Giáo án Mỹ thuật 8 - Lê Thị Hồng Hải - Bài 7: Vẽ tĩnh vật (Lọ và quả) (Tiết 1: Vẽ hình)

+ Em hãy cho biết lọ có đặc điểm gì?(Hình dáng, các bộ phận, màu sắc và chất liệu).

+ Vị trí của lọ và quả như thế nào?(Ở trước, ở sau, phần che khuất và khoảng cách).

+ Tỉ lệ và độ đậm nhạt của lọ so với quả (cao, thấp, đậm nhạt, )như thế nào?

- GV kết luận và yêu cầu HS ước lượng tỉ lệ của khung hình chung và khung hình riêng của từng mẫu vật.

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 8 - Lê Thị Hồng Hải - Bài 7: Vẽ tĩnh vật (Lọ và quả) (Tiết 1: Vẽ hình), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/04/2010
Ngày giảng: 08/04/2010
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY MỸ THUẬT 8
Bài 7: Vẽ theo mẫu
Vẽ tĩnh vật (Lọ và quả)
(Tiết 1 – Vẽ hình)
A. Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh biết được cách bày mẫu như thế nào là hợp lý.
- Kỹ năng: Học sinh biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.
- Thái độ: Học sinh hiểu và thấy được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật qua cách bố cục bài vẽ.
B. Chuẩn bị:
1. Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Mỹ thuật (Nguyễn Quốc Toản – NXB ĐHSP).
- Vẻ đẹp tranh tĩnh vật (NXB Mỹ thuật).
2. Đồ dùng dạy – học:
- Giáo viên:
+ Giáo án, Sách giáo viên.
+ Mẫu vẽ.
+ Tranh tĩnh vật của Họa sĩ và học sinh.
+ Hình minh họa cách vẽ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết, giấy vẽ, bút chì, tẩy…
3. Phương pháp dạy – học:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập.
- Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học khác.
C. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức lớp (1 -2’):
Kiểm tra sỹ số, đồ dùng học tập, giới thiệu người dự giảng.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1 – 2’): Tạo hứng thú cho học sinh bằng việc nói về vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
* Vào bài mới:
TG
Nội dung kiến thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5- 6’
I. Quan sát, nhận xét:
- Giới thiệu mẫu vẽ:
+ Mẫu vẽ gồm có một lọ bằng sành sứ và một số quả có hình dáng, màu sắc khác nhau.
+ Chọn lọ và quả để làm mẫu vẽ: đẹp về hình dáng, màu sắc và độ đậm nhạt.
- Cách bày mẫu vẽ: Bày mẫu vẽ sao cho:
+ Có độ đậm nhạt giữa lọ và quả.
+ Có khoảng cách hay phần che khuất giữa lọ và quả hợp lý.
+ Có vật mẫu ở trước, ở sau để tạo không gian.
Hoạt động 1:
- GV giới thiệu cho HS mẫu vẽ theo yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS cách bày mẫu vẽ:
+ GV gọi một HS lên bày mẫu vẽ, rồi hỏi một HS khác: Em có nhận xét gì về cách bày mẫu vẽ trên của bạn?
- GV gợi ý HS quan sát nhận xét:
+ Em hãy cho biết lọ có đặc điểm gì?(Hình dáng, các bộ phận, màu sắc và chất liệu).
+ Vị trí của lọ và quả như thế nào?(Ở trước, ở sau, phần che khuất và khoảng cách).
+ Tỉ lệ và độ đậm nhạt của lọ so với quả (cao, thấp, đậm nhạt,…)như thế nào? 
- GV kết luận và yêu cầu HS ước lượng tỉ lệ của khung hình chung và khung hình riêng của từng mẫu vật.
- GV cho HS xem một số tranh tĩnh vật của các họa sĩ và của HS vẽ.
Hoạt động 1:
- HS chú ý quan sát mẫu vẽ.
- Học sinh góp ý về cách bày mẫu.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Hoc sinh trả lời.
- Học sinh nghe giảng, kết hợp ghi bài.
- Học sinh quan sát.
6- 7’
II. Cách vẽ:
- Có 4 bước vẽ hình tĩnh vật lọ và quả:
+ Dựng khung hình chung và khung hình riêng của từng mẫu vật và vẽ trục.
+ Vẽ phác hình của mẫu bằng các nét thẳng.
+ Tìm và vẽ đặc điểm của mẫu.
+ Sửa hình chi tiết và hoàn chỉnh hình.
- Trong bài có thể xê dịch khoảng cách, vị trí mẫu vật sao cho bố cụ bài vẽ đẹp hơn mà vẫn giữ được đặc điểm của mẫu.
- Chú ý: Trong các bước vẽ, HS phải luôn nhìn mẫu để điều chỉnh tỷ lệ bộ phận, vẽ nét chi tiết cho sát với hình lọ, quả.
Hoạt động 2:
- GV hỏi HS: Em hãy cho biết các bước để vẽ hình tranh tĩnh vật “mẫu có nhiều đồ vật” đã được học? 
- GV cho HS xem tranh minh họa các bước vẽ và giảng chi tiết từng bước.
- GV gợi ý để HS tìm ra cách vẽ khung hình:
 Em hãy cho biết chiều cao từ điểm cao nhất của miệng lọ đến điểm thấp nhất của quả so với chiều ngang rộng nhất từ trái qua phải của cả lọ và quả có khung hình như thế nào?
- GV vẽ phác lên bảng vài ba khung hình(có đúng, sai) rồi gọi HS nhận xét.
- GV gợi ý để HS ước lượng khung hình của lọ và quả, so sánh với khung hình chung, đối chiếu theo chiều ngang,dọc để có tỷ lệ đúng.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu để ước lượng tỷ lệ các bộ phận.
Hoạt động 2:
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh quan sát, chú ý nghe giảng và ghi bài.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh nghe giảng, tập trung tư duy.
- Học sinh quan sát, kết hợp nghe giảng.
18-20’
III. Luyện tập:
 Học sinh vẽ bài trên khổ giấy A3. Chú ý:
- Cách ước lượng tỷ lệ và vẽ khung hình.
- Cách xác định tỷ lệ bộ phận.
- Cách vẽ nét, vẽ hình: nét vẽ có đậm nhạt, hình tả được đặc điểm của mẫu.
Hoạt động 3:
- Giáo viên quan sát chung, nhắc nhở HS làm bài, có thể bổ sung một số kiến thức nếu thấy HS chưa rõ.
- GV chỉ ra những đặc điểm ở mẫu khi nhận xét, góp ý bài vẽ của HS. Đồng thời yêu cầu HS quan sát mẫu để điều chỉnh, sửa chữa bài vẽ của mình. 
Hoạt động 3:
- Học sinh quan sát mẫu và vẽ theo cảm nhận của mình.
- HS đối chiếu bài vẽ với mẫu và điều chỉnh khi GV góp ý.
- HS hoàn thành bài vẽ.
4-5’
IV. Đánh giá, nhận xét:
 Tiêu chí:
- Tỷ lệ khung hình chung và riêng.
- Bố cục bài vẽ: Hình vẽ và khoảng trống của trang giấy.
- Hình vẽ (tả được đặc điểm của lọ và quả).
- Nét vẽ: Có đậm, có nhạt.
Hoạt động 4:
- GV chọn một số bài vẽ đạt và chưa đạt của HS để treo lên bảng.
- GV hỏi HS: Em có nhận xét gì về những bài trên? Bài nào theo em là đạt nhất? Tại sao?
- GV bổ sung và củng cố về cách vẽ hình. GV động viên khích lệ HS.
Hoạt động 4:
- Học sinh quan sát.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh nghe giảng.
* Củng cố, dặn dò (2 – 3’):
- Giáo viên củng cố kiến thức vừa học.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị đồ dùng cho bài sau: Bài 8: Vẽ tĩnh vật (lọ và quả) – Tiết 2:Vẽ màu.
- Giáo viên nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docLop 8 Bai 7.doc