Ở trường ta có hội trường không?
- Hội trường gồm những gì?
HS làm việc theo cá nhân.
II/ Cách trang trí hội trường
- Xác định nội dung ( tên buổi lễ hoặc hội thảo..)
- Chuẩn bị chữ (chọn kểu chữ cho phù hợp) và các hình ảnh cần thiết ( quốc kì, ảnh lãnh tụ, biểu trưng..)
- Sắp xếp hoàn thiện các hình ảnh và mảng chữ ( bố cục có trọng tâm)
 GV tổ chức hướng dẫn HS cách vẽ tranh: Tìm nội dung, bố cục, vẽ hình và vẽ màu.
HS làm việc theo cá nhân.
III/ Thực hành:
 Trang trí hội trường theo ý thích.
GV tổ chức HS thực hành và hướng dẫn HS cách tìm bố cục, cách kẻ chữ và vẽ màu.
HS làm việc theo cá nhân.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( Nhận xét) (5’)
* Mục tiêu: HS nhận xét được bài vẽ của bạn cũng như biết được những ưu điểm , hạn chế của bài vẽ của mình.
*Nhận xét
- Tổ chức cho HS nhận xét bài vẽ. 
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại.
- HS làm theo nhóm, các nhóm bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TỔ TRƯỞNG DUYỆT
Ngày tháng năm 2018
Tuần: 32
Tiết: 13. Thường thức mĩ thuật.
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức:
 - HS hiểu sơ lược về Mỹ thuật của các dân tộc ít người ở Việt nam.
 - HS thấy được sự phong phú, đa dạng của nền nghệ thuật dân tộc Việt nam.
2. Kỹ năng: Rèn HS có kỹ năng quan sát, đánh giá các giá trị nghệ thuật của dân tộc.
3. Thái độ: HS có thái độ trân trọng, yêu quý và có ý thức bảo vệ các di sản nghệ thuật của dân tộc.
4. Hình thành năng lực cho học sinh:
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: 
- Một số hình ảnh, phiên bản mẫu thêu thổ cẩm của dân tộc ít người, các ảnh về nhà sàn, nhà rông, nhà mồ và tượng nhà mồ, tháp Chăm và điêu khắc Chăm.
- Những phiên bản tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học trong tủ sách nghệ thuật của nhà xuất bản Kim Đồng.
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết có liên quan đến nội dung bài học.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động dẫn dắt vào bài: (5’)
*Mục tiêu: HS biết sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người, từ đó tạo tâm thế giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
* Giới thiệu bài mới:
- GV cho HS xem một số hình ảnh về mĩ thuật các dân tộc ít người.
- GV nhận xét, chốt lại và giới thiệu bài mới.
- HS làm việc theo cá nhân.
- HS nhận xét, đóng góp ý kiến cho nhau.
B. Hoạt động hình thành kiến thức: ( 35’)
* Mục tiêu:
- HS hiểu sơ lược về Mỹ thuật của các dân tộc ít người ở Việt nam.
- HS thấy được sự phong phú, đa dạng của nền nghệ thuật dân tộc Việt nam.
- Rèn HS có kỹ năng quan sát, đánh giá các giá trị nghệ thuật của dân tộc.
I/ Vài nét khái quát về các dân tộc ít người ở Việt nam.
 - Trên Đất nước Việt nam có 54 dân tộc anh em sinh sống (Kinh, Mường, H’Mông, Thái, Tày, Nùng, Ba na, Xơ đăng, Chăm, Khơ me,...)
 - Ngoài những đặc điểm chung ở sự phát triển về kinh tế, xã hội và văn hoá lại có những nét đặc sắc riêng tạo nên bức tranh nhiều màu sắc, phong phú về hình thức và sinh động về nội dung của nền văn hoá dân tộc Việt nam.
GV: Trên Đất nước Việt nam có bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống?
GV: Kể tên một số dân tộc mà em biết?
GV: nhận xét, củng cố bổ sung và chốt lại
HS làm việc theo cá nhân.
II/ Một số đặc điểm của Mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt nam.
1/ Tranh thờ và thổ cẩm
a) Tranh thờ:
Là tranh phản ánh ý thức hệ lâu đời của đồmg bào dân tộc nhằm hướng thiện, răn cái ác và cầu may mắn phúc lành cho mọi người . Tranh vẽ thường dùng màu nguyên chất .
b) Thổ cẩm: Là nghệ thuật trang trí trên vải đặc sắc được thể hiện bằng bàn tay khéo léo, tinh xảo của người phụ nữ dân tộc
2/ Nhà Rông và tượng nhà mồ Tây nguyên
a) Nhà Rông
 - Là ngôi nhà chung của buôn làng, có vị trí tương tự như đình làng của người Kinh ở miền xuôi
 - Nhà Rông làm bằng gỗ, mái lợp cỏ tranh hoặc lá cây. 
b) Tượng gỗ Tây nguyên (Tượng nhà mồ)
 Một số dân tộc ở Tây nguyên (Gia Rai, Ba na, Ê đê,...) có phong tục làm nhà rất đẹp cho người chết gọi là nhà mồ. Nhà mồ có nhiều tượng đặt ở xung quanh để làm vui lòng người đã khuất.
3/ Tháp Chăm và điêu khắc Chăm
a) Tháp Chăm
- Là công trình kiến trúc độc đáo của dân tộc Chăm. Tháp có cấu trúc hình vuông nhiều tầng
b) Điêu khắc Chăm.
- Tượng tròn và phù điêu trang trí gắn bó chặt chẽ với khu kiến trúc Chăm. 
Gv cho HS thảo luận về :
Tranh thờ và thổ cẩm
Nhà rông và tượng nhà mồ Tây Nguyên
Tháp Chăm và điêu khắc chăm.
HS làm việc theo nhóm.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Củng cố) (5’)
* Mục tiêu: HS hệ thống lại kiến thức đã học.
*Nhận xét
- Tổ chức cho HS khái quát bài học qua sơ đồ hóa.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại.
- HS làm theo nhóm, các nhóm bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12737695.doc