Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 14: Vẽ trang trí trang trí đường diềm

Cách trang trí đường diềm cơ bản

1. Kẻ hai đường thẳng song song

2. Chia khoảng để vẽ hoạ tiết nhắc lại, xen kẽ

- Chia khoảng đều nhau hoặc không đều nhau.

3. Vẽ hoạ tiết vào các mảng

4. Lựa chọn màu sắc

a) Tìm màu nền

b) Tìm màu ngả nóng hoặc lạnh

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật lớp 6 bài 14: Vẽ trang trí trang trí đường diềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài : 14 - Tiết: 11
Tuần dạy: 11
Ngày dạy: 
Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
1 MỤC TIÊU.
1.1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu cách trang trí đường diềm và ứng dụng của nó vào đời sống.
- Học sinh biết cách sắp xếp, sử dụng màu sắc và họa tiết trong trang trí đường diềm.
1.2. Kỹ năng: 
- Học sinh vẽ và tô màu được đường diềm theo ý thích.
1.3 Thái độ: Học sinh có ý thức làm đẹp các đồ vật trong cuộc sống.
2. TRỌNG TÂM.
HS vẽ được bài vẽ trang trí đường diềm.
3. CHUẨN BỊ.
3.1. Giáo viên: 
Một số sản phẩm có trang trí đường diềm
Một số bài trang trí đường diềm .
3.2. Học sinh : giấy vẽ, thước bút chì, màu
4. TIẾN TRÌNH
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : 6a 1: 6a 2: 6a 3:
4.2 Kiểm tra miệng.
Câu 1: Em hãy cho biết các cách sắp xếp họa tiết thường dung trong trang trí ? theo em cách sắp xếp nào phù hợp với trang trí đường diềm ?
Đáp án câu 1: HS nêu được 4 cách sắp xếp thường dùng : Đối xứng, lặp lại, xen kẽ, mảng hình không đều.
+ Cách sắp xếp phù hợp cho trang trí đường diềm: lặp lại và xen kẽ.
4.3 Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1: GTB
GV: Cho HS xem 1 số đồ vật có trang trí đường diềm.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
GV: Yêu cầu học sinh quan sát kỹ đồ vật có trang trí đường diềm.
- Trang trí đường diềm ở các đồ vật nhằm mục đích gì?
( Làm đẹp cho các đồ vật)
GV Yêu cầu học sinh quan sát một số đường diềm trong Sách giáo khoa .
- Hoạ tiết trong các đường diềm được sắp xếp như thế nào? (nhắc lại, xen kẽ)
- Màu sắc được sử dụng như thế nào?
(Hoạ tiết giống nhau thì tô cùng màu)
Giới thiệu với học sinh một số bài trang trí đường diềm đẹp
- Em có nhận xét gì về cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc trong các bài vẽ trên. (Sắp xếp hoạ tiết hợp lí, màu sắc hài hoà)
Giáo viên cho học sinh rõ về cách sắp xếp bố cục sử dụng màu sắc để tạo được một bài vẽ đẹp
GV Cho học sinh quan sát một số bài vẽ chưa đẹp
- Em hãy nhận xét các bài vẽ trên.
(Các bài vẽ chưa đẹp vì chưa biết cách sắp xếp bố cục và sử dụng màu sắc)
- Thế nào là trang trí đường diềm ?
GV Cho học sinh thấy được ứng dụng của trang trí đường diềm trong cuộc sống như trang trí nhà ở, trang trí trên y phục, đồ gốm.
* Hoạt động 3: GV Hướng dẫn học sinh cách vẽ
GV Để trang trí được đường diềm ta phải làm như thế nào?
GV Hướng dẫn học sinh cách chia khoảng
- Nếu chọn họa tiết nhắc lại thì chia khoảng như thế nào? Chọn hoạ tiết xen kẽ thì chia khoảng như thế nào?
GV Hướng dẫn học sinh cách vẽ hoạ tiết bằng cách vẽ hoạ tiết rồi can lên cho đều.
GV lưu ý HS:
- Màu nền có thể tô đậm hoặc nhạt để làm nổi hoạ tiết.
GV Cho học sinh xem một số đường diềm có màu viền đậm hoặc nhạt để học sinh phân biệt.
- Những màu nào là màu nóng, màu lạnh? (Học sinh kể tên những màu nóng, màu lạnh).
Cho học sinh xem những đường diềm có hoà sắc nóng lạnh. Phân tích cho học sinh rõ cách vẽ màu.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách sắp xếp bố cục vào trang giấy.
- Gợi ý học sinh chia ô theo chiều dài.
- Nếu chọn hoạ tiết nhắc lại với chiều dài 20cm thì em có thể chia làm mấy phần?
(Chia 5 phần mỗi pnần 4cm)
I) Thế nào là trang trí đường diềm.
- Là hình thức trang trí kéo dài các hoạ tiết trên đó được lặp đi lặp lại đều đặn liên tục giới hạn trong hai đường thẳng song song (Thẳng cong hoặc tròn)
II) Cách trang trí đường diềm cơ bản
1. Kẻ hai đường thẳng song song
2. Chia khoảng để vẽ hoạ tiết nhắc lại, xen kẽ
- Chia khoảng đều nhau hoặc không đều nhau.
3. Vẽ hoạ tiết vào các mảng
4. Lựa chọn màu sắc
a) Tìm màu nền
b) Tìm màu ngả nóng hoặc lạnh
III) Bài tập
- Trang trí đường diềm kích thước 20x4cm. Hoạ tiết tự chọn
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố.
Câu 1: Như thế nào là trang trí đường diềm ?
Đáp án câu 1: Là hình thức trang trí kéo dài các hoạ tiết trên đó được lặp đi lặp lại đều đặn liên tục giới hạn trong hai đường thẳng song song (Thẳng cong hoặc tròn).
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học.
- Đối với tiết này: Hoàn thành bài trang trí.
- Đối với tiết tiếp theo: Xem bài 8 TTMT: SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÝ ( 1010- 1225)
Nhóm 1: Vài nét về bối cảnh lịch sử.
Nhóm 2: Vài nét về nghệ thuật kiến trúc.
Nhóm 3: Vài nét về nghệ thuật điêu khắc và trang trí.
Nhóm 4: Vài nét về nghệ thuật gốm.
5. RÚT KINH NGHIỆM
* Nội dung:
* Phương pháp:
* Sử dụng đồ dùng- thiết bị dạy học:
.
.

File đính kèm:

  • docBai_14_Trang_tri_duong_diem_20150726_074213.doc