Giáo án Mỹ thuật lớp 6 đủ năm
BÀI 22: VẼ THEO MẪU
MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT
(Tiết 2: Vẽ đậm nhạt)
I. Mục tiêu bài học:
1) Kiến thức: Học sinh phân biệt được độ đậm nhạt của cái hình trong các hộp. Biết cách phân mảng đậm nhạt.
2) Kĩ năng: Học sinh diễn tả được độ đậm nhạt với 4 mức độ chính, đậm vừa, nhạt và nóng.
3) Thái độ: Học sinh thích quan sát, tìm tòi và yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bài vẽ đậm nhạt hoàn chỉnh.
- Bài vẽ của học sinh năm trước.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị mẫu theo nhóm.
- Giấy vẽ trước, bút chì, tẩy.
hể, - B2: Tìm bố cục ( Phác các mảng hình chính, phụ) - B3: Vẽ Hình ảnh vào các mảng - B4: Vẽ màu (Phù hợp nội dung) . III. Thực hành BT: Vẽ tranh đề tài bộ đội IV. Đánh giá Trưng bày sản phẩm theo nhóm NL quan sát tư duy NL Nhận biết. NL giải quyết vấn đề, NL thực hành sáng tạo NL nhận biết màu 4.Củng cố:1’ - GV nhắc lại nội dung kiến thức của bài học. Nhận xét chung tiết học 5. Hướng dẫn:1’ - BTVN: Hoàn thành tiếp bài - CBBS: Vẽ trang trí- Trang trí đường diềm. Tiêt sau mang đầy đủ dụng cụ học tập. Ngày soạn: ../../ 2014 Ngày giảng:./../ 2014 Tiết 15: vẽ trang trí trang trí đường diềm I. Mục tiêu bài dạy: 1) Kiến thức: Học sinh hiểu cái đẹp trong trang trí đường diềm và ứng dụng của đường diềm vào cuộc sống. 2) Kĩ năng: Học sinh biết cách trang trí đường diềm theo trình tự bước đầu tập tô màu theo hoà sắc nóng lạnh. -Học sinh vẽ và tô đường diềm theo ý thích. 3) Thái độ: Học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Một số đồ dùng được trang trí đường diềm. - Bài vẽ của học sinh năm trước 2. Học sinh: - Giấy vẽ, thước kẻ, bút chì, màu... III. Tổ chức các hoạt động học tập: 1.ổn định tổ chức(1’) 2.Kiểm tra bài cũ(2’) - Nêu cách vẽ tranh đề tài Bộ đội? * GV gtb(1’): Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhu cầu về cái đẹp là rất quan trọng. Cuộc sống càng phát triển, nhu cầu về cái đẹp ngày càng cao. Chính vì vậy trang trí đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó làm cho mọi vật đẹp hơn. Trang trí đường diềm là một trong những yếu tố đó. Vởy trang trí đường diềm như thế nào , chúng ta cùng tìm hiểu. 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Năng lực cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét: - Trong gia đình em những đồ vật nào được trang trí đường diềm? - Nêu tác dụng của trang trí đường diềm? - Những hoạ tiết nào thường được sử dụng trang trí đường diềm? - Có những cách trang trí nào? - Nêu nhận xét về màu sắc trang trí? - Trình bày vật, cách trang trí, hoạ tiết, màu sắc vật mẫu nhóm đã chuẩn bị. Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ: - Nêu cách vẽ? Giáo viên thao tác minh hoạ. - GV cho HS xem thêm bài vẽ trang trí đường diềm của HS năm trước. - Nêu nhận xét của em về bài vẽ của các bạn Hoạt động 3: Thực hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài, hd HS sử dụng thước kẻ để kẻ đường thẳng song song, chia ô, tìm vẽ hoạ tiết thích hợp và vẽ màu. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập: -GV cho HS trưng bày bài vẽ lên bảng, gợi ý HS nhận xét bài của mình và của bạn về: trình bày bố cục, hoạ tiết, màu sắc. Tìm ra bài đẹp mình thích. Giáo viên đánh giá nhận xét chung. I. Quan sát, nhận xét -Lọ hoa, bát đĩa, váy áo... - Làm cho đồ vật phong phú và đẹp hơn - Hoa lá, con vật (chim hạc, ong bướm, cá...) và hình mảng trong hình học - Nhắc lại, xen kẽ. - Từ 3-4 màu: Tươi sáng, theo gam nóng, lạnhị phù hợp với vật được trang trí.. II. Cách vẽ - B1: Kẻ hai đường thẳng song song, chia khoảng cách các cô đều nhau. Kẻ trục.. - B2: Vẽ hoạ tiết vào từng ô.(Hoạ tiết xen kẽ, hoạ tiết nhắc lại) - B3: Hoàn thiện - vẽ màu. III. Thực hành -BT: Trang trí đường diềm theo ý thích -Học sinh vẽ bài. IV. Đánh giá kết quả học tập Trưng bày sản phẩm. Nêu nhận xét, đánh giá bài vẽ của bạn. Năng lực nhận biết 4.Củng cố(1’) -GV yêu cầu HS nhắc lại cách trang trí. - HS nêu tác dụng của trang trí đường diềm trong cuộc sống - GV nhận xét bổ sung và liên hệ thực tế. 5.Hướng dẫn(1’) -BTVN: Hoàn thành tiếp bài vẽ. -CBBS: Vẽ theo mẫu- Mẫu dạng hình trụ và hình cầu(T1). Mang mẫu vẽ và dụng cụ học tập. Ngày soạn: ../../ 2014 Ngày giảng:./../ 2014 bài 16: vẽ theo mẫu mẫu dạng hình trụ và hình cầu (T1: Vẽ hình) I. Mục tiêu bài học: 1) Kiến thức: Học sinh biết được cấu tạo của mẫu, biết bố cục bài vẽ thế nào là hài hoà và đẹp. 2) Kĩ năng: Học sinh biết cách vẽ hình và vẽ được hình gần giống với mẫu. 3) Thái độ: Học sinh thích quan sát, học hỏi, tìm tòi. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bài vẽ tỉnh vật của học sinh năm trước. - Tranh tĩnh vật của các họa sĩ và thiếu nhi. 2. Học sinh: - Chuẩn bị mẫu vẽ theo nhóm. - Giấy vẽ, thước kẻ, tẩy. III. Tiến hành dạy - học: 1.ổn định tổ chức(1’) 2.Kiểm tra bài cũ(2’) - Nêu các bước vẽ trang trí đường diềm? * GV gtb(1’): Các em đã được làm quen và vẽ theo mẫu rất nhiều đồ vật có dạng hình đơn giản. Hôm nay các em tiếp tục học vẽ theo mẫu: Mẫu dạng hình trụ và hình cầu. 3.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Năng lực cần đạt Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - So sánh 2 bức tranh có điểm gì khác nhau? - Nêu đặc điểm của quả? - So sánh tỉ lệ của từng vật mẫu? - Cách đặt mẫu như thế nào là hợp lý? - HS lên đặt mẫu Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ: - Nêu cách vẽ? -GV minh hoạ bảng - Nêu nhận xét của em về bài vẽ của các bạn Hoạt động 3: Thực hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập: Giáo viên đánh giá nhận xét chung. I. Quan sát, nhận xét -Tranh1: Vẽ hình. Tranh 2: Hoàn chỉnh đậm nhạt ịđep hơn. - Dạng hình cầu có núm, võ nhẵn Lọ hoa: Dạng hình trụ gồm: Miệng, cổ, vai, thân và đáy lọ. II. Cách vẽ - B1: Phác khung hình chung. Phác khung hình riêng của từng vật mẫu. - B2: Phác tỉ lệ từng phần. - B3: Vẽ chi tiết hoàn thiện. III. Thực hành Học sinh bày mẫu - vẽ theo nhóm. Trưng bày sản phẩm. Nêu nhận xét, đánh giá bài vẽ của bạn. 4.Củng cố(2’) -GV yêu cầu 1 học sinh nhắc lại cách vẽ theo mẫu GV: Qua cách vẽ các vật mẫu trên chúng ta có thể vận dụng vẽ được tất cả những đồ vật dạng tương tự trong cuộc sống *Liên hệ: Đồ vật nào dù to hay nhỏ nó đều có tầm quan trọng riêng đối với con người. Do đó chúng ta phải biết giữ gìn và bảo quản tốt. 5.Hướng dẫn(1’) -BTVN: Quan sát độ đậm nhạt ở đồ vật có mặt cong(lọ, chai...), ở quả dạng hình cầu -CBBS: Vẽ đậm nhạt. Ngày soạn: ../../ 2014 Ngày giảng:./../ 2014 bài 17: vẽ theo mẫu mẫu dạng hình trụ và hình cầu (T1: Vẽ đậm nhạt) I. Mục tiêu bài học 1) Kiến thức: Học sinh biết phân biệt các độ đậm nhạt ở hình trụ và hình cầu: Đậm, đậm vừa, nhạt và sáng. 2) Kĩ năng: Học sinh phân biệt được cac mảng, đậm nhạt theo cấu trúc của hình trụ và hình cầu. -Học sinh vẽ đậm nhạt gần giống mẫu. 3) Thái độ: Học sinh ham thích quan sát, học hỏi, tìm tòi. II. Chuẩn bị: 1) Đồ dùng: + Giáo viên: - Tranh vẽ tĩnh vật, vẽ đậm nhạt. - Bài vẽ của học sinh năm trước + Học sinh: - Chuẩn bị mẫu theo nhóm. - Bài vẽ T1: Bút chì, tẩy. III. Tổ chức các hoạt động dạy học ổn đinh tổ chức. Kiểm tra bài cũ. Trình bày các bước vẽ theo mẫu: Mẫu dạng hình trụ hình cầu. *GV giới thiệu bài. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung Năng lực cần đạt Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: - So sánh 2 bức tranh có điểm gi khác nhau? - So sánh độ đậm nhạt của 2 vật mẫu? - Quan sát hướng đi của ánh sáng? - Nêu độ đậm nhạt từng vật mẫu? - Nêu nhận xét độ đậm nhạt vật mẫu của nhóm. Hoạt động 2: Hướng dẫn vẽ đậm nhạt: - Nêu cách vẽ? Giáo viên thao tác minh hoạ. - Nêu nhận xét của em về bài vẽ của các bạn. Hoạt động 3: Thực hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập: -GV trưng bày sản phẩm của học sinh, hướng dẫn học sinh nhận xét bài củ mình và bài của bạn và tìm ra bài đẹp chưa đẹp Giáo viên đánh giá nhận xét chung. Quan sát nhận xét. -Tranh 1: Vẽ hình. Tranh 2: Hoàn chỉnh đậm nhạt ị đẹp hơn. - Quả màu đỏ đậm hơn bình màu trắng sáng hơn. - Từ cửa chính. - Độ đậm nhạt của hình ánh sáng hơn độ đậm nhạt của quản... Bày mẫu theo nhóm như giờ trước. Cách vẽ đạm nhạt. -B1 Xác định hướng chiếu sáng. -B2 phác các mảng đậm nhạt. -B3 Vẽ đậm nhạt bằng các nét đan xen theo cấu trúc của mẫu. -B4 Vẽ đậm nhạt ở nền để bài vẽ có không gian. III. Thực hành: -HS quan sát vẽ đậm nhạt theo mẫu. -Trưng bày sản phẩm. Nêu nhận xét, đánh giá bài vẽ của bạn. 4.Củng cố : -GV chốt lại nội dung kiến thức bài học, bổ sung kiến thức còn thiếu của học sinh. -Liên hệ thực tế bài học. - Nhận xét chung tiết học. 5. Hướng dẫn: - Bài Tập về nhà: Tự bày mẫu dạng tương tự để vẽ. - Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra hoc kỳ. Tiết sau mang đầy đủ dụng cụ học tập. Ngày soạn: ../../ 2012 Ngày giảng:./../ 2012 bài 18: vẽ trang trí trang trí hình vuông Kiểm tra học kỳ I I. Mục tiêu bài học: 1) Kiến thức: Học sinh hiểu được trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. 2) Kĩ năng: Học sinh biết sử dụng các hoạ tiết dân tộc vào trang trí hình vuông. -Học sinh làm được bài trang trí hình vuông. 3) Thái độ: Học sinh yêu thích môn học. II. Nội dung kiểm tra: 1.Đề tài: Em hãy trang trí một hình vuông theo ý thích, trình bày trên khổ giấy A4, chất liệu màu tuỳ chọn. 2. Đáp án: Học sinh tự sắp xếp bố cục mảng hình theo ý tưởng của mình, hoạ tiết có thể là hoa lá, ong bướm, con vật cách điệu, sử dụng gam màu theo ý thích. *Biểu điểm: -Loại Đ: Bài vẽ có sự sáng tạo độc đáo, bố cục mảng hình hợp lý, hoạ tiết tinh tế, màu sắc có đậm nhạt, hài hoà về sắc màu. - Loại CĐ: Bài làm còn sơ sài, hoặc chưa đạt được những yêu cầu trên. 3. Kết quả: - Số HS chưa kiểm tra: - Tổng số bài:.Trong đó: Đ: CĐ: 4.Nhận xét, rút kinh nghiệm: - Giờ kiểm tra: - Bài làm của HS: +Ưu: +Nhược: 5.Hướng dẫn HS học tập ở nhà: Trang trí một hình vuông theo ý thích. Học Kỳ II Ngày soạn: ../../ 2013 Ngày giảng:./../ 2013 bài 19: thưởng thức mĩ thuật tranh dân gian việt nam I. Mục tiêu bài học: 1) Kiến thức: Học sinh hiểu nguồn gốc, ý nghĩa vai trò của tranh dân gian trogn đời sống xã hội việt nam. 2) Kĩ năng: Học hiểu giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo thông qua nội dung và hình thức thể hiện của tranh dân gian. 3) Thái độ: Học sinh tự hào về dòng tranh mang đậm nét văn hoá cảu dân tộc. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bộ tranh đồ dùng dạy học. - Tranh sưu tầm. 2. Học sinh: - Sưu tầm tranh dân gian Việt Nam. III. Tiến hành dạy - học: 1.ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ *GV giới thiệu bài: 3. Bài mới: Giáo viên phát phiếu học tập học sinh thảo luận nhóm. + Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh dân gian Việt Nam (10p') - Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tranh dân gian Việt Nam? (Nằm trong dòng nghệ thuật cổ Việt Nam, có từ lâu đời được truyền từ đời này sang đời khác, thường được bày bán vào các dịp tết). Tranh dân gian do một tập thể các nghệ nhân sáng tác. Các dòng tranh dân gian nổi tiếng như: Đông Hồ (BN), Hàng Trống (HN), Kim Hà (Hà Tây). Tranh dân gian được in từ bản khắc và tô màu bằng tay. + Hoạt động 2: Tìm hiểu kỹ thuật làm tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam : (10p') - So sánh 2 bức tranh kỹ thuật thuộc dòng tranh nào, nêu sự giống và khác nhau của 2 bức tranh? (Tranh "Ngũ Hổ" - Hàng Trống - Hà Nội. Được in bằng 1 bản khắc viền nét đen và được tô màu bằng tay. Màu là phẩn nhuộm, nét tô vừa đậm, nhạt, chau chuốt, tinh tế. Thuộc thể loại tranh thờ. Tranh "Gà mái" - Đông Hồ - BN thuộc thể loại đề tài lao động sản xuất. Nét viền to đậm, rõ ràng. Mỗi màu được in bằng một bảnkhắc khác nhau. Màu sắc lấy sẵn từ trong thiên nhiên như vàng (Nghệ, hoa hoè), đen (tro rơm)... +Hoạt động 3: Tìm hiểu về đề tài tranh dân gian Việt Nam: (10p’) - Tranh dân gian thường đi vào những đề tài nào? Lấy VD mỗi thể loại? (Đề tài gần gũi với người dân lao động) - Tranh chúc tụng Vinh Hoa, phú quý, phúc lộc thọ. - Tranh về đề tài sinh hoạt vui chơi, bịt mắt bắt dê, hứng dừa... - Tranh về đề tài lao động sản xuất: Gà mái, lợn đàn... - Tranh phê phán: Đánh ghen, đám cưới chuột... - Tranh ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên: Lý Ngự vọng nguyệt. - Tranh vẽ theo tích truyện: Thạch Sanh. + Hoạt động 4: Tìm hiểu giá trị nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam (10p') - Nêu giá trị nghệ thuật của tranh dân gian việt nam? (Do tập thể quần chúng người dân lao động sáng tác vì thế mang đậm đà bản sắc dân tộc. Tranh vẽ hài hoà về bố cục, nét vẽ và màu sắc tươi tắn, khôgn loè loẹt. Bố cục vẽ theo lối ước lệ, cơ chữ trong tranh. Nguyên liệu lấy sẵn trong tự nhiện + Hoạt động 5: Đánh giá kết quả học tập (4p') - Nêu xuất xứ của tranh dân gian việt nam. - Đề tài trong tranh dân gian? - Nêu giá trị của tranh dân gian? Học sinh nêu nhận xét chun 4.Củng cố -GV chốt lại nội dung kiến thức của bài học - GV nhận xét đánh giá chung tiết học và liên hệ kiến thớc của bài học. 5.Hướng dẫn: - Dặn dò: Chuẩn bị bài sau :Xem trước bài 20- Giới thiệu một số tranh dân gian VN. Ngày soạn: Ngày giảng Tuần 20 Bài 20: Thường thức mĩ thuật Giới thiệu một số tranh dân gian việt nam I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu sâu hơn về hai dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam là Đông Hồ và Hàng Trống. 2. Kiến thức: Học sinh hiểu thêm về giá trị nghệ thuật thông qua nội dung và hình thức của các bức tranh được giới thiệu. 3. Thái độ: Học sinh thêm yêu mến nền nghệ thuật dân tộc của nước nhà. * Có ứng dụng công nghệ thông tin vào phần I và phần 2 trong bài. II. Chuẩn bị: Giáo viên: Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa và đồ dùng dạy học Mĩ thuật 6 Sưu tầm thêm tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống. Máy chiếu Giấy dó, tranh dân gian bản in ( Cho HS tham khảo) Phiếu câu hỏi thảo luận. Học sinh: Sách giáo khoa Mĩ thuật 6, vở ghi bút. Tranh dân gian (tự sưu tầm) III. Tổ chức các hoạt động dạy học: ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra bài cũ (2’) C1: Em hãy nêu xuất xứ của tranh dân gian Việt Nam? HS: Tranh có từ lâu đời do tập thể quần chúng nhân dân sáng tạo nên, thường được bán ra hàng loạt trong dịp Tết Nguyên đán nên còn được gọi là tranh Tết. C2: Em hãy cho biết ở Việt Nam có những vùng nào sản xuất tranh dân gian và những dòng tranh nào phổ biến rộng rãi nhất? HS: Có nhiều vùng sản xuất tranh dân gian, nhưng dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống là 2 dòng tranh chính. HS trình bày bài cũ, GV nhận xét. *Đặt vấn đề (2’) GV giới thiệu bài: ở nước ta có rất nhiều vùng sản xuất tranh dân gian nổi tiếng như: Đông Hồ ( Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây), Nam Hoành (Nghệ An), Sình (Huế) và một số bản của đồng bào dân tộc ít người như Tày, Nùng ở phía Bắc và vài vùng ở Nam Bộ. Tranh dân gian như một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam và đi vào tiềm thức của mỗi người dân: “ Tết về nhớ Bánh Chưng xanh Nhớ chàng pháo chuột, nhớ tranh lợn, gà.” Giáo viên: + Giới thiệu các dòng tranh dân gian trên máy chiếu. + Nhưng hai vùng sản xuất tranh( hay còn được gọi là dòng tranh) Tập trung và nổi tiếng nhất là Đông Hồ và Hàng Trống. Hai dòng tranh này đã tồn tại hàng mấy trăm năm, trở thành một dòng nghệ thuật riêng biệt, quý giá, là kho báu của nghệ thuật dân tộc Việt Nam và để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Bài mới, Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hai dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam. *Giáo viên giới thiệu: ( nguồn gốc xuất xứ Tranh Đông Hồ). - Tranh Đông Hồ được sản xuất hàng loạt bằng những ván gỗ khắc. Gỗ để làm tranh thường làm bằng gỗ Thị vì thớ gỗ Thị dẻo, dai và dễ khắc. Mỗi màu có một bản in nên bức tranh có bao nhiêu màu phải có bấy nhiêu bản khắc. - GV cho hoc sinh xem thêm kỹ thuật làm tranh Đông Hồ trên màn chiếu. Giới thiệu laọi giấy để in tranh. - GV cho học sinh xem một số bức tranh Đông Hồ. H: Màu sắc của các bức tranh này như thế nào? H: Hãy nhận xét về cách sắp xếp hình ảnh( bố cục) trong bức tranh? H: Các nét viền đen trong tranh được khắc ra sao? HS trả lời – GV Nhận xét bổ sung. *GV giới thiệu - Giáo viên giới thiệu:( nguồn gôc xuất xứ tranh hàng Trống). - Tranh Hàng Trống chỉ cần một bản khắc để in nét đen làm đường viền cho các hình vẽ và sau đó tô màu bằng tay. GV cho HS xem thêm kỹ thuật làm tranh Hàng Trống trên màn chiếu. - GV cho HS xem tranh Hàng Trống. H: Màu sắc của tranh ra sao? H: Cách sắp xếp bố cục trong tranh như thế nào? H: Em có nhận xét gì về đường nét trong tranh? - Giáo viên cho học sinh nhận xét đặc điểm hai dòng tranh. H: Qua xem tranh em có nhận xét gì về hai dòng tranh? HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số tranh dân gian Việt Nam. GV: giới thiệu 4 bức tranh trong SGK. Và để tìm hiểu được nội dung của các bức tranh: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, phát phiếu câu hỏi (thời gian thảo luận 5 phút). Câu hỏi thảo luận: Câu 1: Bức tranh thuộc đề tài gì? Câu 2: Nội dung của bức tranh diễn tả điều gì? Câu 3: Cách thể hiện: màu sắc, bố cục, hình ảnh, đường nét trên tranh ra sao ? - Nhóm 1: Tìm hiểu tranh gà “Đại Cát” HS cử đại diện nhóm trình bày: GV nhận xét bổ sung. - Nhóm 2: Tìm hiểu tranh Đám cưới Chuột. HS cử đại diện nhóm trình bày: GV nhận xét bổ sung. - Nhóm 3: Tìm hiểu tranh Chợ Quê. HS cử đại diện nhóm trình bày: GV nhận xét bổ sung và kết luận: Cách vẽ đường nét tinh tế và kỹ( mảnh nhỏ), diễn tả nhân vật có đặc điểm, có thần thái và màu sắc tươi nguyên của phẩm nhuộm đã tạo nên sự sống động của bắc tranh tiêu biểu cho nghệ thuật của dòng tranh Hàng Trống. - Nhóm 4: Tìm hiểu tranh Phật Bà Quan Âm. HS cử đại diện nhóm trình bày: GV nhận xét bổ sung. I.Tìm hiểu hai dòng tranh dân gian tiêu biểu của Việt Nam. 1. Tranh Đông Hồ. - Màu sắc trong tranh được tạo ra từ những vật có sẵn trong thiên nhiên và dễ kiếm( Màu đen lấy từ tro của rơm nếp, lá tre. Màu vàng lấy từ hoa hoè, hoa Dành Dành hoặc vỏ cây gỗ vang. Màu xanh lấy từ lá chàm. Màu đỏ lấy từ sỏi son tán nhỏ. Màu trắng lấy từ vỏ sò vỏ hến nung lên tán nhỏ). - Cách sắp xếp bố cục trong tranh thuận mắt, hình to nền thoáng. - Đường nét đơn giản, chắc khoẻ và dứt khoát đã thể hiện rõ tính cách của người nông dân đôn hậu, phóng khoáng. 2. Tranh Hàng Trống. - Màu sắc trong tranh là màu phẩm nhuộm nên tươi tắn, sinh động. Do các nghệ nhân vẽ màu bằng tay nên nét tô hoạt, kỹ thuật dùng màu ẩn hiện, tạo được không khí hư hư thực thực của các bức tranh thờ( Như tranh Phật Bà Quan Âm, Tranh Ngũ Hổ). - Cách sắp xếp theo lối thuận mắt. - Đường nét mảnh nhỏ, trau chuốt và rậm rạp, nhiều khi chìm lẫn trong màu sắc, thể hiện sự công phu và tính sáng tạo. 3. Đặc điểm của hai dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống. - Các nghệ nhân lấy nguyên liệu đơn giản, sẵn có để tạo nên những bức tranh đẹp giàu tính nghệ thuật. - Tranh Đông Hồ: Với nét viền dứt khoát đơn giản, hình to nền thoáng. Đề tài trong tranh gần gũi với cuộc sống, ước mơ, tình cảm của nhân dân lao động. Dòng tranh này nhằm phục vụ bà con nông dân “ăn chắc mặc bền”. - Tranh Hàng Trống: Đường nét mảnh mai, bay bướm và được gia công một cách tỉ mỉ, công phu. Đề tài trong tranh thường lấy trong các tích truyện truyền kỳ, ca ngợi thiên nhiên và các bức tranh thờ. Dòng tranh này nhằm phục vụ tầng lớp thị dân và trung lưu. II. Tìm hiểu một số tranh dân gian Việt Nam. 1. Tranh Gà “ Đại Cát”(Tranh Đông Hồ). - Tranh thuộc đề tại chúc tụng. “ Đại Cát” chúc mừng mọi người, mọi nhà đón xuân mới “ Nhiều điều tốt, nhiều tài lộc”. - “ Gà” trống oai vệ, hùng dũng tượng trưng cho sự thịnh vượng và những đức tính tốt mà người con trai cần có. - Gà được coi là hội tụ 5 đức tính: Văn, võ , dũng, nhân , tín. 2.Tranh đám cưới chuột ( Tranh Đông Hồ) - Tranh thuộc đề tài trào lộng châm biếm phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. Bức tranh còn có tên khác là “ Trạng Chuột vinh quy”, diễn tả một đám cưới rất vui vời kèn, trống, cờ quạt, mũ màng, cân đai chỉnh tề, “ Chuột anh” cưỡi ngựa hồng đi trước. “Chuột nàng” ngồi kiệu theo sau. Đám rước diễn ra trong không khí trang nghiêm nhưng thực ra họ nhà chuột vẫn lo sợ’ ngơ ngác’ thấp thỏm vì còn có Mèo. 3. Tranh Chợ Quê(Tranh HàngTrống) - Bức tranh thuộc đề tài sinh hoạt, vui chơi. Hình ảnh trong tranh là những gì gần gũi, quen thuộc với cuộc sống của người nông dân. Cảnh họp chợ ở một vùng nông thôn sầm uất, nhộn nhịp. Dưới bóng cây đa cổ thụ râm mát là một dãy quán chợ đủ các ngành nghề, những người ở các tầng lớp khác nhau tập trung không khác gì một xã hội thu nhỏ. 4. Tranh Phật Bà Quan Âm (Tranh Hàng Trống) - Bức tranh thuộc đề tài Tôn giáo, thờ cúng. Ngoài nội dung có tính chất tín ngưỡng còn có ý nghĩa khuyên răn mọi người làm điều thiện theo thuyết của Đạo Phật. Bức tranh Phật Bà Quan Âm là đề tài lấy trong sự tích của Phật giáo, diễn tả Đức Phật ngự trên toà sen toả ánh hào quang rực rỡ, đứng hầu hai bên là các đệ tử Tiên Đồng và Ngọc Nữ. 4.Củng cố: - GV cho HS xem thêm một s
File đính kèm:
- Giao_an_Mi_Thuat_6_20150726_073230.doc