Giáo án Mỹ thuật 8 - Trần Thị Tình - Tiết 12: Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975

- Đề tài về chiến tranh, sản xuất công, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục

- Sơn mài, tranh lụa, khắc gỗ, sơn dầu, màu bột, điêu khắc (xi măng, thạch cao, gỗ, đá )

*Nhóm 1: Chất liệu lấy từ nhựa cây Sơn ở vùng đồi trung du Phú Thọ, là chất liệu truyền thống, quan trọng. Các tác giả, tác phẩm như: Nông dân đấu tranh chống thuế 1960 (Nguyễn Tư Nghiêm), Qua bản cũ 1957 (Lê Quốc Lộc), Trái tim và nòng súng 1963 (Huỳnh Văn Gấm)

*Nhóm 2: Chất liệu dễ kiếm do tơ lụa có nguồn gốc trong nước. Các tác giả, tác phẩm như: Con đọc bầm nghe 1955 (Trần Văn Cẩn), Hành quân mưa 1958 (Phan Thông), Ngày mùa 1960 (Nguyễn Tiến Chung)

*Nhóm 3: Chất liệu trong nước, dễ kiếm, dễ sử dụng. Các tác giả, tác phẩm như: Ngày chủ nhật 1960 (Nguyễn Tiến Chung), Ba thế hệ 1970 (Hoàng Trầm), Hai ông cháu 1966 (Huy Oánh)

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 8 - Trần Thị Tình - Tiết 12: Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TiÕt 12 - Bµi Ngµy so¹n: 02/11/2013
Thường thức mỹ thuật Ngµy d¹y: 07/11/2013
S¬ l­îc vÒ mü thuËt ViÖt Nam 
giai ®o¹n 1954 - 1975
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được khái quát về bối cảnh lịch sử và những thành tựu của Mỹ Thuật cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
	2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử. Nâng cao khả năng phân tích và đánh giá tác phẩm.
	3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: 
- Nghiªn cøu néi dung bµi trong sgk
- Tranh ảnh về tác phẩm MT cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
	2. Học sinh:
- Đọc vµ nghiªn cøu trước bài
- Sưu tầm tranh, ảnh MT cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
 3. Ph­¬ng ph¸p d¹y häc: - Thuyết trình, trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. tiÕn tr×nh DẠY HỌC:
1. Ổn định 
	2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về bối cảnh lịch sử.
- Nêu bối cảnh lịch sử nước ta trong giai đoạn 1954 – 1975?
- HS trả lời 
- GV nhận xét chốt ý, ghi bảng.
- Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ vì miền Nam ruột thịt thì giới văn nghệ sĩ, đặc biệt là các hoạ sĩ đã làm gì? 
- Ở giai đoạn này có những tác phẩm tiêu biểu nào? của ai? Hãy kể tên?
- Ở miền Nam có những hoạ sĩ tiêu biểu nào?
- HS trả lời.
- GV nhận xét chốt ý, ghi bảng.
I. Vài nét về bối cảnh lịch sử:
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước tạm bị chia cắt làm 2 miền. Miền Bắc xây dựng CNXH, Miền Nam tiếp tục đấu tranh chống Mĩ -Ngụy.
- Các hoạ sĩ là các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, đã ghi chép, sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị, phản ánh về cuộc đấu tranh chống mĩ ngụy.
- Như: Nhớ một chiều Tây Bắc sơn mài(Phan Kế An), Qua cầu khỉ sơn mài(Nguyễn Hiên), Con đọc bầm nghe lụa (Trần Văn Cẩn)…
- Như: Đình Cường, Nguyễn Trung, Tôn Thất Văn, Huỳnh Bá Thành…
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về những thành tựu của MT cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
- Giai đoạn này các hoạ sĩ thể hiện chủ yếu về đề tài gì?
- Chất liệu các hoạ sĩ thường sử dụng là gì?
- HS trả lời 
- GV nhận xét, ghi bảng và yêu cầu các nhóm thảo luận.
(cứ 2 tổ chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 chất liệu)
Nhóm 1: Tranh Sơn Mài 
Nhóm 2: Tranh Lụa.
Nhóm 3: Tranh Khắc gỗ.
Nhóm 4: Tranh Sơn Dầu.
Nhóm 5: Tranh Màu Bột.
Nhóm 6: Điêu Khắc.
*Các nhóm tìm hiểu về:
- Nêu nguồn gốc, đặc điểm chất liệu?
- Kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu?
(thời gian thảo luận là 7 phút) sau đó cử đại diện trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.
- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, chốt ý, ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài 
II. Những thành tựu cơ bản của MT cách mạng Việt Nam.
- Đề tài về chiến tranh, sản xuất công, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục …
- Sơn mài, tranh lụa, khắc gỗ, sơn dầu, màu bột, điêu khắc (xi măng, thạch cao, gỗ, đá…)
*Nhóm 1: Chất liệu lấy từ nhựa cây Sơn ở vùng đồi trung du Phú Thọ, là chất liệu truyền thống, quan trọng. Các tác giả, tác phẩm như: Nông dân đấu tranh chống thuế 1960 (Nguyễn Tư Nghiêm), Qua bản cũ 1957 (Lê Quốc Lộc), Trái tim và nòng súng 1963 (Huỳnh Văn Gấm)…
*Nhóm 2: Chất liệu dễ kiếm do tơ lụa có nguồn gốc trong nước. Các tác giả, tác phẩm như: Con đọc bầm nghe 1955 (Trần Văn Cẩn), Hành quân mưa 1958 (Phan Thông), Ngày mùa 1960 (Nguyễn Tiến Chung) …
*Nhóm 3: Chất liệu trong nước, dễ kiếm, dễ sử dụng. Các tác giả, tác phẩm như: Ngày chủ nhật 1960 (Nguyễn Tiến Chung), Ba thế hệ 1970 (Hoàng Trầm), Hai ông cháu 1966 (Huy Oánh)…
*Nhóm 4: Chất liệu ngoại nhập nên giá thành cao. Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu như: Ngày mùa 1954 (Dương Bích Liên), Cảnh nông thôn 1958 (Lưu Văn Sìn), Nữ dân quân miền biển 1960 (Trần Văn Cẩn)…
*Nhóm 5: Chất liệu gọn, nhẹ, đơn giản, dễ sử dụng và được sử dụng nhiều. Tác giả, tác phẩm như: Đền voi phục 1957 (Văn Giáo), Một xóm ngoại thành 1961 (Nguyễn Tiến Chung), Ao làng 1963 (Phan Thị Hà)…
*Nhóm 6: Chất liệu dễ kiếm như: Gò kim loại, Tượng bằng thạch cao, xi măng, đồng…Tiêu biểu như: Nắm đất miền nam 1955 (Phạm Xuân Thi), Tượng Võ Thị Sáu 1956 (Diệp Minh Châu), Vót chông 1968 (Phạm Mười)… 
4.Củng cố:
- GV cho HS nhắc lại kiến thức bài học. Nhận xét về tinh thần học tập của cả lớp. Đồng thời tuyên dương những cá nhân có tinh thần học tập tốt, những nhóm thảo luận tích cực và sôi nổi.
5. DÆn dß:
- Về nhà học bài theo câu hỏi trong SGK/108. 
- Chuẩn bị và đọc trước bài mới Mét sè t¸c gi¶, t¸c phÈm tiªu biÓu cña mü thuËt ViÖt Nam giai ®äan 1954- 1975
- S­u tÇm c¸c t¸c phÈm vÒ giai ®o¹n 1954-1975 vµ c¸c t­ liÖu vÒ c¸c häa sÜ tiªu biÓu.
**********³³³**********
 Phï Hãa, ngµy 04 th¸ng 11 n¨m 2013
 Tæ chuyªn m«n
 TT. Hoµng TiÕn Lùc
TiÕt 13 - Bµi 14 Ngµy so¹n: 09/11/2013
Thường thức mỹ thuật Ngµy d¹y: 14/11/2013
Mét sè t¸c gi¶, t¸c phÈm tiªu biÓu cña 
mü thuËt ViÖt Nam giai ®o¹n 1954 - 1975
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được thân thế, sự nghiệp và đặc điểm về phong cách sáng tác một số tác phẩm tiêu biểu của một số họa sĩ nổi tiếng giai đoạn này.
	2. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử, phân biệt được đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của những chất liệu trong sáng tác.
	3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: 
- Nghiên cứu nội dung bài học trong sgk
- Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật giai đoạn 1954-1975.
	2. Học sinh: 
- Đọc trước bài
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan.
 3. Phương pháp dạy học - Thuyết trình, trực quan, vấn đáp.
III. TIỀN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1. Ổn định.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về họa sĩ Trần Văn Cẩn và tác phẩm “Tát nước đồng chiêm”.
- Nêu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Trần Văn Cẩn?
- Em hiểu gì về tác phẩm “Tát nước đồng chiêm” của họa sĩ Trần Văn Cẩn?
- GV cho HS trình bày ý kiến của mình. 
- GV tóm tắt lại và phân tích sâu hơn về hình thức thể hiện, chất liệu và nội dung của tác phẩm và ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
I. Họa sĩ Trần Văn Cẩn với bức tranh sơn mài “Tát nước đồng chiêm”.
- Ông sinh năm 1910, mất năm 1994 tại Kiến An - Hải Phòng. Tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương khóa 1931-1936. Trong CM tháng 8 và kháng chiến chống Pháp ông tham gia hoạt động trong hội văn hóa cứu quốc, làm việc ở chiến khu Việt Bắc và sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị.
- Bức tranh sơn mài “Tát nước đồng chiêm” được vẽ năm 1958 diễn tả một nhóm gồm 10 người, được chia làm 5 cặp đang tát nước nhịp nhàng như cảnh lễ hội. Người và cảnh vật hòa quyện vào nhau được thể hiện bằng màu sắc mạnh mẽ. Bức tranh ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của người nông dân lao động.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về họa sĩ Nguyễn Sáng và tác phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”.
- Nêu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Nguyễn Sáng?
- Em hiểu gì về tác phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của họa sĩ Nguyễn Sáng?
- GV cho HS trả lời theo ý hiểu của mình.
- GV tóm tắt lại và phân tích sâu hơn về hình thức thể hiện, chất liệu và nội dung của tác phẩm và ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
II. Họa sĩ Nguyễn Sáng với bức tranh sơn mài “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ”.
- Ông sinh năm 1923, mất năm 1988 tại Tiền Giang. Tốt nghiệp trường trung cấp MT Gia Định sau đó học tiếp CĐMT Đông Dương khóa 1941-1945. Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sôi nổi và sáng tác được nhiều tác phẩm nổi tiếng có ảnh hưởng lớn đến nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam. Tiêu biểu như: Giặc đốt làng tôi, thanh niên thành đồng, thiếu nữ và hoa sen … 
- Tác phẩm “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” diễn tả cảnh lễ kết nạp Đảng cho các đồng chí bị thương ngay tại chiến hào ngoài mặt trận. Với khối hình đơn giản, chắc khỏe, tác giả sử dụng gam màu nâu vàng diễn tả được khí thế rực lửa của cuộc đấu tranh và nói lên được chất hào hùng và lý tưởng cao đẹp của người Đảng viên.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu về họa sĩ Bùi Xuân Phái và các bức tranh vẽ về phố cổ Hà Nội.
- Nêu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Bùi Xuân Phái?
- Em hiểu gì về các bức tranh “Phố cổ Hà Nội” của họa sĩ Bùi Xuân Phái?
- GV cho HS trả lời theo ý hiểu của mình.
- GV tóm lại và phân tích sâu hơn về hình thức thể hiện, chất liệu và nội dung của tác phẩm và cho HS ghi bài.
- HS lắng nghe, ghi bài.
III. Họa sĩ Bùi Xuân Phái với các bức tranh về phố cổ Hà Nội.
- Ông sinh năm 1920, mất năm 1988 tại Quốc Oai - Hà Tây. Tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương khóa 1941-1945. Ơng tham gia hoạt động cách mạng rất tích cực. Sau cách mạng ông tham gia giảng dạy tại trường CĐMT Việt Nam và sáng tác.
- Phố cổ Hà Nội là đề tài luôn được ông say mê khám phá và sáng tạo. Những cảnh phố vắng, những mái tường rêu phong, đường nét xô lệch tạo cho người xem thêm yêu Hà Nội cổ kính. Phố cổ Hà Nội luôn có vị trí xứng đáng trong nền mỹ thuật đương đại Việt Nam.
4. Củng cố. 
- GV cho HS quan sát tranh của một số họa sĩ và yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về nội dung, chất liệu và hình thức thể hiện của tác phẩm
- Gv hệ thống lại nội dung bài học.
5. Dặn dò: 
- Xem lại nội dung bài học và trả lời các câu hỏi cuối bài
- Đọc trước bài mới “Tạo dáng và trang trí mặt nạ”
- Sưu tầm các loại mặt nạ
- Phác thảo chì về hình dáng của các mặt nạ
- Chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập.
**********³³³**********
 Phï Hãa, ngµy 11 th¸ng 11 n¨m 2013
 Tæ chuyªn m«n
 TT. Hoµng TiÕn Lùc
TiÕt 13 - Bµi 15 Ngµy so¹n: 16/11/2013
 Vẽ trang trí Ngµy d¹y: 21/11/2013
T¹o d¸ng vµ trang trÝ mÆt n¹ (TiÕt 1)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và phương pháp tạo dáng, trang trí mặt nạ cơ bản.
	2. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn hình dáng, sắp xếp hình mảng chặt chẽ, thể hiện đường nét, màu sắc hài hòa phù hợp tính cách của nhân vật.
	3. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, phát huy tính sáng tạo, cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của trang trí trong đời sống.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: 
- Nghiên cứu nội dung bài học trong sgk
- Một số mẫu mặt nạ và bài vẽ của HS năm trước.
	2. Học sinh: 
- Đọc trước bài
- Sưu tầm mặt nạ
- Chì, tẩy, màu, vở bài tập.
 3. Phương phá: - Thuyết trình, trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định
	2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- GV cho HS quan sát một số mẫu mặt nạ và yêu cầu HS nêu công dụng của mặt nạ trong cuộc sống.
- Cho HS nêu nhận xét về thể lọai, hình dáng và cách trang trí ở một số mặt nạ khác nhau.
- HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận và nêu những đặc điểm chính của mặt nạ.
- HS lắng nghe ghi bài.
I. Quan sát – nhận xét.
- Mặt nạ thường dùng để trang trí, biểu diễn, múa hát trong các ngày lễ, hội.
- Mặt nạ có nhiều hình dáng khác nhau, có thể là mặt người hoặc thú.
- Mặt nạ thường được cách điệu cao về hình mảng, màu sắc nhưng vẫn giữ được dáng vẻ thực.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS tạo dáng và trang trí mặt nạ. 
- Tìm dáng mặt nạ gồm có mấy bước? Là những bước nào?
- HS trả lời, GV nhận xét ghi bảng.
- HS lắng nghe, ghi bài.
II. Cách tạo dáng và trang trí mặt nạ.
1. Tạo dáng mặt nạ.
- Chọn loại nặt nạ.
- Tìm hình dáng chung.
- Kẻ chục đối xứng.
2. Tìm mảng hình trang trí.
- Chọn mảng hình trang trí mềm mại, uyển chuyển.
- Chọn mảng hình sắc nhọn,gãy gọn.
3. Vẽ màu.
- Vẽ màu cho phù hợp với nhân vật.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS Thực hành.
- GV theo sát, gợi mở về cách tạo dáng và tìm mảng hình trang trí cho HS.
- Quan sát, động viên HS làm bài tập. Chỉnh sửa lổi bố cục cho bài tập của HS.
- HS tập chung làm bài.
III. thực hành.
- Tạo dáng và trang trí mặt nạ theo ý thích.
	4. Củng cố.
- GV cho HS dán bài tập của nhóm trên bảng. Yêu cầu các nhóm nhận xét bài tập lẫn nhau.
- GV góp ý những bài tập chưa hòan chỉnh. Biểu dương những bài tập hoàn thành tốt.
5. Dặn dò: 
- Học sinh về nhà hoàn thành bài tập ở lớp. 
- Tiếp tục phác các hình dáng của mặt nạ
- Màu vẽ và các dụng cụ vẽ để tiết 2 vẽ màu. 
**********³³³**********
 Phï Hãa, ngµy 11 th¸ng 11 n¨m 2013
 Tæ chuyªn m«n
 TT. Hoµng TiÕn Lùc

File đính kèm:

  • doc14-.doc
Giáo án liên quan