Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Tiết 15: Vẽ tranh Đề tài gia đình

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.

GV yêu cầu HS tìm chọn nội dung đề tài gần gũi, có những hình ảnh quen thuộc như: bữa cơm gia đình, một ngày vui trong nhà, đến thăm ông bà nội - ngoại, dọn dẹp nhà cửa, vẽ chân dung người thân,

- Không nên chọn hoạt động khó, không phù hợp với khả năng.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước vẽ tranh đề tài.

- Sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung nhắc lại nhanh các bước để học sinh nhớ lại:

Gv nhấn mạnh: Dù vẽ bằng chất liệu gì cũng cần phải vẽ màu cho trong và hài hòa, nên tập chung màu sắc mạnh mẽ , tươi sáng vào mảng chính, không nhất thiết lệ thuộc vào màu sắc của tự nhiên nhưng cần dựa vào nó để vẽ tranh của mình. Vẽ màu cần vẽ kín mặt tranh và điều chỉnh đậm nhạt của màu.

Trong những bài vẽ tranh , cách vẽ cơ bản là giống nhau, chỉ khác ở cách thể hiện các hoạt động gắn với nội dung cụ thể.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 8 - Tiết 15: Vẽ tranh Đề tài gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
 	Tiết 15: Vẽ tranh
 ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được nội dung và cách vẽ tranh đề tài gia đình
2. Kĩ năng
- Chọn và vẽ được một bức tranh đề tài theo ý thích
3. Thái độ
- Học sinh biết yêu thương ông bà, cha mẹ và người than trong gia đình.
4. Năng lực: Năng lực quan sát và sử lí thông tin, năng lực biểu đạt, năng lực phân tích và trình bày, năng lực giao tiếp và đánh giá, năng lực cảm thụ thẩm mĩ 
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên 
- Một số tranh, ảnh về đề tài gia đình
- Tranh của học sinh khóa trước
2. Học sinh: - SGK, Giấy, chì, tẩy...
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp vấn đáp, gợi mở.
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp thực hành.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng, dụng cụ của học sinh
- Bài mới:
Gia đình là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, là tổ ấm nươi lớn chúng ta khôn lớn trưởng thành, mỗi con người ai cũng phải có gia đính, ở đó có những người thân yêu nhất. Để thể hiện tình cảm của mình đối với những người thân trong gia đình qua tranh vẽ. Bài hôm nay giúp các em làm được điều đó.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh tìm chọn nội dung đề tài.
Trong gia đình em thường diễn ra hoạt động tập thể gì?
GV: Vẽ tranh gia đình là phản ánh hoạt động sinh hoạt đời thường của một gia đình.
GV: + Đề tài này rất phong phú , cùng một nội dung học sinh có thể vẽ nhiều hoạt động khác nhau.
+ Hãy nhớ lại các hoạt động liên quan tới gia đình mà mình đã tham gia , đã chứng kiến
+ Tìm nội dung chủ đề nào, chọn các hoạt động nào phù hợp với khả năng của bản thân.
+ Lựa chọn hoạt động nào tiêu biểu, thể hiện rõ nội dung về gia đình để có thể đưa vào tranh của mình.
+ Lựa chọn khung cảnh nào thì phù hợp với nội dung của tranh.
+ Lựa chọn hoạt động nào gần gũi mà mình thích.
GV yêu cầu học sinh giới thiệu một số tranh đã sưu tầm được.
GV cho học sinh xem thêm một số bức tranh vẽ của học sinh và họa sĩ về đề tài gia đình.
HS quan sát
GV: Em có nhận xét gì về bố cục? 
HS trả lời
GV: Các nhân vật đang làm gì? Màu sắc trong bức tranh như thế nào?
Gv nhận xét bổ sung cho học sinh thấy được vẻ đẹp của các bức tranh.
GV: Với nội dung vẽ tranh đề tài gia đình em thể hiện hình ảnh trong tranh của mình là gì?
HS trả lời
Gv nhận xét bổ sung
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
GV yêu cầu HS tìm chọn nội dung đề tài gần gũi, có những hình ảnh quen thuộc như: bữa cơm gia đình, một ngày vui trong nhà, đến thăm ông bà nội - ngoại, dọn dẹp nhà cửa, vẽ chân dung người thân,
- Không nên chọn hoạt động khó, không phù hợp với khả năng.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước vẽ tranh đề tài.
- Sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung nhắc lại nhanh các bước để học sinh nhớ lại:
Gv nhấn mạnh: Dù vẽ bằng chất liệu gì cũng cần phải vẽ màu cho trong và hài hòa, nên tập chung màu sắc mạnh mẽ , tươi sáng vào mảng chính, không nhất thiết lệ thuộc vào màu sắc của tự nhiên nhưng cần dựa vào nó để vẽ tranh của mình. Vẽ màu cần vẽ kín mặt tranh và điều chỉnh đậm nhạt của màu.
Trong những bài vẽ tranh , cách vẽ cơ bản là giống nhau, chỉ khác ở cách thể hiện các hoạt động gắn với nội dung cụ thể.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập để học sinh làm.
Giáo viên đi từng bàn để góp ý nhắc nhở học sinh về :
+ Cách xác định bố cục 
+ Cách tìm hình 
+ Cách phác hình và hoàn thiện hình
Trên thực tế bài vẽ của học sinh.
Giáo viên động viên nhắc nhở học sinh hoàn thành bài vẽ hình sau tiết học
I. Tìm và chọn nội dung đề tài.
- Bữa cơm gia đình, một ngày vui trong nhà, đến thăm ông bà nội - ngoại, dọn dẹp nhà cửa, vẽ chân dung người thân,
- Bố cục chặt chẽ
- Diễn tả các hoạt động hàng ngày. Màu sắc tươi sáng
II. Cách vẽ
B1. Lựa chọn nội dung đề tài
B2. T×m bè côc (Ph¸c h×nh m¶ng chÝnh vµ m¶ng phô)
B3. VÏ h×nh (Chi tiÕt chÝnh, vÏ thªm c¸c chi tiÕt phô kh¸c cho phï hîp)
B4. VÏ mµu (Theo c¶m xóc vµ s¸ng t¹o).
III. Thực hành
Bài tập: Vẽ một bức tranh về đề tài gia đình
3. Củng cố, đánh giá kết quả học tập
Giáo viên lựa chọn một số bài tốt và có khuyết điểm của học sinh để nhận xét.
? Chỉ ra ưu điểm và nhược điểm ở bài vẽ của bạn? hướng khắc phục?
+ Bố cục 
+ Vẽ hình chính, hình phụ
Giáo viên nhận xét về bài vẽ của học sinh.
Giáo viên nhận xét giờ học, tuyên dương các em có bài vẽ tốt, động viên khuyến khích các em có bài vẽ chưa tốt.
4. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà vẽ tiếp phần vẽ hình
- Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ
V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docxBai 12 De tai Gia dinh_12711208.docx