Giáo án Mỹ thuật Lớp 3 - Lê Văn Kỳ

I. MỤC TIÊU:

- HS biết thêm về trang trí hình vuông.

- Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông.

- Cảm nhận được vẽ đẹp của hình vuông khi được trang trí.

I. Chuẩn bị:

- Khăn tay, viên gạch hoa có trang trí

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Bài HS năm trước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

*Giới thiệu bài:

Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:

- Cho học sinh xem khăn tay, viên gạch hoa, các bài trang trí và gợi ý để các em nhận biết sự khác nhau về cach trang trí ở các hình vuông

- Hoạ tiết để trang trí người ta thường dùng những hoạ tiết gì ?(hoa, lá, chim, thú.)

- Hoạ tiết chính thường nằm ở đâu ? Hoạ tiết phụ nằm ở đâu ? (Hoạ tiết chính nằm ở giữa, hoạ tiết phụ nằm ở các góc và xung quanh)

- Màu sắc hoạ tiết như thế nào ?

Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu

- Vẽ hoạ tiết chính trước hoạ tiết phụ sau, cần dựa vào các đường trục để vẽ hoạ tiết cho đều.

- Hoạ tiết giống nhau cố gắng vẽ bằng nhau và cùng màu.

-Giáo viên nhắc lại cách vẽ màu

 

doc34 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 3 - Lê Văn Kỳ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, màu sắc và vẽ đẹp của nó.
-Vẽ được cành lá đơn giản.
-Có ý thức bảo vệ cây xanh
II. Chuẩn bị:
-Bốn cành lá có hình dáng cấu tạo khác nhau
-Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ
-Ba bài vẽ của học sinh năm trước.
III. Các hoạt động dạy học
*Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu của bài học
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
Cho học sinh xem các cành lá đã chuẩn bị để học sinh biết:
	+ Cành lá phong phú về hình dáng, màu sắc.
	+ Đặc điểm, cấu tạo của cành lá và hình dáng của nó
-Lá to, lá nhỏ, lá có răng cưa
-Lá dài, lá tròn, lá ngắn, màu sắc khác nhau.
Hoạt động 2: Cách vẽ cành lá
(vẽ cành lá mang theo ) hoặc vẽ cành lá của giáo viên
-Vẽ phác khung hình chung của cành lá cho vừa với phần giấy
-Vẽ phác cành, cuống, lá (chú ý theo hướng cành lá )
-Vẽ phác hình của từng chiếc lá.
-Vẽ chi tiết cho giống mẫu.
-Vẽ màu như nhìn thấy
-Vẽ màu có đậm có nhạt
Hoạt động 3: Thực hành:
-Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước
-Em vẽ cành lá vào phần giấy quy định bài 11 vở tập vẽ.
-Phác khung hình chung trước.
-Cố gắng vẽ rõ đặc điểm lá cây.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
-Chọn một số bài hoàn thành sớm cho cả lớp quan sát, nhận xét chọn ra bài đẹp nhất về hình vẽ màu sắc.
Giáo viên nhận xét động viên khen ngợi học sinh.
Thứ 6 ngày tháng 11 năm 2007
Mĩ thuật
Bài 12: Vẽ tranh
Đề tài ngày nhà giáo Việt Nam
I.Mục tiêu
-Học sinh biết tìm, chọn nội dung đề tài ngày nhà giáo Việt Nam.
-Vẽ được tranh về ngày nhà giáo Việt Nam.
-Thêm yêu quý, kính trọng thầy cô giáo.
II. Chuẩn bị
-Tranh vẽ đề tài ngày nhà giáo và các đề tài khác.
-Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ ở bộ ĐDDH.
-Ba bài vẽ của học sinh khoá trước.
III. Các hoạt động dạy học
*Giới thiệu bài: Bố mẹ là người sinh ra chúng ta. Thầy cô là người dạy dỗ, chăm sóc, dìu dắt chúng ta nên người. Chính vì thế “Cô giáo là mẹ hiền” luôn là đề tài mà các nhạc sỹ, hoạ sỹ sáng tác.Bài học hôm nay thầy trò chúng mình cùng gửi gắm lòng biết ơn, sự kính trọng vào những bức tranh thông qua bài 12
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
- Giới thiệu các tranh vẽ về đề tài khác nhau để học sinh nhận ra:
 +Tranh vẽ về đề tài 20 - 11.
 +Tranh vẽ đề tài 20 - 11 có những hình ảnh gì ?
- Có rất nhiều cách vẽ tranh về đề tài ngày nhà giáo 20 - 11
- Tranh thể hiện được không khí ngày lễ.
- Cảnh nhộn nhịp, vui vẽ của giáo viên và học sinh.
- Màu sắc rực rỡ của ngày lễ (quần áo, hoa...)
- Học sinh quây quần bên thầy cô giáo.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- Giới thiệu hình hướng dẫn và gợi ý học sinh chọn cách thể hiện
 +Tặng hoa thầy giáo, cô giáo (ở lớp hoc, ở sân trường...)
 +Học sinh vây quanh thầy cô giáo
 +Lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.
-Gợi ý cách vẽ tranh
 +Vẽ hình ảnh chính trước, chú ý hình dáng người cho tranh sinh động
 + Vẽ hình ảnh phụ
 +Vẽ màu theo ý thích
Hoạt động 3: Thực hành
- Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước.
- Tìm nội dung phù hợp (có hình ảnh chính, phụ rõ ràng )
- Gợi ý học sinh khá, giỏi vẽ hình dáng ngộ nghĩnh.
- Vẽ màu tươi sáng
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
Chọn một số bài hoàn thành sớm cho cả lớp quan sát nhận xét, chọn bài vẽ mà mình thích.
 _____________________________________________
Thứ 6 ngày 30 tháng 11 năm 2007
Mĩ thuật
Bài 13: Vẽ trang trí
Trang trí cái bát
I. Mục tiêu
- Học sinh biết cách trang trí cái bát.
- Trang trí được cái bát theo ý thích.
- Cảm nhận được vẽ đẹp của cái bát trang trí.
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
- Một vài cái bát có hình dáng và trang trí khác nhau.
- Một cái bát không trang trí để so sánh.
- Bài trang trí cái bát của học sinh lớp trước.
- Hình gợi ý cách trang trí
Học sinh
- Vở tập vẽ 3
- Bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số cái bát và đặt câu hỏi:
- Hình dáng các loại bát trên như thế nào ?
- Hãy kể các bộ phận của cái bát ? ( miệng, thân, đáy)
- Em thấy cách trang trí trên cái bát như thế nào ? ( hoạ tiêt, màu săc, cách sắp xếp hoạ tiết)
- Em hãy chọn cái bát mà em thích nhât ?
Hoạt động 2: Cách trang trí cái bát
- Giáo viên giới thiệu hình gợi ý cách trang trí để học sinh nhận ra:
+ Cách sắp xếp hoạ tiết: sử dụng đường diềm hay trang trí đối xứng, trang trí không đồng đều... ( có thể dường diềm ở miệng bát, giữa thân bát hay ở dưới thân bát...)
+ Tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích
- Vẽ màu: màu hoạ tiết và màu thân bát.
Hoạt động 3: Thực hành
- Giáo viên cho học sinh quan sát bài của anh chị khoá trước để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Giáo viên cho học sinh làm bài
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên chọn một số bài của học sinh hoàn thành trước cho học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét và xếp loại bài vẽ.
 ___________________________________________
Thứ 6 ngày 7 tháng 12 năm 2007
Mĩ thuật
Bài 14: vẽ theo mẫu
Vẽ con vật quen thuộc
I. Mục tiêu
- Học sinh tập quan sát nhận xét về đặc điểm, hình dáng một số con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ và vẽ được hình con vật.
- Học sinh yêu mến các con vật hơn.
II. Chuẩn bị
- Một số tranh, ảnh về các con vật (chó, mèo, trâu, bò...)
- Tranh vẽ chăn trâu.
- Ba bài vẽ của học sinh năm trước.
III. Các hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài: Xung quanh chúng ta có rất nhiều con vật gần gủi thân thuộc. Bài học hôm nay thầy trò mình cùng tìm hiểu vẽ đẹp của nó thông qua bài 14 này nhé.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
Giới thiệu các tranh, ảnh vẽ về con vật, rồi đặt câu hỏi:
- Em hãy gọi tên các con vật trên ?
- Con vật có những bộ phận nào ?
- Hãy miêu tả hình dáng, màu sắc của các con vật ?
- Sự khác nhau của các con vật ?
Con voi to, có vòi, có ngà, con trâu sừng dài. con thỏ đầu tròn, mình hơi dài, đuôi ngắn, tai dài...
Hoạt động 2: Cách vẽ con vật
Vẽ minh hoạ lên bảng một số con vật: gà, mèo, thỏ... để học sinh nhận ra:
 - Vẽ các bộ phận chính trước: mình, đầu.
 - Vẽ chân, đuôi, tai, sừng...
 - Vẽ màu theo ý thích.
 - Vẽ hình vừa với phần giấy quy định.
Lưu ý: lựa chọn các dáng của con vật cho sinh động như đi, chạy, nhảy...
Hoạt động 3: Thực hành
- Cho học sinh xem bài của anh chị khoá trước.
- em vẽ con vật mà em thích nhất theo trí nhớ hoặc tưởng tượng ra để vẽ.
- Có thể vẽ thêm một số hình ảnh phụ cho tranh sinh động hơn.
- Vẽ màu có đậm có nhạt.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- Trưng bày sản phẩm của các tổ theo từng vị trí 
- Yêu cầu học sinh nhận xét, chọn bài em thích nhất
 _________________________________________________
Thứ 6 ngày 14 tháng 12 năm 2007
Mĩ thuật
Bài 15: Tập nặn tạo dáng tự do
Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật
I. Mục tiêu
- Học sinh nhận ra đặc điểm của con vật.
- Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích
- Thêm yêu mến các con vật hơn.
II. Chuẩn bị
- Tranh ảnh một số con vật
- Hình gợi ý cách nặn
- Đất nặn, giấy màu
III. Các hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài: Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu một số con vật thông qua bài vẽ 14 ( vẽ con vật quen thuộc). Chúng ta có thể nặn nó bằng đất hay xé dán bằng giấy màu thông qua bài hôm nay.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: Giới thiệu các tranh ảnh đã chuẩn bị cho các em quan sát để nhận ra:
- Tên các con vật trên là gì ?
- Các bộ phận chính của con vật ?
- Đặc điểm của con vật ?
- Em thích con vật nào nhất ?
- Em dự định nặn con vật gì ? con vật đó có đặc điểm gì khác với các con vật khác?
Hoạt động 2: Cách nặn con vật
- Nặn bộ phận chính trước: mình, đầu.
- Nặn các chi tiết sau: chân, đuôi, tai.
- Ghép dính thành con vật.
- Chú ý tạo dáng các con vật: đi, chạy...
- Có thể nặn con vật bằng một màu hoặc nhiều màu.
Hoạt động 3: Thực hành
- Các em có thể nặn một con vật hoặc hai con vật theo ý thích của mình ( nặn các bộ phận rồi ghép dính lại hoặc nặn từ một thỏi đất).
- Giáo viên bao quát lớp hướng dẫn học sinh làm bài.
- Tổ chức cho học sinh nặn theo nhóm theo từng chủ đề.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. 
- Trưng bày sản phẩm theo nhóm. Cho học sinh nhận xét:
 + Hình dáng, đặc điểm con vật
- Tìm ra nhóm mà em thích nhất.
 _______________________________________________
Thứ 6 ngày 21 tháng 12 năm 2007
Mĩ thuật
Bài 16: vẽ trang trí
Vẽ màu vào hình có sẵn
( Đấu vật phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ )
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết hơn về tranh dân gian Việt Nam và vẽ đẹp của nó.
- Vẽ màu theo ý thích có độ đậm nhạt.
- Học sinh yêu thích hơn nghệ thuật dân tộc.
II. Chuẩn bị:
- Tập tranh dân gian Việt Nam
- Tranh đấu vật (phóng to)
- Ba bài của học sinh khoá trước.
III. Các hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Giới thiệu tranh dân gian
- Tranh dân gian là các dòng tranh cổ truyền của Việt Nam có tính nghệ thuật độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, thường được in bán vào dịp tết nên còn gọi là tranh tết.
- Tranh dân gian do nhiều nghệ nhân sáng tác và sản xuất mang tính truyền nghề từ đời này sang đời khác, nỗi bật nhất là dòng tranh Đông hồ ở tỉnh Bắc Ninh và tranh Hàng trống ở Hà Nội.
- Tranh dân gian có nhiều đề tài khác nhau như: tranh sinh hoạt xã hội, lao động sản xuất, ca ngợi các anh hùng dân tộc, tranh châm biếm các thói hư tật xấu trong đời sống cộng đồng, tranh thờ, tranh trang trí.
Hoạt động 2: Cách vẽ màu
- Cho học sinh quan sát tranh đấu vật phóng to để các em nhận ra các hình vẽ ở tranh. Các dáng người ngồi, các thế vật.
- Em chọn màu để vẽ người, khố, đai thắt lưng, tràng pháo và màu nền...
- Có thể vẽ màu nền trước sau đó vẽ màu ở các hình nhân vật.
- Vẽ màu thoải mái, ít chờm ra ngoài hình vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành
- Cho học sinh xem bài vẽ của anh chị khoá trước.
- Em vẽ màu vào bức tranh đấu vật ( vẽ nét) ở vở tập vẽ.
- Cố gắng vẽ màu làm nỗi nhân vật ở bức tranh.
- Giáo viên theo dõi, gợi ý những học sinh còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét bài
 _____________________________________________________
Thứ 6 ngày 28 tháng 12 năm 2007
Mĩ Thuật
Bài: 17 Vẽ tranh
Đề tài cô (chú) bộ đội
I. Mục tiêu:
- HS tìm hiểu vè hình ảnh cô, chú bộ đội .
- Vẽ được tranh đề tài về cô, chú bộ đội
- HS thêm yêu quý cô, chú bộ đội.
II. Chuẩn bị:
- Ba bức tranh và ảnh về bộ đội 
- Hình gợi ý vẽ về cô, chú bộ đội.
- Hai bài vẽ của HS năm trước.
III. Các hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài: Chắc hẳn trong lớp chúng ta có rất nhiều bạn có ông bà, bố mẹ, anh chị là bộ đội. Các cô, các chú làm nhiệm vụ đánh giặc, canh giữ bình yên cho Tổ quốc.
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
- Cho HS xem tranh ảnh đã chuẩn bị để HS nhận biết:
+ Tranh vẽ đề tài cô, chú bộ đội rất phong phú: Bộ đội với thiếu nhi, bộ đội giúp dân, bộ đội hành quân...
+ Ngoài hình ảnh cô, chú bộ đội ra còn có thêm hình ảnh khác để tranh sinh động hơn
- Em có dự định vẽ tranh cô, chú bô đội như thế nào ? HS trả lời theo cảm nhận 
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- Yêu cầu HS suy nghĩ nhớ hình ảnh cô, chú bộ đội:
+ Quân phục: quần áo, mũ, màu sắc...
+ Trang thiết bị: vũ khí, xe, pháo ngựa, tàu thuỷ...
- Em có thể vẽ các tranh về bộ đội như:
+ Chân dung cô chú bộ đội
+ Bộ đội trên xe tăng...
+ Bộ đội đứng gác hay luyện tập...
+ Bộ đội vui chơi cùng thiếu nhi
+ Bộ đội giúp dân (thu hoạch mùa, chống bão lụt...)
Nhớ vẽ hình ảnh chính trước, vẽ các hình ảnh phụ sau.
Hoạt đông 3: Thực hành
Cho HS xem bài vẽ của anh chị năm trước
Em vẽ tranh đề tài về bộ đội như đã hướng dẫn lưu ý vẽ to vừa phải, vẽ màu có đậm, có nhạt rõ ràng.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.

Sau khi HS làm bài xong GV chọn 1 số bài vẽ đẹp cho cả lớp quan sát nhận xét về
 - Hình vẽ to , rõ ràng.
 - Bố cục đẹp.
 - Màu sắc tươi sáng
Yêu cầu HS chọn bài mình thích nhất.
 ____________________________________________
Thứ 6 ngày 4 tháng 1 năm 2008
Mĩ Thuật
Bài: 18 Vẽ theo mẫu
Vẽ lọ hoa
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của một số lọ hoa và vẽ đẹp của chúng.
- HS biết cách vẽ lọ hoa.
- Vẽ được hình lọ hoa và trang trí theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
- Ba lọ hoa có hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Ba bài vẽ lọ hoa của học sinh khoá trước.
III. Các hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài: Lọ hoa dùng để cắm hoa. Nó có rất nhiều hình dáng, kích thước và cách trang trí khác nhau. Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu vẽ đẹp của lọ hoa thông qua bài vẽ 18.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Cho học sinh quan sát các lọ hoa đã chuẩn bị để học sinh nhận biết:
+ Hình dáng lọ hoa phong phú về độ cao thấp và đặc điểm các bộ phận (miệng, cổ, thân, đáy).
+ Trang trí (hoạ tiết, màu sắc) khác nhau.
+ Chất liệu khác nhau (gốm, sứ, thuỷ tinh, sơn mài...)
Hoạt động 2: Cách vẽ lọ hoa
- Giáo viên bày mẫu ở vị trí thích hợp để cả lớp cùng quan sát được.
+ Phác khung hình lọ hoa cho phù hợp với trang giấy
+ Phác nét tỷ lệ các bộ phận (miệng, cổ, vai, thân, lọ...)
+ Hoàn chỉnh hình.
+ Trang trí và vẽ màu tự do.
Hoạt đông 3: Thực hành
- Cho HS xem bài của anh chị khoá trước
- Em cố gắng vẽ lọ hoa cân đối với tờ giấy
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài rồi nhận xét về:
- Cách vẽ hình
- Cách trang trí, màu sắc.
- Chọn bài em thích
 ___________________________________________________
Thứ 6 ngày 18 tháng 1 năm 2008
Mĩ Thuật
Bài 19: Vẽ trang trí
Trang trí hình vuông
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách sắp xếp hoạ tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong trang trí hình vuông.
- Học sinh biết cách trang trí hình vuông.
- Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị
- Khăn tay hình vuông có trang trí, gạch hoa.
- Hình gợi ý cách trang trí hình vuông.
- Bốn bài trang trí hình vuông khác nhau.
III. Các hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu yêu cầu của bài học.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
Cho HS xem một số bài trang trí hình vuông để các em thấy có nhiều cách trang trí qua cách sắp xếp hoạ tiết và vẽ màu.
- Cách sắp xếp họa tiết
+ Hoạ tiết lớn thường ở giữa (làm rõ trọng tâm)
+ Hoạ tiết nhỏ ở 4 góc và xung quanh.
+ Hoạ tiết giống nhau vẽ bằng nhau vẽ cùng màu.
- Cách vẽ màu
+ Màu sắc rõ trọng tâm.
+ Màu có đậm, có nhạt
+ Vẽ màu ít chờm ra ngoài
* Cách sắp xếp họa tiết lớn với họa tiết nhỏ, màu đậm với màu nhạt vẽ làm cho bài trang trí hình vuông phong phú hơn.
Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông
- Cho HS xem hình hướng dẫn cách vẽ hình vuông .
+ Vẽ hình vuông
+ Kẻ các đường trục.
+ Vẽ hình mảng (có thể vẽ hình mảng khác nhau).
+ Vẽ họa tiết cho phù hợp với các mảng (vuông , tròn...).
- Gợi ý để HS nhận ra độ đậm nhạt của màu ở bài trang trí hình vuông
Hoạt đông 3: Thực hành
- Cho HS xem bài của anh chị khoá trước
- Em tự kẻ hình vuông vừa phải vào phần giấy ở VTV.
- Vẽ các mảng to nhỏ khác nhau.
- Tìm hoạ tiết vẽ phù hợp và vẽ màu.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
Sau khi HS làm bài xong GV chọn 1 số bài vẽ đẹp cho cả lớp quan sát nhận xét về
 - Hình vẽ to , cân đối.
 - Màu sắc tươi sáng
Yêu cầu HS chọn bài mình thích nhất.
 __________________________________________________
Thứ 6 ngày 25 tháng 1 năm 2008
Mĩ Thuật
Bài 20: Vẽ tranh
Đề tài ngày tết và lễ hội
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết tìm, chọn nội dung đề tài về ngày tết hoặc ngày lễ hội của dân tộc, của quê hương.
- Vẽ được tranh về ngày tết hay lễ hội của quê hương.
- Học sinh thêm yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị
- Một số tranh ảnh về ngày tết, lễ hội
- Hình gợi ý cách vẽ
- Ba bài trang trí hình vuông khác nhau.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- Giới thiệu tranh ảnh để HS nhận biết:
+ Không khí của ngày tết và lễ hội (tưng bừng, náo nhiệt).
+ Ngày tết và lễ hội ở mỗi vùng thường có các hoạt động : trò chơi, rước lễ...
+ Trang trí trong ngay tết, lễ hội rất đẹp.
- Yêu cầu HS kể về ngày tết, lễ hội ở quê mình.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- GV gợi ý một số nội dung về ngày tết hay lễ hội để vẽ như đi chúc tết, hội làng, các trò chơi, bơi thuyền...
- Giúp HS tìm thêm các hình ảnh phụ phù hợp với nội dung
- GV nêu các câu hỏi như:
+ Vẽ hoạt động nào? (vẽ một hoạt động hay nhiều hoạt động)
+ Trong hoạt động đó có hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?
+ Trong tranh nên sử dụng màu như thế nào?
Hoạt đông 3: Thực hành
- Cho HS xem bài của anh chị khoá trước.
- Gợi ý HS tìm nội dung đề tài, tìm vẽ hoạt động chính ở phần trọng tâm của tranh
- Gợi ý HS vẽ màu: nên tươi sáng, rực rỡ phù hợp với ngày tết, lễ hội.
- Theo dõi, gợi ý thêm cho HS trong quá trình làm bài.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
- GV tổ chức cho HS nhận xét một số bài có hình vẽ và màu sắc thể hiện được nội dung đề tài.
- Yêu cầu HS tìm ra bài vẽ mà mình thích nhất.
 _________________________________________
Thứ 6 ngày 1 tháng 2 năm 2008
Mĩ Thuật
Bài 21: thường thức mĩ thuật
Tìm hiểu về tượng.
I. Mục tiêu:
- Học sinh bước đầu làm quen với nghệ thuật điêu khắc.
- Có thói quen quan sát nhận xét các pho tượng thường gặp.
- Thêm yêu thích giờ tập nặn.
II. Chuẩn bị
- Tượng Bác Hồ.
- ảnh chụp một số pho tượng.
- Ba bài tập nặn của học sinh
III. Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài: Tượng có nhiều trong đời sống xã hội (ở chùa, ở các công trình kiến trúc, công viên bảo tàng và các gia đình.
Tượng làm đẹp thêm cho cuộc sống.
Tượng khác với tranh: Tranh vẽ trên vải, giấy,thưòng bằng bút chì, bút màu... tranh vẽ trên mặt phẳng, tượng được tạc, đúc, đắp .... bằng đất, đá, thạch cao, xi măng, gỗ... có thể nhìn thấy các mặt xung quanh. Tường thường có một màu (trừ tượng thờ và tượng dân gian)
Hoạt động 1: Tìm, hiểu về tượng.
Yêu cầu HS quan ssát tượng Bác Hồ, một số ảnh chụp về tượng và tóm tắt:
- ảnh chụp tượng nên chỉ nhìn thấy một mặy như tranh.
- Em quan sát hình ở vở tập vẽ 3 , hãy quan kể tên các pho tượng.
- Pho tượng nào là tượng Bác Hồ, tượng anh hùng liệt sĩ.
- Tượng đó làm bằng chất liệu gì? đá, gỗ hay thạch cao.
* GV bổ sung ý kiến nếu cần và nhấn mạnh:
- Tượng rất phong phú kiểu dáng: có tượng tròn tư thế ngồi (phật trên toà sen) có tượng đứng, chân dung...
- Tượng cổ thường được dặt những nơi tôn nghiêm như đình chùa, miếu mạo (Thí dụ: tượng Phật bà Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt ở chùa bút tháp - Bắc Ninh.
- Tượng mới thường ở các công viên, cơ quan, bảo tàng, công trường, trong các triển lãm Mĩ thuật (Thí dụ tượng chân dung Bác Hồ, tượng đài các anh hùnh, văn nhân...)
- Tượng cổ thường không có tên tác giả, tượng mới có tên tác giả.
 Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá
- Nhận xét tiết học của lớp, động viên khích lệ HS phát biểu xây dựng bài.
- Dặn dò : Về nhà sưu tầm một số kiễu mẫu chữ nét đều chuẩn bị cho bài sau.
 _______________________________________
Thứ 6 ngày 15 tháng 2 năm 2008
Mĩ Thuật
Bài 22: vẽ trang trí
Vẽ màu vào dòng chữ nét đều
I. Mục tiêu:
- Học sinh bước đầu làm quen với kiểu chữ nét đều.
- Biết cách vẽ màu vào dòng chữ
- Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều.
II. Chuẩn bị
- Sưu tầm một số kiểu chữ nét đều, kiểu chữ nét thanh, nét đậm
- Bảng mẫu chữ nét đều.
- Ba bài tập nặn của học sinh
III. Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài: Chữ nét đều là một trong 2 kiểu chữ cơ bản. Nó được gọi là chữ nét đều là vì độ dày của tất cả các nét chữ bằng nhau. Chữ nét đều có chữ hoa và chữ thường.
Hoạt động : Quan sát, nhận xét.
- Chia lớp thành 4 nhóm, cho các em quan sát các mẫu chữ khác nhau kết hợp đặt các câu hỏi HS suy nghĩ trả lời:
- Mẫu chữ nét đều của nhóm em có màu gì?
+ Nét của mẫu chữ to (đậm) hay nhỏ (thanh)? độ rộng của chữ có bằng nhau không?
+ Ngoài mẫu chữ ra có vẽ thêm hình trang trí không?
- Dựa vào trả lời của HS , GV cũng cố:
+ Các nét củ chữ đều bằng nhau, dù nét to hay nét nhỏ, chữ rộng hay hẹp.
+ Trong một dòng chữ có thể vẽ một màu hoặc hai màu; có màu nền hoặc không có màu nền. 
 Chủ tịch hồ chí minh
 Ngày nhà giáo việt nam 20 - 11
Hoạt động 2: Cách vẽ màu vào dòng chữ.
- GV nêu yêu cầu bài tập để HS nhận biết: tên dòng chữ, các con chữ, kiểu chữ...
- Gợi ý HS tìm màu và cách vẽ màu: chọn màu theo ý thích, vẽ màu chữ trước, màu sát nét chữ (không ra ngoài nền; vẽ màu ở xung quanh chữ trước, ở giữa chữ sau, màu của dòng chữ phải đều.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Khi HS làm bài, GV cần góp ý với HS:
+ Vẽ màu theo ý thích: chọn hai màu (màu chữ và màu nền)
+ Khôn

File đính kèm:

  • docgiao_an_my_thuat_lop_3_le_van_ky.doc