Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Chương trình cả năm (Sách Cánh diều)

Bài 9: CÙNG NHAU ÔN TẬP HỌC KÌ 1

I. MỤC TIÊU

 1. Phẩm chất

 Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các đức tính: chăm chỉ, trách nhiệm, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS.

 2. Năng lực

 2.1. Năng lực mĩ thuật

 Nhận ra chấm, nét, màu sắc dễ tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và có thể sử dụng để sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

 2.2. Năng lực chung

 - Nhận ra một số đồ dùng, vật liệu, họa phẩm,.là những thứ có thể tạo nên sản phẩm mĩ thuật trong thực hành, sáng tạo.

 - Nêu được tên một số màu sắc, kiểu nét và chấm thể hiện ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

 2.3. Năng lực đặc thù khác

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi và chia sẻ với bạn về những điều đã được học trong học kì 1.

 - Năng lực ngôn ngữ: Biết sử dụng ngôn ngữ nói để giới thiệu về những điều đã được học trong học kì 1 và quan sát xung quanh.

 - Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay.

 II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; hình ảnh trực quan minh họa nội dung bài học. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có).

 2. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; giấy/ bìa màu, màu vẽ, bút chì, tẩy, hồ dán, kéo,.

III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU

 1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, trò chơi, thực hành, thảo luận, sử dụng tình huống có vấn đề, liên hệ thực tiễn.

 2. Kĩ thuật dạy học: Tia chớp, đặt câu hỏi, động não, sơ đồ tư duy.

 3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc126 trang | Chia sẻ: Bình Đặng | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mỹ thuật Lớp 1 - Chương trình cả năm (Sách Cánh diều), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung tiết 1 của bài học.
- Giới thiệu nội dung tiết học.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết
- Tổ chức học sinh quan sát, tìm hiểu một số sản phẩm bức tranh về thiên nhiên. 
Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm 
- Tổ chức HS thực hành tiếp tục hoàn thiện sản phẩm bức tranh về thiên nhiên của bản thân.
- Số HS trong mỗi nhóm (6 HS)
- Quan sát HS thực hành, nắm bắt thông tin HS tham gia trao đổi hoặc thu nhận thông tin trong thực hành thông qua: quan sát, trao đổi, nêu vấn đề, đặt câu hỏi,...về nội dung, chất liệu, đường nét, màu sắc,...ở một số bức tranh hoặc một bức tranh cụ thể; cũng như khuyến khích HS nêu câu hỏi, bày tỏ cảm xúc trong thực hành.
- Dựa trên ý tưởng và khả năng thể hiện của HS, gợi mở HS bổ sung, điều chỉnh hoạt động phù hợp với sở thích của HS theo nội dung bài học.
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ
- Tổ chức HS trưng bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS quan sát và gợi mở nội dung trao đổi, chia sẻ, cảm nhận: 
+ Tên bức tranh của em là gì?
+ Hình ảnh nào rõ nhất trong bức tranh của em/ của bạn?
+ Em vẽ bức tranh của mình bằng những nét thẳng, nét cong như thế nào?
+ Bức tranh của em có những màu nào?
+ Em thích tranh của bạn nào?
- Đánh giá kết quả thực hành, thảo luận:
+ Gợi mở HS nhớ lại và tự đánh giá quá trình thực hành, thảo luận.
+ Kích thích HS chia sẻ ý tưởng sử dụng bức tranh (treo ở đâu, tặng ai,...)
Hoạt động 4: Vận dụng
- Hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh minh họa trang 41 SGK, hình ảnh sưu tầm và gợi mở HS nhận ra các hình ảnh thiên nhiên có thể được tạo nên từ những cách khác nhau như: cắt, xé, in, vẽ, trang trí chấm, nét, màu sắc,...
- Khích lệ học sinh làm ở nhà (nếu thích)
Hoạt động 5: Tổng kết bài học
- Gợi mở HS tự đánh giá mức độ chuẩn bị và tham gia học tập.
- Nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS (cá nhân, nhóm, lớp).
- Sử dụng tóm tắt nội dung cuối bài ở trang 41 SGK. Liên hệ bồi dưỡng các phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, ý thức bảo vệ thiên nhiên, chăm sóc cây,...
- Yêu cầu HS xem lại các bài đã học từ bài 1 đến bài 8. Chuẩn bị bài 9: Cùng nhau ôn tập học kì 1.

- Suy nghĩ, chia sẻ.
- Lắng nghe, nhận xét, có thể bổ sung.
- Quan sát, suy nghĩ và chia sẻ cảm nhận.
- Vị trí ngồi thực hành theo cơ cấu nhóm: 6 HS
- Tạo sản phẩm cá nhân.
- Tập đặt câu hỏi cho bạn và trả lời câu hỏi của bạn trong nhóm. Nội dung câu hỏi liên quan tới tên bức tranh, các hình vẽ trong bức tranh, hình vẽ nào vẽ bằng nét thẳng, hình vẽ nào vẽ bằng nét cong, màu sắc nào có trong bức tranh,
- Trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình/ của bạn.
- Lắng nghe, chia sẻ.
- Quan sát, lắng nghe.
- Chia sẻ mong muốn thực hành (nếu thích)
- HS tham gia tự đánh giá
- Lắng nghe. 
- Chia sẻ cảm nhận về bài học.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - ™™™&&˜˜˜- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
Bài 9: CÙNG NHAU ÔN TẬP HỌC KÌ 1
I. MỤC TIÊU
	1. Phẩm chất
	Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các đức tính: chăm chỉ, trách nhiệm, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. 
	2. Năng lực
	2.1. Năng lực mĩ thuật
	Nhận ra chấm, nét, màu sắc dễ tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và có thể sử dụng để sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
	2.2. Năng lực chung
	- Nhận ra một số đồ dùng, vật liệu, họa phẩm,...là những thứ có thể tạo nên sản phẩm mĩ thuật trong thực hành, sáng tạo.
	- Nêu được tên một số màu sắc, kiểu nét và chấm thể hiện ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
	2.3. Năng lực đặc thù khác
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi và chia sẻ với bạn về những điều đã được học trong học kì 1.
	- Năng lực ngôn ngữ: Biết sử dụng ngôn ngữ nói để giới thiệu về những điều đã được học trong học kì 1 và quan sát xung quanh.
	- Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay.
	II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; hình ảnh trực quan minh họa nội dung bài học. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có).
	2. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; giấy/ bìa màu, màu vẽ, bút chì, tẩy, hồ dán, kéo,...
III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU
	1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, trò chơi, thực hành, thảo luận, sử dụng tình huống có vấn đề, liên hệ thực tiễn.
	2. Kĩ thuật dạy học: Tia chớp, đặt câu hỏi, động não, sơ đồ tư duy.
	3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ổn định lớp và khởi động
- Tổ chức học sinh hát, kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
- Sử dụng hình ảnh hoạt động học tập và sản phẩm của HS ở các bài đã học, gợi mở HS:
+ Kể tên một số sản phẩm mĩ thuật do mình đã tạo ra
+ Nêu một số hình thức thực hành đã tạo nên sản phẩm (cụ thể) của cá nhân (hoặc nhóm).
- GV chốt ý từ đó liên hệ giới thiệu nội dung bài học
Hoạt động 2: Tổ chức cho HS củng cố kiến thức đã học
- Tổ chức học sinh thảo luận, yêu cầu:
+ Quan sát hình minh họa trang 42, 43 SGK và một số sản phẩm của HS, hình ảnh do GV chuẩn bị.
+ Nêu yếu tố tạo hình thể hiện ở hình ảnh (trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật).
+ Giới thiệu cách thực hành tạo nên một số sản phẩm cụ thể của bản thân hoặc của nhóm (vẽ, in, cắt, xé, ấn ngón tay,...)
- Gọi đại diện các nhóm HS trình bày. 
- Tổng kết: Có nhiều loại nét, nhiều cách tạo chấm và tên gọi màu sắc khác nhau. Chấm, nét, màu sắc dễ tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và có thể sử dụng để sáng tạo nên các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
Hoạt động 3: Tổ chức cho HS thực hành sáng tạo và thảo luận
- Tổ chức HS làm việc nhóm với nhiệm vụ:
+ Mỗi nhóm tạo một sản phẩm mĩ thuật với khổ giấy bìa cho trước, có sẵn màu nền.
+ Lựa chọn nội dung thể hiện: hình ảnh thiên nhiên, con vật, đồ vật, đồ dùng,...
+ Vận dụng vật liệu, họa phẩm sẵn có để tự tạo chấm, nét bằng cách cắt, xé, dán,...tạo hình ảnh ở sản phẩm; hoặc vẽ, in chấm, nét tạo hình ảnh ở sản phẩm.
- Lưu ý HS có thể lựa chọn cách thể hiện sau: 
+ Thể hiện chấm và màu sắc ở sản phẩm.
+ Thể hiện một kiểu nét hoặc một số kiểu nét và màu sắc ở sản phẩm.
+ Sử dụng chấm, nét, màu sắc ở sản phẩm.
Hoạt động 4: Tổng kết bài học
- Gợi mở HS chia sẻ:
+ Tên sản phẩm là gì?
+ Cách thực hành tạo nên sản phẩm?
+ Sản phẩm nào em thích nhất? Vì sao?
- Hướng dẫn HS nhận xét, tự đánh giá kết quả làm việc và sản phẩm. Ví dụ:
+ Mức độ tham gia thảo luận, thực hành, hợp tác,...của cá nhân.
+ Nêu các yếu tố chấm, nét, màu sắc mà nhóm đã thể hiện ở sản phẩm,...
- Tổng kết bài học. Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu nội dung các bài học tiếp theo ở học kì 2.

- Hát tập thể. Để đồ dùng lên bàn giáo viên kiểm tra.
- Quan sát, trình bày ý kiến.
- Lắng nghe, nhắc đề bài.
- Thảo luận nhóm theo các nội dung giáo viên hướng dẫn.
- Đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe nhiệm vụ và làm việc theo nhóm.
- Tạo sản phẩm nhóm.
- Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình / nhóm bạn.
- Nhận xét, tự đánh giá.
- Lắng nghe. Có thể chia sẻ suy nghĩ.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - –––¯———- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
CHỦ ĐỀ 5: SÁNG TẠO VỚI CÁC HÌNH CƠ BẢN, LÁ CÂY
Bài 10: 	 NGÔI NHÀ THÂN QUEN 
I. MỤC TIÊU
	1. Phẩm chất
	Bài học góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trách nhiệm, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật ở HS. Cụ thể biểu hiện ở một số hoạt động sau:
	- Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập đầy đủ.
	- Biết giữ vệ sinh lớp học, bảo quản sản phẩm và đồ dùng học tập.
	- Chia sẻ thẳng thắn suy nghĩ, cảm nhận của bản thân trong thảo luận, nêu ý kiến. Ý thức tôn trọng sản phẩm mĩ thuật do mình, do bạn bè và người khác tạo ra.
	2. Năng lực
	Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
	2.1. Năng lực mĩ thuật
	- Nhận biết được các hình cơ bản: hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
	- Tạo được hình cơ bản; biết vận dụng các hình cơ bản đó để tạo sản phẩm theo ý thích.	- Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
	2.2. Năng lực chung
	- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động lựa chọn cách thực hành.
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng họa phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm.
	2.3. Năng lực đặc thù khác
	- Năng lực ngôn ngữ: Mạnh dạn tham gia trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,... sản phẩm.
	- Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay.
	II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; giấy màu, kéo, bút chì; hình ảnh minh họa nội dung bài học. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có).
	2. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; giấy màu, màu vẽ, bút chì, tẩy, hồ dán, kéo. Sưu tầm đồ dùng, vật liệu sẵn có ở địa phương theo hướng dẫn của GV.
III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU
	1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, luyện tập, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề.
	2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, bể cá, tia chớp.
	3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ổn định lớp và khởi động
- Tổ chức học sinh hát, kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng, vật liệu của học sinh.
- Giới thiệu một số đồ dùng học tập của HS hoặc ở trong lớp: cuốn sách, hộp bút, hộp phấn, bảng, đồng hồ, tờ giấy,...Đặt câu hỏi giúp HS gọi tên hình dạng các hình đó và liên hệ giới thiệu nội dung bài học.
Hoạt động 2: Quan sát, nhận biết
2.1. Nhận biết hình cơ bản
Tổ chức cho học sinh quan sát hình ảnh minh họa SGK và thảo luận:
- Hình ảnh trang 44 SGK (có thể kết hợp đồ dùng trực quan là các hình vuông, tròn,...). Nhiệm vụ: Hãy trả lời một số câu hỏi gợi ý sau:
+ Em đã làm quen, đã biết những hình này chưa?
+ Em đã nhìn thấy những hình này ở đâu?
+ Ở mỗi hình này thể hiện các nét thẳng, nét cong như thế nào?
- Hình ảnh trang 45 SGK và đưa ra nhiệm vụ:
+ Giới thiệu tên các hình ảnh.
+ Tìm các chi tiết có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật ở hình ảnh trực quan.
- Gọi đại diện các nhóm HS trình bày. 
- Gợi nhắc: Đặc điểm của các hình vuông, hình tròn, 
hình tam giác, hình chữ nhật.
2.2. Nhận biết hình dạng của hình cơ bản ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật
- Tổ chức cho học sinh quan sát hình ảnh hoặc đồ vật, sản phẩm thật.
+ Hình ảnh, đồ vật ở xung quanh. Ví dụ:
. Các đồ vật: đồng hồ, bàn ghế, cuốn sách,...
. Các hình ảnh trong tự nhiên: Mặt Trời, bông hoa, ngọn núi,...
+ Hình ảnh sản phẩm tác phẩm mĩ thuật: 
. Tranh của họa sĩ Mát – lê – vích (họa sĩ người Nga) tranh: Ra đồng, Người nông dân trên cánh đồng.
. Công trình kiến trúc: Kim Tự Tháp (Ai Cập).
. Một số sản phẩm, tác phẩm khác.
- Tóm tắt nội dung quan sát, nhận biết; gợi mở, nêu vấn đề để kích thích HS mong muốn thực hành, sáng tạo với các hình cơ bản.
Hoạt động 3: Thực hành, sáng tạo
3.1. Tìm hiểu cách tạo các hình cơ bản
- Tổ chức HS làm việc nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Quan sát hình minh họa ở trang 46 SGK hoặc do GV chuẩn bị.
+ Nêu thứ tự các bước thực hành tạo các hình cơ bản từ giấy.
- GV giới thiệu và thị phạm minh họa các bước, kết hợp vấn đáp, gợi mở và giảng giải cách thực hiện (dựa trên hình minh họa trang 46 SGK) như: gấp, kẻ, đếm số ô vuông, in, vẽ, cắt,...để tạo hình.
- Gợi mở HS: Có thể tạo hình cơ bản bằng cách: xếp que tính, cuộn sợi dây,...Chọn màu giấy theo ý thích cho màu hình cơ bản mình sẽ tạo ra.
3.2. Tổ chức HS thực hành
- Bố trí HS ngồi theo nhóm (6 HS)
- Giao nhiệm vụ cho HS: Vận dụng cách tạo các hình cơ bản ở trang 46 SGK để tạo các hình cơ bản cho riêng mình.
- Quan sát, hướng dẫn HS sử dụng công cụ, vật liệu, chất liệu giấy như: sử dụng kéo an toàn, cách đếm các ô tạo cạnh cho hình vuông,...kết hợp trao đổi, nêu vấn đề, gợi mở hướng dẫn HS thực hành và hỗ trợ khích lệ HS khi cần thiết.
Hoạt động 4: Cảm nhận, chia sẻ
- Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.
- Tổ chức HS quan sát, trao đổi, chia sẻ: Em đã làm thế nào để tạo sản phẩm của mình?...
- Chia sẻ, cảm nhận về sản phẩm.
Hoạt động 5: Tổng kết tiết học
- Nhận xét kết quả thực hành, ý thức học, chuẩn bị bài của HS, liên hệ bài học với thực tiễn.
- Gợi mở nội dung tiết 2 của bài học và hướng dẫn HS chuẩn bị.

- Hát tập thể. Để đồ dùng lên bàn giáo viên kiểm tra.
- Quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi. Nhắc đề bài.
- Thảo luận nhóm theo các nội dung giáo viên hướng dẫn.
- Đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- Quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Tham gia tương tác cùng GV.
- Lắng nghe.
- Làm việc nhóm theo các nhiệm vụ giáo viên hướng dẫn.
- Quan sát, lắng nghe.
- Vị trí ngồi thực hành theo cơ cấu nhóm: 6 HS
- HS thảo luận nhóm: Quan sát các bạn trong nhóm thực hành, cùng trao đổi với bạn về quá trình thực hành như: lựa chọn giấy, cách tạo các hình,
- Tạo sản phẩm cá nhân.
- Tập đặt câu hỏi cho bạn, trả lời, thảo luận, chia sẻ trong thực hành.
- Trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Giới thiệu sản phẩm của mình.
- Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình/ của bạn.
- Lắng nghe. Có thể chia sẻ suy nghĩ.
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định lớp và giới thiệu nội dung tiết học
- Gợi mở HS giới thiệu nội dung tiết 1 của bài học.
- Giới thiệu nội dung tiết học.
Hoạt động 1: Quan sát, nhận biết
- Tổ chức học sinh quan sát, tìm hiểu một số sản phẩm ngôi nhà và cảnh quan xung quanh được tạo nên từ các hình cơ bản và chia sẻ cảm nhận. 
Hoạt động 2: Thực hành, sáng tạo sản phẩm 
* Tổ chức cho HS tạo ngôi nhà và cảnh quan xung quanh
- Sắp xếp HS ngồi theo nhóm và yêu cầu HS:
+ Vận dụng các hình cơ bản đã tạo được của cá nhân sắp xếp tạo hình ngôi nhà.
+ Có thể xé, cắt, vẽ thêm: cây, mây, Mặt Trời, cỏ,... tạo cảnh quan xung quanh.
Lưu ý: Có thể tham khảo hình minh họa ở trang 47 SGK và hình ảnh do GV chuẩn bị. Có thể tạo hình ngôi nhà và không gian xung quanh theo ý thích, phản ánh chính ngôi nhà mình đang ở hoặc thực tế ở địa phương.
* Tổ chức HS tạo sản phẩm nhóm nếu thời gian cho phép thực hiện.
Hoạt động 3: Cảm nhận, chia sẻ
- Gợi mở hoặc cho HS lựa chọn nơi trưng bày sản phẩm. Ví dụ:
+ Dán trên bảng
+ Trưng bày ở các góc học tập trong lớp: góc Tiếng Việt, góc thư viện,...
+ Trưng bày theo nhóm học tập
- Tổ chức HS quan sát, trao đổi, chia sẻ. Gợi ý: 
+ Bức tranh ngôi nhà của em gồm có những hình cơ bản nào? Em làm thế nào để tạo được các hình đó?
+ Nêu một số màu sắc có trong bức tranh của mình?
+ Em thích tranh của bạn nào? Vì sao?
- Đánh giá kết quả thực hành, kích thích HS nhớ lại quá trình thực hành, trao đổi; kết hợp gợi mở HS liên tưởng đến sáng tạo các hình ảnh khác các hình cơ bản.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Tổ chức HS quan sát hình ảnh minh họa trang 48 SGK, hình ảnh sưu tầm và gợi mở HS nhận ra cách tạo hình cơ bản từ vật liệu.
- Giới thiệu cách thực hành và khuyến khích học sinh thực hiện ở nhà (nếu thích) hoặc tổ chức cho HS thực hành trên lớp nếu có thời gian.
Hoạt động 5: Tổng kết bài học
- Tóm tắt nội dung chính của bài.
- Nhận xét, đánh giá ý thức học tập, sự chuẩn bị bài học và mức độ tham gia thảo luận, thực hành của HS. (cá nhân, nhóm, lớp)
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài 11: Tạo hình với lá cây

- Suy nghĩ, chia sẻ.
- Lắng nghe, nhận xét, có thể bổ sung.
- Quan sát, suy nghĩ và chia sẻ cảm nhận.
- Vị trí ngồi thực hành theo cơ cấu nhóm: 6 HS
- Tạo sản phẩm cá nhân.
- Trưng bày sản phẩm.
- Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình/ của bạn.
- Lắng nghe, chia sẻ.
- Quan sát, lắng nghe.
- Chia sẻ mong muốn thực hành (nếu thích)
- Lắng nghe. 
- Chia sẻ cảm nhận về bài học.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - ™™™&&˜˜˜- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 
Bài 11: 	 TẠO HÌNH VỚI LÁ CÂY 
I. MỤC TIÊU
	1. Phẩm chất
	Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS đức tính chăm chỉ, kiên trì, biết trân trọng sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật và ý thức bảo vệ môi trường... thông qua một số hoạt động và biểu hiện cụ thể sau:
	- Yêu thích vẻ đẹp của thiên nhiên, bảo vệ cây xanh.
	- Sưu tầm, chuẩn bị lá cây khô, đồ dùng, dụng cụ học tập, thực hành.
	- Giữ và bảo quản sản phẩm mĩ thuật do mình tạo ra, tôn trọng sự sáng tạo của bạn bè và người khác.
	2. Năng lực
	Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau:
	2.1. Năng lực mĩ thuật
	- Nhận biết được hình dạng, đường nét, màu sắc của một số lá cây trong tự nhiên.
	- Lựa chọn được lá cây để sáng tạo thành sản phẩm theo ý thích; bước đầu biết thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm như làm đồ trang trí, đồ chơi.
	- Trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
	2.2. Năng lực chung
	- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giác chuẩn bị lá cây và các đồ dùng, vật liệu để học tập.
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng bạn trao đổi, thảo luận và trưng bày, nhận xét sản phẩm.
	- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng công cụ phù hợp với thao tác thực hành để thực hành tạo nên sản phẩm.
	2.3. Năng lực đặc thù khác
	- Năng lực ngôn ngữ: Thông qua trả lời câu hỏi, trao đổi, thảo luận,...trong tiến trình học tập.
	- Năng lực khoa học: Biết vận dụng hiểu biết về hình dáng một số thực vật, động vật trong thiên nhiên vào thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật.
	- Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động khéo léo của bàn tay.
	II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Lá cây rụng, lá cây khô, kéo, bút chì; hình ảnh minh họa nội dung bài học. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có).
	2. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; Lá cây rụng, lá cây khô, giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy, hồ dán, kéo...
III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU
	1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, trò chơi, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề.
	2. Kĩ thuật dạy học: Động não, bể cá, khăn trải bàn.
	3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ổn định lớp và khởi động
- Tổ chức học sinh hát, kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng, vật liệu của học sinh.
- Liên hệ với bài 10, tổ chức HS hoạt động nhóm thông qua trò chơi “Viết tên các loại lá”.
+ Nhiệm vụ: Mỗi HS trong nhóm viết (bằng bút chì đen hoặc sáp màu, bút dạ trên bề mặt giấy) tên một số loại lá đã biết hoặc nhìn thấy ở trong tự nhiên, trong cuộc sống.
+ Đánh giá kết quả: Dựa trên số lượng tên lá được viết nhiều hay ít.
- Dựa trên kết quả của các nhóm và gợi mở vào bài học. Ghi đề bài.
Hoạt động 2: Quan sát, nhận biết
2.1. Nhận biết hình dạng của một số loại lá cây
- Tổ chức học sinh quan sát hình ảnh ở trang 49 SGK và một số lá cây do GV, HS chuẩn bị. Giao cho HS nhiệm vụ thảo luận và tìm hiểu:
+ Nêu tên lá cây.
+ Lá cây nào có hình dạng giống hình tròn, hình tam giác mà em đã được học.
- Gợi mở HS: Nhận ra hình dạng của từng loại lá bằng cách sử dụng công cụ như không tạo nét trực tiếp như thước kẻ, que chỉ, bút la- de, ...để mô phỏng đường chu vi của lá cây. 
2.2. Liên tưởng hình ảnh lá cây với hình ảnh khác trong tự nhiên, đời sống
- Tổ chức cho học sinh quan sát hình ảnh trang 50 SGK và hình ảnh hoặc vật mẫu thật do GV/ HS chuẩn bị. Giao cho HS nhiệm vụ thảo luận và tìm hiểu:
+ Tên mỗi lá cây và hình ảnh/vật thật tương đồng/tương tự (giống) với lá đó.
+ Trong các hình ảnh, lá cây và hình ảnh giống lá cây, hình nào em đã biết hoặc chưa biết?
- Gợi mở để HS nhớ về những lá cây khác đã nhìn thấy hoặc đã quan sát và chia sẻ sự liên tưởng về chúng giống với các hình ảnh ở trong tự nhiên, trong đời sống (con vật hoặc các hình họa tiết ở trên đồ vật, sản phẩm nghệ thuật,...)
- Tóm tắt nội dung quan sát:
+ Trong tự nhiên có rất nhiều cây và lá cây, mỗi loại lá có hình dạng, màu sắc riêng.
+ Có nhiều lá cây có hình dạng giống các hình cơ bản: hình tròn, hình tam giác (hình trái tim),...
+ Hình dạng của những 

File đính kèm:

  • docgiao_an_my_thuat_lop_1_chuong_trinh_ca_nam_sach_canh_dieu.doc