Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Năm học 2018-2019

I.Mục tiêu:

- Học sinh nhận ra và nêu được màu sắc của các sự vật xung quanh

- Nhận biết được 3 màu chính: đỏ’ vàng, lam

- Biết cách sử dụng màu sắc để vẽ theo ý thích

 - Giới thiệu và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn

II. Phương pháp hình thức tổ chức.

- Phương pháp : gợi mở, trực quan luyện tập thực hành

- Hình thức tổ chức: cá nhân thực hành

III. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: hình ảnh thiên nhiên có màu sắc đẹp, các bài vẽ của học sinh, hình hướng dẫn cách vẽ

- Học sinh: màu, giấy vẽ

IV.Các hoạt động dạy học:

 

doc74 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
?Vì sao?
- Em đã tạ hình con gà đang làm gì?
- Em có thích tạo bức tranh của nhóm không?
- Em có thuộc bai thơ bài hát nào về gà không , Hãy trình bày cho cả lớp cùng nghe.
5. Tổng kết chủ đề 
GV đánh giá giờ học , tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích hs chưa hoàn thành bài.
5. Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau. Dọn vệ sinh lớp học.
 ______________________________________________________
TUẦN 26, 27, 28
Thứ 3 ngày 12 tháng 3 năm 2019
Mĩ thuật
CĐ: VƯỜN RAU CỦA BÁC NÔNG DÂN ( 3 Tiết )
I. Mục tiêu:
- Nhận ra và nêu được đặc điểm hình dáng màu săc của một số loại rau, củ, quả.
- Vẽ hoặc nặn một số loại rau, củ, quả mà em thích.
- Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
 - Phương pháp: Tiếp cận theo chủ đề.
- Hình thức tổ chức:
+ Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động nhóm
III. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình ảnh một số loại rau, củ quả....
- Học sinh: Màu, giấy vẽ, keo, hồ dán, đất nặn
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
 1.Kiểm tra đồ dùng học tâp:
 - Nhóm trưởng báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng học tập của nhóm mình
 - GV nhận xét
 - Khởi động: Gv chia hs thành hai đội .Tổ chức cho 2 đội thi kể tên các loại rau, củ, quả.(Hai đội không được kể tên trùng nhau).Gv tích điểm cho 2 đội.Kết thúc trò chơi, gv cùng hs đếm số điểm đã tích và nêu tên đội thắng cuộc. 
2. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu bài: Gv giới thiệu chủ đề “Vườn rau của bác nông dân”
- GV ghi mục bài lên bảng
- GV đọc mục tiêu. HS đọc lại mục tiêu.
3. Bài mới
Hoạt động1. Tìm hiểu 
1. Tìm hiểu 
- Tổ chức hs hoạt động theo nhóm.
- HS quan sát tranh các loại rau củ, quả trong tự nhiên.
- Em quan sát thấy những loại rau củ gì?
- Củ quả nào có dạng tròn? Củ quả nào có dạng dài?
- Em thích loại rau củ nào? Chúng có những bộ phận gì?Màu sắc của chúng như thế nào?
- Những loại rau củ quả nào mọc trên cây?( cà chua, ớt, cà tím..)
- Loại nào mọc chìm dưới đất( khoai tây, cà rốt...)
- Loại nào nằm trên mặt đất ?( quả bí, củ su hào...)
- Những sản phẩm đó được thực hiện bằng chất liệu gì?
- GV tóm tắt: Rau củ là loại thức ăn cần thiết cho con người, thường được các bác nông dân trồng trong vườn hoặc cánh đồng.
- Có nhiều loại rau củ quả các hình dạng màu săc khác nhau.
- Có thể tạo hình rau, củ , quả bằng hình thức vẽ, xé dán, cắt dán hoặc nặn.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện
- Em sẽ tạo hình loại rau ,củ , quả nào?
- Em sẽ thể hiện băng hình thức vẽ hay nặn?
- Em sẽ tạo hình bộ phận nào trước bộ phận nào sau?
- Em sẽ dùng màu sắc như thế nào?
- Gv vẽ mẫu.
- Cách vẽ rau củ: 
+ Vẽ bộ phận chính của rau, củ, quả.
+Vẽ chi tiêt (Rễ, lá , cuống.)
+Vẽ màu ( Vẽ giống màu thật hoặc vẽ màu theo ý thích)
- Cách nặn rau, củ, quả:
+ Nhào đất cho mềm và nặn bộ phận chính của rau, củ, quả.
+ Nặn các chi tiết (cuống, lá....)
+ Ghép các bộ phận hoàn chỉnh hình.
- Hs tập tạo hình rau , củ, quả theo ý thích.
4. Củng cố: Em hãy kể hình dáng và màu sắc một số loại củ, quả
- Giáo viên nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS có ý thức học tập tốt.
 5. Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau. Dọn vệ sinh lớp học.
Tiết 2.
Thứ 3 ngày 19 tháng 3 năm 2019
 1.Kiểm tra đồ dùng học tâp:
 - Nhóm trưởng báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng học tập của nhóm mình
 - GV nhận xét
Khởi động
- Giáo viên ch hs quan sát hình ảnh rau, củ, quả giới thiệu hs nhớ lại bài học ở tiết 1.
 2. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu bài: Gv giới thiệu chủ đề “Vườn rau của bác nông dân”
- GV ghi mục bài lên bảng
3. Thực hành
- Hoạt động cá nhân
- Thảo luận, lựa chọn loại rau, củ, quả để tạo hình và phân cong cho các thành viên trong nhóm.( Có thể cả nhóm cùng tạo hình một loại cũng có thể tạo hình nhiều loại rau, củ, quả cùng chất liệu)
- Tạo hình rau củ quả và vẽ màu theo ý thích để tạo kho ngân hàng hình ảnh.
- Gv quan sát hướng dẫn hs làm bài
- Lưu ý: - Vẽ hình vừa với tờ giấy . Chú ý diễn tả từng đặc điểm riêng của từng loại rau, củ, quả.Vẽ màu the ý thích, chú ý đến độ đậm nhạt để sản phẩm đẹp và sinh động hơn. 
4. Giáo viên nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS có ý thức học tập tốt.
 5. Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau. Dọn vệ sinh lớp học.
Tiết 3. Thứ 3 ngày 26 tháng 3 năm 2019
 1.Kiểm tra đồ dùng học tâp:
 - Nhóm trưởng báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng học tập của nhóm mình
 - GV nhận xét
Khởi động
- Giáo viên yêu cầu Ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết
 2. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu bài: Gv giới thiệu chủ đề “Vườn rau của bác nông dân”
- GV ghi mục bài lên bảng
3. Thực hành
- Hoạt động nhóm
- Hs thảo luận nhóm.Tự tìm hiểu về cách sắp xếp các loại rau củ, quả trong ngân hàng hình ảnh .
- Gv quan sát hướng dẫn học sinh thực hành
- Lựa chọn sản phẩm từ kho ngân hàng hình ảnh 
- Sắp xếp sản phẩm phía trong, ở giữa phía trước tờ giây nền sao cho cân đối, đẹp mắt . Có thể dùng que bìa cứng đính vào phía sau để hình vẽ đứng được tạo không gian cho sản phẩm.
- Vẽ hoặc cắt dán các hình ảnh khác làm phần nền phía sau.
4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu đánh giá sản phẩm.
-GV hướng dẫn hs trưng bày sản phẩm và thuyết trình về sản phẩm của mình?
- Hs nhận xét đánh giá
- Em tạo hình loại rau củ quả gì? Chúng có hình dạng màu sắc như thế nào?
- Em thích nhất vườn rau của nhóm nào.Vì sao?
- Rau củ quả có lời cho sức khỏe con người không ? vì sao?
5.Tổng kết chủ đề 
GV đánh giá giờ học , tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích hs chưa hoàn thành bài.
 Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau. Dọn vệ sinh lớp học.
______________________________________________________
__
TUẦN 29,30,31
Thứ 3 ngày 2 tháng 4 năm 2019
 Mĩ thuật
Chủ đề 12: TÌM HIỂU TRANH THEO CHỦ ĐỀ
“EM VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU” (3 Tiết ) 
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được những hình ảnh và màu sắc trên bức tranh.
- Nêu được nội dung chủ đề của bức tranh và cảm nhận của bản thân đối với bức tranh yêu thích.
 - HS phát triển được kĩ năng phân tích và đánh giá sản phẩm Mĩ thuật.
- Giới thiệu , nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
 - Phương pháp: Sử dụng quy trình: Liên kết HS với tác phẩm.
- Hình thức tổ chức:+ Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động nhóm
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:
* Giáo viên:
 - Sách học MT lớp 1.
 - Tranh thiếu nhi vẽ về gia đình.
 - Hình hướng dẫn cách vẽ về gia đình.
 - Sản phẩm của HS.
* Học sinh:
 - Sách học MT lớp 1.
 - Ảnh chụp gia đình của mình.
 - Màu, giấy màu, giấy vẽ, hồ dán, kéo...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Tiết 1
 1.Kiểm tra đồ dùng học tâp:
 - Nhóm trưởng báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng học tập của nhóm mình
 - GV nhận xét
Khởi động : GV cất cho HS hát bài « Ba ngọn nến lung linh »
2. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu bài: Gv giới thiệu chủ đề: Em và những người thân yêu.
- GV ghi mục bài lên bảng
- GV đọc mục tiêu. HS đọc lại mục tiêu.
3. Bài mới
Hoạt động1. Tìm hiểu 
1. Tìm hiểu 
- Tổ chức hs hoạt động theo nhóm.
1.1. Xem tranh vẽ về gia đình
- Yêu cầu HS xem tranh H12.1 sách học Mĩ thuật thảo luận để tìm hiểu nội dung bức tranh
- GV đặt một số câu hỏi để tìm hiểu nội dung bức tranh.
 + Trong tranh có những hình ảnh nào ?
 +Các nhân vật trong tranh đang làm gì ? ở đâu ?
+ Hình ảnh nào là chính hình ảnh nào là phụ ?
- HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, tóm tắt nội dung các bức tranh.
1.2. Chia sẽ về gia đình
- Khuyến khích HS giới thiệu về gia đình mình trước lớp và cho cả lớp xem ảnh về gia đình mình.
Hoạt động2: Hướng dẫn thực hiện
- Nêu câu hỏi gợi mở để HS suy nghĩ, xây dựng ý tưởng về nội dung và nắm được cách vẽ tranh.
- Yêu cầu HS quan sát hình 12.2 để tham khảo về cách vẽ tranh theo chủ đề: Em và những người thân yêu.
- GV tóm tắt cách thể hiện:
+ Có thể thể hiện tranh theo nhiều nội dung:
. Nhớ lại, tưởng tượng về những hoạt động em và gia đình đã cùng làm.
. Có thể vẽ chân dung những người thân trong gia đình.
+ Sau khi chọn được nội dung tranh, thực hiện theo các bước sau:
. Vẽ hình ảnh chính.
. Vẽ hình ảnh phụ.
. Vẽ màu.
- Yêu cầu HS tham khảo hình 12.3 để các em có thêm ý tưởng tạo hình và trang trí cho bức tranh của mình.
4. Hướng dẫn thực hành
- Yêu cầu HS vẽ một bức tranh theo chủ đề: Em và những người thân yêu.
- Gợi ý HS có thể vẽ lại một trong hai bức tranh vừa xem theo cảm nhận của mình hoặc vẽ tranh theo ý tưởng riêng.
- Quan sát, động viên HS làm bài.
4. Giáo viên nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS có ý thức học tập tốt.
 5. Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau. Dọn vệ sinh lớp học.
Tiết 2 Thứ 3 ngày 9 tháng 4 năm 2019
 1.Kiểm tra đồ dùng học tâp:
 - Nhóm trưởng báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng học tập của nhóm mình
 - GV nhận xét
Khởi động
- Giáo viên yêu cầu Ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết
 2. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu bài: Gv giới thiệu chủ đề: Em và những người thân yêu. 
- GV ghi mục bài lên bảng
3. Thực hành
- Hoạt động cá nhân
- Gọi HS nhắc lại nội dung chủ đề Em và những người thân yêu.
- Yêu cầu HS hoàn thành bức tranh Em và những người thân yêu.
- GV quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm.
4. Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
- Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm.
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến thức, phát triển kĩ năng đánh giá, nói:
+ Em học hỏi được điều gì sau khi xem hai bức tranh về gia đình?
+ Em đã vẽ những ai trong bức tranh của mình? Các nhân vật trong tranh đang làm gì? Ở đâu? Những hình ảnh đó do em nhớ lại hay tưởng tượng ra?
+ Em muốn nói điều gì hay kể câu chuyện gì về em và những người thân yêu thông qua bức tranh?
+ Em thích bức tranh của bạn nào trong lớp? Em có nhận xét gì về bức tranh của bạn?
- Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên dương, rút kinh nghiệm.
5. Giáo viên nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS có ý thức học tập tốt.
 6. Dặn dò: Chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau. Dọn vệ sinh lớp học.
Tiết 3 Thứ 3 ngày 16 tháng 4 năm 2019
 1.Kiểm tra đồ dùng học tâp:
 - Nhóm trưởng báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng học tập của nhóm mình
 - GV nhận xét
Khởi động
- Giáo viên yêu cầu Ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết
 2. Giới thiệu bài
 - GV giới thiệu bài: Gv giới thiệu chủ đề: Em và những người thân yêu. 
- GV ghi mục bài lên bảng
 3. Thực hành
 - GV gọi HS nhắc lại nội dung của bài học.
 - GV tổ chức HS hoạt động theo nhóm: Vẽ một bức tranh tập thể về chủ đề gia đình
 - GV theo dỏi, giúp đỡ các nhóm hoàn thành bài
4. Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm
+ HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, của nhóm bạn.
- Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm.
- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến thức, phát triển kĩ năng đánh giá.
- Giáo viên nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS có ý thức học tập tốt.
5. Vận dụng sáng tạo:
- Gợi ý HS tạo hình bức tranh theo chủ đề gia đình: 
+ Vẽ các thành viên trong gia đình vào tờ bìa cứng và vẽ màu.
+ Cắt rời hình và dán một thanh bìa vào phiá sau để hình đứng được.
+ Vẽ cảnh nền phù hợp với các nhân vật
+ Ghép các hình tạo bức tranh có không gian ba chiều về gia đình.
6.Dặn dò: - Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau. Dọn vệ sinh lớp học.
TUẦN 29,30,31
Thứ 3 ngày 26 tháng 3 năm 2019
 Mĩ thuật
CĐ: KHU NHÀ NƠI EM Ở (3Tiết )
I. Mục tiêu:
- Nhận ra và nêu được đặc cơ bản của một vài ngôi nhà đơn giản.
- Vẽ và trang trí được ngôi nhà theo ý thích.
- Biết hợp tác nhóm tạo ra sản phẩm khu nhà nơi em sống.
- Giới thiệu ,nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức.
 - Phương pháp: Sử dụng quy trình Xây dựng cốt truyện , vẽ cùng nhau.
- Hình thức tổ chức:
+ Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động nhóm
III. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình ảnh ngôi nhà đơn giản.
- Học sinh: Màu, giấy vẽ, keo, hồ dán, 
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
- Khởi động: Cho hs vẽ ngôi nhà vào bảng con. Gv nhận xét khen ngợi và giới thiệu bài chúng ta cùng khms phá ngôi nhà qua chủ đề “ khu nhà nơi em ở”
1. Tìm hiểu 
- Tổ chức hs hoạt động theo nhóm.
- Hs quan sát tranh về ngôi nhà
- Em thấy hình dáng của các ngôi nhà giống hay khác nhau.Ngôi nhà nào cao tầng ,ngôi nhà nào thấp tầng?
- Ngôi nhà có các bộ phận nào?
- Thân nhà , mái nhà , của ra vào và của sổ có dạng hình gì ?
( Thân nha cửa ra vào thường có dạng hình chữ nhật. Của sổ có dạng hình vuông , hình tam giác ,hình tròn...Mái nhà có dạng hình tam giác, hình thang , mái bằng.)
- Màu sắc các ngôi nhà như thế nào?
- Hs quan sát tranh sản phẩm tạo hình ngôi nhà
- Em thấy các ngôi nhà được vẽ khác nhau như thế nào?( có nhà cao, nhà thấp với các hình dáng khác nhau.)
- Các ngôi nhà được trang trí không? Chúng được trang tri như thế nào?
- Gv tóm tắt:
- Ngoi nhà rất quan trọng đối với cuộc sống của con người, là nơi gia đình sum họp. Từ hình dáng của ngôi nhà trong cuộc sống , ta có thể vẽ ngôi nhà với những hình dáng khác nhau và trang trí ngôi một cách sáng tạo.
- 2.Cách thực hiện-
- Gv vẽ mẫu.
- Vẽ thân nhà và mái nhà.
- Vẽ của ra vào và của sỏ
- Trang trí bằng các đường nét và màu sắc.
- Gv: - Em vẽ ngôi nhà vào vị trí nào của tờ giấy?
- Em sẽ vẽ ngôi nhà như thế nào bộ phận nào trước bộ phận nào sau?
- Em trang trí ngôi nhà của mình như thế nào?
- GV cho hs quan sát tham khảo một số tranh sáng tạo ngôi nhà mà em thích.- HS tập vẽ ngôi nhà mà em thích.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
* * *********
Tiết 2.
Khởi động cho vài hs lên bảng vẽ ngôi nhà mà em thích bạn nào vẽ nhanh đẹp sẽ chiến thắng gv khen ngợi giới thiệu chur đề “ Khu nhà nơi em ở”
3. Thực hành
- Hoạt động cá nhân
- Hs vẽ trang tri ngôi nhà em thích. Có thể tạo hình ngôi nhà bằng giấy màu,
- Cắt ngôi nhà của mình ra khỏi tờ giấy, tạo thành kho ngân hàng hình ảnh của nhóm.
- Hs thực hành gv quan sát hướng dẫn thêm 
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
*************
Tiết 3.
Khởi động
- Giáo viên yêu cầu Ban văn nghệ bắt nhịp bài hát đầu tiết
- Gv giới thiệu bài, ghi bảng.
3. Thực hành
- Hoạt động nhóm
- Gv treo tranh hs quan sát để tìm hiểu cách sắp xếp các ngôi nhà thành một khu nhà. 
- Em thấy các ngôi nhà được sắp xếp như thế nào?( Lôn xộn hay theo trật tự)
- Ngoại các ngôi nhà em còn thấy những hình ảnh nào khác?
- Khu nhà của nhóm em ở làng quê, miền núi, hay thành phố?
- Quang cảnh xung quanh ngôi nhà của em có những hình ảnh gì?màu sắc như thế nào?
- Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm Lựa chọn ngôi nhà sắp xếp vào tờ giấy sao cho cân đối đẹp mắt.
- Vẽ hoặc xé dán hình ảnh phụ tạo khong gian cho khu nhà( hao, mặt trời, mây, núi, ao, hồ, biển, đường, cầu, ô tô, con vật, người...) 
- Có thể tạo hình ngôi nhà bằng vỏ hộp, bìa....
Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày, giới thiệu đánh giá sản phẩm.
-GV hướng dẫn hs trưng bày sản phẩm và thuyết trình về sản phẩm của mình?
- Hs nhận xét đánh giá
- Em có thích thú khi thực hiện các hoạt động tạo hình ngôi nhà không?
- Em thích khu nhà của nhms nào? Vì sao?
Tổng kết chủ đề 
GV đánh giá giờ học , tuyên dương học sinh tích cực, động viên khuyến khích hs chưa hoàn thành bài.
TUẦN 3,4
CLB.Mĩ thuật
Chủ đề: CUỘC DẠO CHƠI CỦA ĐƯỜNG NÉT( 2 TIÊT)
I.Mục tiêu:
- Nhận ra và nêu được đặc điểm của các đường nét cơ bản
- Vẽ được các nét và tạo ra sự chuyện động của các đường nét khác nhau theo ý thích
- Gthiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình của bạn
II. Phương pháp hình thức tổ chức.
- Phương pháp: gợi mở, vấn đáp, trực quan,thực hành
- Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
III. Đồ dùng dạy học:
- Gv : + Hình vẽ các nét thẳng, nét nghiêng, nét ngang, nét gấp khúc.
 + Một số bài vẽ mẫu của hsinh
- Học sinh: Bút chì, màu vẽ, vỏ A4
IV.Các hoạt động dạy học:
Khởi động: Giáo viên cho học sinh hát bài “ Cháu vẽ ông mặt trời” và hỏi học sinh để vé ông mặt trời em dùng đường nét gìgv nêu tên chủ đề của buổi học và yêu cầu học sinh nhắc lại()
1.Tìm hiểu
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh về đường nét đẵ chuẩn bị
- Qua các hình ảnh học sinh quan sát, giáo vcieen giới thiệu cho học sinh về: 
+ Nét thẳng dọc, nét thẳng ngang,nét thẳng nghiêng, nét gấp khúc, nét đứt, nét lượn sóng( giáo viên vẽ mẫu lên bảng từng nét)
- Giáo viên giới thiệu một số tranh cho học sinh quan sát sau đó cho học sinh gọi tên các đường nét bằng mộ số câu hỏi gợi mở:
+ Trong tranh có những nét gi?
+ Đặc điểm của các loại nét? 
+ Nét nào to ,nét nào nhỏ?
- giáo viên tóm tắt:
 + trong một bài vẽ luôn kết hợp các loại nét vẽ lại với nhau như nét thẳng ,nét cong, nét gấp khúc, nét chấm
+ các nét vẽ có màu đậm, nhạt khiến cho các hình ảnh trong tranh sinh động phong phú
2. Hướng dẫn thực hiện
Giáo viên vẽ mẫu lên giấy đẵ dán sẵn trên bảng vẽ ngẫu hứng cho học sinh quan sát
Giáo viên vừa vẽ vừa giảng cho học sinh hiểu:
+ Cách giữu tay để tạo nét thẳng, cách chuyển động tay để tạo nét cong, cách nhấc tay để tạo nét đứt..
+ Cách ấn tay mạnh hay nhẹ để tạo nét đậm hay nhạt
+ Cách sử dụng màu để tạo ra sự đậm nhạt
+ Cách phối hợp các nét khác nhau để tạo ra sự khác biệt
giáo viên nhắc lại: ()
3. Thực hành
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành vẽ nét thẳng theo ý thích vào giấy A4 bằng bút màu hoặc bút chì đen
4.Tổ chức trưng bày và đánh giá sản phẩm
Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm
Giáo viên hướng dẫn học sinh thuyết trình về sản phẩm của mình, giáo viên gọi thêm học sinh chia sẻ, trình bày cảm xúc riêng của mình
Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét bằng các cau hỏi gợi mở:
Em có thích thú với bức tranh mình tạo ra bằng đường nét không?
 Em đẵ sử dụng nét gì trong bài vẽ của mình?
 Em làm thế nào để tạo ra được nét to né nhỏ, nét đậm nét nhạt trong bài vẽ?
 Trong các bài vẽ của các bạn trong lớp em thích nhất bài vẽ nào vì sao?
_______________________________________________________
TUẦN 6
CLB.Mĩ thuật
CHỦ ĐỀ: SẮC MÀU EM YÊU( 2 tiết)
I.Mục tiêu:
- Học sinh nhận ra và nêu được màu sắc của các sự vật xung quanh
- Nhận biết được 3 màu chính: đỏ’ vàng, lam
- Biết cách sử dụng màu sắc để vẽ theo ý thích
 - Giới thiệu và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
II. Phương pháp hình thức tổ chức.
- Phương pháp : gợi mở,trực quan luyện tập thực hành
- Hình thức tổ chức: cá nhân thực hành
III. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: hình ảnh thiên nhiên có màu sắc đẹp, các bài vẽ của học sinh,hình hướng dẫn cách vẽ
- Học sinh: màu, giấy vẽ
IV.Các hoạt động dạy học:
Khởi động
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi đoán màu từ chử cái
- Màu gì có chữ Đ ‘ màu đỏ” tương tự chữ V,X.
1. Hướng dẫn tìm hiểu
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm và nêu một số câu hỏi gợi mở để các em nhận ra:
+ Giáo viên cho học sinh quan sát màu sắc trong hộp màu của học sinh để tìm hiểu màu sắc tương ứng tronh tự nhiên
+ Học sinh kể tên các đồ vật, sự vật và màu sắc của chúng
+ Kể tên các đồ vật, hình ảnh trong tự nhiên có màu sắc giống với màu trong bảng màu của em
+ Em thấy màu sắc mang lại gì cho cuộc sống quanh em
- Gv tóm tắt: mọi vật xung quanh ta đều có màu sắc , màu sắc làm cho cuộc sông tươi đẹp hơn. Trong hội họa có ba màu cơ bản đó là: đỏ, vàng, lam
- Giáo viên cho học sinh tìm 3 màu đó trong bảng mau của mình
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số bài vẽ của học sinh
2.Hướng dẫn thực hiện
- Giáo viên vẽ lên bảng và hướng dẫn học sinh cách vẽ: 
+Vẽ quả cà, quả cam, vẽ lá
+Vẽ kín màu vào các hình và nền để hoàn thiện bài vẽ 
+ Hoạt động cá nhân
- Chọn màu đỏ với màu lam vẽ vào hình quả cam
- Chọn màu lam, màu vàng vẽ vào hình quả cà
- Chọn màu vàng với màu xanh vẽ hình chiếc lá
- Em cắt hoặc xé hình quả ra khỏi tờ giấy.
- Giáo viên nhận xét tiết học, liên hệ thực tế.
____________________________________________________
TUẦN 7
CLB.Mĩ thuật
CHỦ ĐỀ: SẮC MÀU EM YÊU( tiết2)
I.Mục tiêu:
- Học sinh nhận ra và nêu được màu sắc của các sự vật xung quanh
- Nhận biết được 3 màu chính: đỏ’ vàng, lam
- Biết cách sử dụng màu sắc để vẽ theo ý thích
 - Giới thiệu và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn
II. Phương pháp hình thức tổ chức.
- Phương pháp : gợi mở,trực quan luyện tập thực hành
- Hình th

File đính kèm:

  • docgiao_an_my_thuat_lop_1_nam_hoc_2018_2019.doc
Giáo án liên quan