Giáo án Mỹ thuật 8 - Tuần 5 - Trường THCS Phong Thạnh Tây

HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn HS cách trình bày khẩu hiệu.

+ Hướng dẫn HS sắp xếp chữ thành dòng.

- GV cho HS xem một số cách xếp chữ trong dòng hợp lý và không hợp lý để HS nhận ra việc xếp chữ thành dòng phải đảm bảo nội dung rõ ràng và thẩm mỹ.

+ Hướng dẫn HS sắp xếp mảng chữ, mảng hình.

- GV cho HS xem một số cách xếp mảng chữ và hình đẹp và chưa đẹp. Yêu cầu HS nhận ra cách xếp đẹp và chưa đẹp.

- GV vẽ minh họa cách xếp mảng hợp lý.

+ Hướng dẫn HS vẽ khoảng cách các chữ.

- GV hướng dẫn trên bảng về cách chia chữ cho kích thước của khẩu hiệu. Nhắc nhở HS khi vẽ cần chú ý đến độ to, nhỏ của các chữ để vẽ khoảng cách cho phù hợp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 8 - Tuần 5 - Trường THCS Phong Thạnh Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/09/2015
Tiết thứ: 5	Tuần: 5
Tên bài dạy:
	BÀI Vẽ trang trí Vẽ trang trí
TRÌNH BÀY KHẨU HIỆU
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức
Học sinh nắm bắt được ý nghĩa, nội dung, kiểu chữ và cách trình bày một câu khẩu hiệu.
	2. Kỹ năng
Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn nội dung, sắp xếp dòng chữ, thể hiện bài vẽ cò bố cục chặt chẽ, hoàn thiện kỹ năng kẻ chữ và sắp xếp chữ thành hàng.
	3. Thái độ 
Học sinh yêu thích môn học, hiểu rõ những giá trị mà mỹ thuật đem lại cho đời sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên:
Một số mẫu khẩu hiệu, một số kiểu chữ.
	2. Học sinh 
Đọc trước bài, sưu tầm kiểu chữ, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập.
III. Các bước lên lớp 
1. Ổn định tổ chức
 Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ
GV cho HS xem tranh và trình bày đặc điểm của các tác phẩm MT thời Lê.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Khẩu hiệu là một hình thức trang trí quen thuộc trong cuộc sống, nó nhiệm vụ cổ động.
	HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- GV cho HS quan sát một số mẫu khẩu hiệu có nội dung và cách trang trí khác nhau.
- Cho HS nêu nhận xét về: Kích thước, nội dung, cách trình bày, kiểu chữ.
- GV tóm lại những đặc điểm chính của khẩu hiệu.
- GV cho HS quan sát một số câu khẩu hiệu trình bày đẹp và chưa đẹp để các em nhận xét.
- HS quan sát một số mẫu khẩu hiệu có nội dung và cách trang trí khác nhau.
- HS nêu nhận xét về: Kích thước, nội dung, cách trình bày, kiểu chữ.
- HS quan sát một số câu khẩu hiệu trình bày đẹp và chưa đẹp và nêu nhận xét.
I/. Quan sát – nhận xét.
- Khẩu hiệu thường được trình bày trên vải, giấy, tường mang nội dung ngắn gọn nhằm tuyên truyền, cổ vũ mọi người thực hiện một mục tiêu, nhiệm vụ nào đó. Khẩu hiệu thường được trình bày trên băng dài hoặc hình chữ nhật đứng và phù hợp với vị trí đặt nó.
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS cách trình bày khẩu hiệu. 
+ Hướng dẫn HS sắp xếp chữ thành dòng.
- GV cho HS xem một số cách xếp chữ trong dòng hợp lý và không hợp lý để HS nhận ra việc xếp chữ thành dòng phải đảm bảo nội dung rõ ràng và thẩm mỹ.
+ Hướng dẫn HS sắp xếp mảng chữ, mảng hình.
- GV cho HS xem một số cách xếp mảng chữ và hình đẹp và chưa đẹp. Yêu cầu HS nhận ra cách xếp đẹp và chưa đẹp.
- GV vẽ minh họa cách xếp mảng hợp lý.
+ Hướng dẫn HS vẽ khoảng cách các chữ.
- GV hướng dẫn trên bảng về cách chia chữ cho kích thước của khẩu hiệu. Nhắc nhở HS khi vẽ cần chú ý đến độ to, nhỏ của các chữ để vẽ khoảng cách cho phù hợp.
+ Hướng dẫn HS vẽ chữ, vẽ hình.
- Cho HS xem tranh và yêu cầu HS nhận xét về kiểu chữ và hình ảnh minh họa.
- GV vẽ minh họa cách vẽ chữ và vẽ hình vào mảng đã chia. Nhắc nhở HS khi vẽ cần chú ý đến sự thống nhất của chữ và kích thước của các chữ có thể to, nhỏ khác nhau làm cho khẩu hiệu có bố cục chặt chẽ và sinh động.
+ Hướng dẫn HS vẽ màu.
- GV cho HS nhận xét màu sắc ở một số mẫu khẩu hiệu.
- GV phân tích cách chọn màu phù hợp với nội dung và đặc điểm của khẩu hiệu.
- HS xem một số cách xếp chữ trong dòng và nêu nhận xét về cách xếp chữ hợp lý và không hợp lý.
- Quan sát GV hướng dẫn bài.
- HS xem một số cách xếp mảng chữ và hình đẹp và chưa đẹp và nêu nhận xét cụ thể.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
- Quan sát GV hướng dẫn bài.
- HS quan sát tranh ảnh về một số cách vẽ khoảng cách giữa các chữ hợp lý và chưa hợp lý và nhận ra chỗ đúng, chỗ sai.
- HS xem tranh nhận xét về kiểu chữ và hình ảnh minh họa.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
- HS nhận xét màu sắc ở một số mẫu khẩu hiệu.
- Quan sát GV hướng dẫn bài.
II/. Cách trình bày khẩu hiệu.
1. Chọn kiểu chữ và sắp xếp chữ thành dòng.
2. Sắp xếp mảng chữ, mảng hình.
3. Vẽ khoảng cách các chữ.
4. Vẽ chữ, vẽ hình.
5. Vẽ màu.
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp. Quan sát và hướng dẫn thêm về cách bố cục, cách chia chữ và cách vẽ chữ.
- HS làm bài tập.
HOẠT ĐỘNG 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV chọn một số bài vẽ của học sinh ở nhiều mức độ khác nhau và cho HS nêu nhận xét và xếp loại theo cảm nhận của mình.
- HS nêu nhận xét và xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình.
4. Củng cố
Khẩu hiệu thường được trình bày trên vải, giấy, tường mang nội dung ngắn gọn nhằm tuyên truyền, cổ vũ mọi người thực hiện một mục tiêu, nhiệm vụ nào đó. Khẩu hiệu thường được trình bày trên băng dài hoặc hình chữ nhật đứng và phù hợp với vị trí đặt nó
5. Hướng dẫn học sinh tự học, làm bài tập và soạn bài mới
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập. 
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “Tĩnh vật (Lọ hoa và quả – Tiết 1: Vẽ hình)”, sưu tầm tranh Tĩnh vật, chuẩn bị vật mẫu, chì, tẩy, vở bài tập. 
IV/ Rút kinh nghiệm
Giáo viên
Học sinh 
Ký duyệt tuần 5:Ngày://
Tổ trưởng
CAO VĂN ĐẠM

File đính kèm:

  • docTuần 5.doc