Giáo án Mỹ thuật 8 bài 22: Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương tây từ cuối XIX đến XX

Trường phái dã thú:

- Các họa sĩ có sự cách tân về màu sắc một cách triệt để.

- Tranh của họ không diễn tả khối, không vờn sáng tối mà chỉ còn những mảng màu nguyên sắc gây gắt, những đường viền mạnh bạo, dứt khoát.

 Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Những chiếc đĩa và trái cây - Matitxơ, Vơlamanh, Vanđônghen

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2828 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mỹ thuật 8 bài 22: Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật hiện đại phương tây từ cuối XIX đến XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 22	 NS : 9-1-2015
 Tiết : 22	THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT	ND : 13-1-2015
 Bài : 22 SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT HIỆN ĐẠI 
 PHƯƠNG TÂY TỪ CUỐI XIX ĐẾN XX
 I/ Mục tiêu bài học:
¯ KT : HS hiểu sơ lược về giai đoạn phát triển của MT hiện đại phương Tây
¯ KN : - Biết và trình bày được cơ bản, sơ lược về sự ra đời, đặc điểm của một số trường phái hội họa hiện đại như: Ấn tượng, Dã thú, Lập thể
 - Nhớ, kể được tên họa sĩ và bức tranh tiêu biểu đặc trưng cho trường phái hội họa AT, DT, LT
¯ TĐ : HS thấy được sự phong phú của các trường phái hội họa, thích tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh của các họa sĩ và tác phẩm tiêu biểu của 3 trường phái đã học.
II/ Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy- học:
¯ GV:
- Bộ ĐDDH MT 8
- Tranh, ảnh về giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến đầu XX
¯ HS:
- Sưu tầm tranh, ảnh giai đoạn này
2/ Phương pháp dạy- học:
- Nhóm, trực quan, vấn đáp, thuyết trình.
III/ Tiến trình dạy – học:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số
2/ Bài cũ: Nhận xét bài cũ của HS
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/ Tiến trình dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐDTBDH
Hoạt động 1-2-3
Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về một số 
trường phái hội họa phương Tây cuối XIX đến đầu XX
- GV chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu bài tập và yêu cầu các nhóm làm việc trong 7 phút, sau đó cử đại diện thuyết trình.
¯ Nhóm 1: Trường phái ấn tượng
1) Tại sao lại gọi là trường phái ấn tượng?
2) Đặc điểm của trường phái hội họa này?
3) Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái này?
¯ Nhóm 2: Trường phái dã thú
- Câu hỏi tương tự như nhóm 1
¯ Nhóm 3: Trường phái lập thể
- Câu hỏi tương tự nhóm 1
- Các nhóm trình bày xong, GV bổ sung, phân tích sâu hơn về các trường phái, đặt câu hỏi:
4) Em hãy cho biết đặc điểm chung của 3 trường phái hội họa này?
- HS trả lời, trên cơ sở đó, GV kết luận lại.
I/ Sơ lược về một số trường phái mĩ thuật
1 - Trường phái Ấn tượng: 
- Các họa sĩ không chấp nhận lối vẽ kinh điển, họ muốn đưa cảnh vật và thiên nhiên vào tranh của mình.
- Chú trọng đến không gian, ánh sáng và màu sắc trong tranh.
¯ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Ấn tượng mặt trời mọc - Mônê, Ngôi sao - Đờ ga, Rơnoa, Sinhắc, Gôganh, Vangốc.
2 - Trường phái dã thú:
- Các họa sĩ có sự cách tân về màu sắc một cách triệt để.
- Tranh của họ không diễn tả khối, không vờn sáng tối mà chỉ còn những mảng màu nguyên sắc gây gắt, những đường viền mạnh bạo, dứt khoát. 
¯ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Những chiếc đĩa và trái cây - Matitxơ, Vơlamanh, Vanđônghen
3 - Trường phái lập thể
- Các họa sĩ đi tìm cách diễn tả mới, không lệ thuộc vào đối tượng miêu tả.
- Diễn tả tất cả: cảnh vật, nhà cửa, con ngườitrên cơ sở những hình kỉ hà, những khối hình học.
¯ Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Những cô gái Avinhông - Picátxô, Nuy - Brắccơ
- Treo 2 tranh của trường phái ấn tượng.
- Treo 2 tranh của trường phái dã thú
-Treo 2 tranh của trường phái lập thể
4/ Củng cố:
- GV đặt câu hỏi:
5) Em hãy kể tên một số họa sĩ tiêu biểu của các trường phái: ấn tượng, dã thú, lập thể?
6) Nêu một số đặc điểm riêng của trường phái:ấn tượng, dã thú, lập thể
- HS trả lời, Gv bổ sung và chốt lại lần nữa.
5/ Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết có liên quan đến bài.
- Chuẩn bị bài sau
6/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc8T 22.doc
Giáo án liên quan